Chính thức thông tuyến đường trên cao Phạm Văn Đồng 11/10/2020

Đăng bởi Phạm Ngọc Hoàng vào lúc 11/10/2020

Tuyến cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long được khởi công từ tháng 5.2018 có quy mô đường cao tốc thiết kế 80-100km/h, có chiều dài 5,3km tổng mức đầu tư lên đến 5.343 tỷ đồng, nguồn vốn vay từ ODA Nhật Bản gồm 2 gói thầu gói số 1 Mai Dịch – Cổ Nhuế do liên doanh nhà thầu công ty xây dựng Sumitomo Mitsui và công ty CP tập đoan Cienco 4 thi công, gói số 2 xây dựng từ Cổ Nhuế - Nam Thăng Long được thực hiện bởi công ty TNHH xây dựng Tokyu và tập đoan Taisei.tuyến đường đang lưu thông khá tốt

Ngày 11/10/2020, Bộ Giao thông vận tải sẽ tổ chức thông xe tuyến đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long góp phần hoan thiện tuyến đường trên cao đường vanh đai 3 Hà Nội từ Pháp Vân đến cầu Thăng Long.

Sau khi phần cầu chính được thông xe, các nhà thầu tiếp tục thi công 6 nhánh lên xuống của tuyến đường trên cao, dự kiến hoan thành vào cuối tháng 12/2020 để khai thác đồng bộ cầu Thăng Long đang được sửa chữa.

Tuyến đường khi thông xe sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và Hà Nội.

Trước hết tuyến đường này cùng với cây cầu vượt của đường Nguyễn Văn Huyên qua đường Phạm Văn Đồng và đường Đỗ Nhuận ra Xuân La đã góp phần định hình khung giao thông cho khu vực Tây Hồ Tây và Thủ đô Hà Nội. Đây là tiền đề đầu tiên cho sự phát triển các giá trị tiếp theo.

Thứ hai: Tuyến đường đi vào hoan thiện góp phần giải quyết ùn tắc giao thông, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Đường Phạm Văn Đồng luôn được xem là điểm đen về giao thông của Hà Nội, những cụm từ con đường đau khