Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn tọa lạc ở phía Tây Hồ Tây, thuộc phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm Hà Nội. Đây là một trong những khu đô thị hàng đầu của thủ đô, do tổng công ty xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư. Tổng diện tích 62,8 ha, quy mô dân số vào khoảng 9.700 người. Mục tiêu của khu đô thị là đầu tư, triển khai các dự án nhằm đáp ứng kịp thời và hiệu quả nhu cầu về trụ sở làm việc, nhà ở, các công trình khác cho các đại sứ quán các nước tại Việt Nam, văn phòng các cơ quan đại diện, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc tại Hà Nội, góp phần phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước nước trong thời kỳ hội nhập toan diện với khu vực và trên thế giới.
Đồng thời việc xây dựng và phát triển Khu Ngoại Giao Đoàn thành khu đô thị mới có bản sắc, đồng bộ các công trình kiến trúc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế, có điều kiện làm việc, sinh hoạt và môi trường chất lượng cao; nâng cao điều kiện về môi trường ở, làm việc và sinh hoạt của người dân thủ đô. Hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan của khu đô thị gắn kết hài hòa với tổng thể chung tại khu vực phát triển phía Tây Hồ Tây.
I. THÔNG TIN CHUNG
- Chủ đầu tư: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp)
- Tổng vốn đầu tư: 1.300 tỷ đồng.
- Quy mô: 62,8 ha,
+ Trong đó: 13,5ha xây dựng nhà ở cao tầng,
+ 20.2954m2 là đất cơ quan, trụ sở đại sứ quán, các tổ chức quốc tế
+ 29 ha là các công trình xã hội.
II. PHÁP LÝ
Các văn bản pháp luật liên quan đến việc triển khai khu Ngoại Giao Đoàn Hà Nội:
- Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 11/4/2001 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu Đoàn ngoại giao tại thành phố Hà Nội.
- Công văn 1983/TTg-CN ngày 4/12/2006 v/v điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu Đoàn Ngoại Giao tại Tp Hà Nội.
- Quyết định số 1783/QĐ-BXD ngày 16/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chế thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư xây dựng các công trình khu đoàn ngoại giao tại Thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 46/QĐ-UB ngày 10/4/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu Đoàn Ngoại Giao tại Hà Nội, tỷ lệ 1/500.
- Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 10/4/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành điều lệ Quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội, tỷ lệ 1/500.
- Quyết định số 368/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Đoàn Ngoại Giao tại Hà Nội.
- Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND Thành Phố Hà Nội về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Đoàn Ngoại Giao tại Hà Nội.
- Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 3/7/2015 phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tại các lô đất ký hiệu BT1, BT2, BT3, BT4, BT5, BT6 thuộc đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Đoàn ngoại giao tại thành phố Hà Nội.
III. Ý TƯỞNG QUY HOẠCH
Sự liên kết giữa dự án với các khu vực hiện hữu trong hoàn cảnh hiện tại và tương lai. Dự án quy hoạch được nhìn nhận như một sự chuyển tiếp hài hòa cân đối giữa một bên là làng Xuân Đỉnh hiện hữu và một bên là dự án đô thị mới Tây Hồ Tây đang được triển khai. Trong bối cảnh siêu đô thị Hà Nội đang lớn mạnh, dự án này tạo ra liên kết cần thiết giữa hai khu đô thị này và giữa các cấu trúc đô thị mới và quá khứ. Tầm quan trọng của cảnh quan trong việc tạo ra các thảm xanh rộng lớn, mạng lưới các không gian công cộng, bảo tồn hệ thống mặt nước hiện hữu, bố trí và định hướng các công trình có tính đến chiếu sáng và thông gió tự nhiên. Công trình được thiết kế để tận dụng tốt nhất chiếu sáng và thông gió tự nhiên, cho phép giảm tiêu thụ chiếu sáng nhân tạo và điều hòa không khí. Tạo cho khu đô thị những giá trị phát triển bền vững.
IV. VỊ TRÍ
- Phía bắc giáp làng Xuân Đỉnh
- Phía nam giáp với đường quy hoạch 60m và khu đô thị Starlake
- Phía Đông giáp với khu tập thể Quân đội
- Phía tây giáp đường quy hoạch 40m và Công viên Hòa Binh
- Dự án này giao thoa với các tuyến phố huyết mạch của Hà Nội như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Huyên, Lạc Long Quân, Vó Chí Công, Hoàng Quốc Việt. Đây là yếu tố giúp kết nối cư dân của khu đô tơn, thị này nhanh hơn, tiện lợi hơn với các tuyến phố huyết mạch vào khu vực trung tâm HàNội.
- Phong thủy của khu đô thị Ngoại Giao Đoàn cực đẹp:
Đây được coi là huyệt Phong Thủy của Hà Nội, nằm trên trục Hồ Tây – Ba Vì. Nơi đây luôn được mệnh danh là hồn cốt của xứ Thăng Long rồng bay, Hồ Tây ngoài vẻ đẹp kiêu hãnh với danh vị “Danh thắng đệ nhất kinh kỳ” còn là nơi linh khí hội tụ, phong thủy hanh thông, cuộc sống thình vượng.
Được bao bọc bởi hệ thống sông, hồ và các công viên đã giúp khu Ngoại Giao Đoàn trở thành một trong số ít khu đô thị tại Việt Nam tạo dựng được một không gian mở mà con người và thiên nhiên luôn được giao hòa cùng nhau.
V. QUY HOẠCH – KIẾN TRÚC
1. Quy hoạch sử dụng đất:
Tổng diện tích đất khu đô thị Ngoại Giao Đoàn: 627.000m2.
Bao gồm 23 tòa chung cư; 8 khu biệt thự (168 căn biệt thự); 13 đại sứ quán các nước; 6 tòa nhà cao tầng dành làm trụ sở các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện quốc tế và các tổ chức phi chính phủ; 2 trường học các cấp, 2 nhà trẻ, mẫu giáo; 5 khu công cộng, dịch vụ&TM; 1 hồ điều hòa; 2 trung tâm TDTT; 2 bãi đỗ xe, ….
2. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cụ thể như sau:
- Khu A: Đất xây dựng trụ sở đại sứ quán, trụ sở cơ quan đại diện và tổ chức quốc tế có tổng diện tích là 20.295m2, chiếm tỷ lệ 32,37%. Bao gồm các lô đất chức năng sau:
+ Đất xây dựng các đại sứ quán: gồm các lô đất ký hiệu SQ1, SQ2, SQ3. Diện tích khu đất 94.110m2; tầng cao trung bình: 3 tầng, mật độ xây dựng 31,75%.
+ Đất xây dựng các tổ chức quốc tế: Lô đất ký hiệu QT có diện tích đất 33.943m2 và có chức năng trụ sở làm việc các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: tầng cao phần đế 5 tầng, tầng cao trung bình 11,8 tầng, mật độ xây dựng phần đế 55%, mật độ xây dựng phần tháp 25%.
+ Đất xây dựng nhà ở biệt thư: Lô đất ký hiệu BT bao gồm 6 lô đất có ký hiệu BT1, BT2, BT3, BT4, BT5, BT6 và tổng diện tích đất 55.721 m2. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: tầng cao trung bình 3 tầng, mật độ xây dựng 40%.
+ Đất xây dựng nhà ở cao tầng Đoàn Ngoại Giao: Lô đất ký hiệu N01-NG, N02-NG có tổng diện tích 10.015m2 với chức năng nhà ở cao tầng. Các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: tầng cao trung bình 15 tầng, mật độ xây dựng là 30%.
+ Đất công trình công cộng: Lô đất ký hiệu CCI có điệnt ích 5.384m2 và chức năng công trình công cộng. tầng cao trung bình 9 tầng, mật độ xây dựng 20,5%.
Đất bãi đổ xe: Lô đất có ký hiệu P1 có diện tích 3.781m2 và chức năng bãi đỗ xe công cộng.
- Khu B: Đất xây dựng nhà ở cao tầng có tổng diện tích là 135.103m2 bao gồm các lô đất chức năng sau:
Đất xây dựng nhà ở cao tầng:
+ N01: Diện tích 34.590m2. Tầng cao trung bình 28,1 tầng, mật độ xây dựng 42%.
+ N02: Diện tích 10.821m2 tầng cao trung bình 20,1 tầng, mật độ xây dựng 33,1%.
+ N03: Có diện tích 34.883m2. tầng cao trung bình 22,8 tầng, mật độ xây dựng 33,4%.
+ N04 gồm: Khu nhà ở công vụ của các cơ quan trung ương tại Hà Nội xây dựng trên lô đất có diện tích 21.501,2m2 trong đó, N04A: Diện tích 7.224,8m2, tầng cao trung bình 19 tầng, mật độ xây dựng phần đế là 35%, mật độ xây dựng phần tháp là 28%, có 2 tầng hầm. N04B: diện tích đất 6.035,8m2, tầng cao trung bình 28 tầng, mật độ xây dựng 39,9%.
- Khu C: Khu đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có tổng diện tích là 288.943m2 bao gồm các lô đất chức năng sau:
+ Đất công trình công cộng dịch vụ: 22.051m2
+ Đất cây xanh, thể thao: 35.192m2
+ Đất hồ nước: 23.039m2
+ Đất xây dựng công trình nhà trẻ, mẫu giáo: 13.816 m2
+ Đất xây dựng các công trình kỹ thuật đầu mối: 9.192m2
+ Đất dành cho bãi đỗ xe: Lô đất ký hiệu P2 có diện tích 2.409m2
+ Đất giao thông: diện tích 183.244m2
VI. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KHU ĐÔ THỊ
- Khu ngoại giao đoàn có vị trí trong khu vực phát triển đô thị phía Tây Thành phố Hà Nội, phía Nam giáp với khu vực Trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây và các tuyến đường Thành phố có mặt cắt ngang lớn (60,5m và 40m).
Do vậy, định hướng phát triển không gian của khu ngoại giao đoàn nhằm hài hòa, gắn kết với không gian kiến trúc cảnh quan với các khu chức năng đô thị đang triển khai tại khu vực này. Tại các ô đất quy hoạch trụ sở cơ quan đại diện và các tổ chức quốc tế, khu nhà cao tầng tại vị trí phía Nam, dự kiến bố trí tổ hợp các công trình cao tầng có kiến trúc hiện đại, dọc theo các tuyến đường quy hoạch 60,5m giáp với khu vực Khu trung tâm đô thị tây Hồ Tây với tuyến đường 40m chạy phía Đông Khu đất dự án nhằm tạo được các trục không gian chủ đạo theo hướng Đông – Tây và Bắc – Nam, đồng thời tạo sự chuyển tiếp và liên hệ tốt với dự án khu vực trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Điểm nhấn kiến trúc khu ngoại giao đoàn là tổ hợp khối công trình cao 45 tầng, bố trí khu vực quảng trường kề cận với góc ngã tư của hai tuyến đường quy hoạch phía Đông Nam dự án, đây là vị trí kết nối với dự án trung tâm khu đô thị tây hồ tây, nhằm tạo được hình ảnh đặc trưng cho dự án khu ngoại giao đoàn.
- Các khu công công, trường học, câu lạc bộ TDTT… được bố trí tại các vị trí trung tâm của khu dự án, tạo được không gian gắn kết hài hòa với các khu cây xanh, hồ nước và môi trường xung quanh, đảm bảo bán kính phục vụ nhu cầu sinh hoạt công cộng, học tập, vui chơi giải trí và cho cả khu vực.
- Các công trình trụ sở đại sứ quán và nhà ở biệt thự (cao 3 tầng) được bố trí tại khu vực phía bắc, có mật độ xây dựng thấp với giải pháp quy hoạch tạo không gian cây xanh, sân vườn…đảm bảo các yêu cầu đặc thù về công năng sử dụng, đặc trưng kiến trúc của từng đại sứ quán và yêu cầu an ninh cho các hoạt động trong khu vực ngoại giao đoàn. Đồng thời có sự chuyển tiếp và kết nối không gian liên tục với khu dân cư hiện có kề cận.
- Các công trình nhà trẻ, mẫu giáo, trường học cao 2-3 tầng được bố trí gần 2 cụm nhà ở đảm bảo bán kính phục vụ, thuận tiện cho việc đưa đón các cháu.
- Khu công viên cây xanh, hồ điều hòa…bố trí ở khu vực trung tâm của khu đô thị. Tại khu vực này chủ yếu trồng cây xanh, vườn hoa…kết hợp với không gian hồ nước và các công trình công cộng thấp tầng có mật độ xây dựng thấp, tạo nên không gian thoáng, cải thiện điều kiện khí hậu và tạo môi trường sống có chất lượng cao cho các khu đô thị cao.
- Các tuyến đường quy hoạch và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị (khu kỹ thuật đầu mối, bãi đỗ xe…) được xây dựng tuân thủ quy hoạch chi tiết đã được duyệt và có giải pháp bố trí hài hòa về kiến trúc cảnh quan trong khu đô thị.
VII. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG:
Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đã xây dựng được 60% các hạng mục các công trình, gồm:
- Chung cư cao tầng: 23/23 tòa đã được xây dựng, trong đó có 20 tòa đi vào hoạt động, 01 tòa đang hoan thiện nội thất, 02 tòa đang xây dựng phần thô.
- Khu biệt thự thấp tầng: 152 căn biệt thự và các biệt thự công vụ đã được xây dựng, bàn giao cho cư dân.
- Đại sứ quán: 01 đại sứ quán đã đi vào hoạt động.
- Công viên: 01 công viên đã được xây dựng
- Bãi đỗ xe: 01 bãi đỗ xe đang đợi nghiệm thu
- Tuyến đường giao thông: 27 tuyến đường đã được đưa vào sử dụng, một số tuyến đường vẫn tiếp tục thi công.
Còn các hạng mục chưa thi công: đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, bãi để xe, trường học….
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHU ĐÔ THỊ NGOẠI GIAO ĐOÀN
Thứ nhất: Vị trí đắc địa
Nằm trên nhiều tuyến đường huyết mạch thủ đô điển hình như đường Tây Thăng Long, đường Nguyễn Văn Huyên, Đỗ Nhuận, kết nối với các tuyến đường Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng thuận lợi, sử dụng được nhiều loại hình vận tải, việc di chuyển tới mọi nơi ở thủ đô luôn là điều dễ dàng đối với cư dân Ngoại Giao Đoàn. Khu đô thị nằm cách không xa trung tâm Ba Đình vào khoảng 7km.
Thứ hai: Phong thủy hanh thông:
Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn nằm trong khu vực Tây Hồ Tây, nơi có phong thủy hanh thông, đầu rồng vượng khí. Nơi được lựa chọn làm trung tâm hành chính mới, trung tâm ngoại giao mới của Việt Nam.
Thứ ba: Khu đô thị hiện đại:
Với những tiện ích hạ tầng đồng bộ, sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan, các tổ chức, cơ quan quốc tế, và khu dân cư đã làm cho khu đô thị Ngoại Giao Đoàn là một trong những khu đô thị hiện đại bậc nhất, là khu đô thị đáng sống nhất của thủ đô.
Thứ tư: Liên kết chuỗi đô thị
Ngoại Giao Đoàn, Tây Hồ Tây, Nam Thăng Long, Nghĩa Đô, Thành Phố Giao Lưu, Resco, Bắc Cổ Nhuế được liên kết với nhau thành chuỗi đô thị hiện đại. Đây là những siêu dự án lớn nhất Hà Nội sẽ tạo được sức hút với những đại gia, những người thành đạt về đầu tư, an cư.
Thứ năm: Là khu đô thị đã đi vào hoạt động.
So với các khu đô thị khác thì Ngoại Giao Đoàn là khu được cư dân vào ở đông nhất, còn một số hạng mục đang được xây dựng nhưng về cơ bản hạ tầng đã được đảm bảo, các cộng đồng dân cư đã được hình thành, cộng đồng dân cư đã đi vào hoạt động.
Thứ sáu: Quy hoạch đồng bộ
Khu vực Tây Hồ Tây được quy hoạch để phát triển dòng bất động sản cao cấp tạo điểm nhấn cho Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế, cùng với đó là 08 bộ, 13 đại sứ quán các nước sẽ đặt trụ sở tại đây là lợi thế vô cùng lớn. Nhờ những yếu tố này mà hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội sẽ được ưu tiên đầu tư phát triển sớm làm tiền đề để các dự án dân sinh đi vào hoạt động.
Thứ sáu: Tiềm năng đâu tư
Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn với vị trí đắc địa, quy hoạch đồng bộ, hiện đại nằm ở trung tâm sự phát triển Tây Hồ Tây nên sẽ có giá trị đầu tư rất lớn, các sản phẩm biệt thự, shophouse, chung cư đều có khả năng mang lại lợi nhuận rất lớn. Đây cũng là tiền đề để khu đô thị có bước tăng trưởng vượt bậc.
Thứ bảy: Cộng đồng dân cư văn minh, nền tảng để tạo nên giá trị văn hóa mới của thủ đô.
Đất địa linh sẽ kén nhân kiệt, Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn xứng đáng là khu đô thị đáng sống bậc nhất, nhưng để hình thành những nét văn hóa, đặc trưng cho khu thì nơi đây là nôi thuận lợi để sản sinh ra những giá trị mới cho khu dân cư kiểu mẫu của thủ đô.
Thứ tám: Thời gian vàng đi vào vận hành:
Cụm từ con đường đau khổ, khu đô thị không có đường đi là câu chuyện quá khứ khi các công trình giao thông như đường Nguyễn Văn Huyên đã thông tuyến, đường cầu cạn Phạm Văn Đồng chuẩn bị khanh thành, 28 tuyến đường trong khu đô thị Ngoại Giao Đoàn đã được bàn giao cho địa phương….đều đã mở cửa để Ngoại Giao Đoàn kết nối với bên ngoài thuận lợi.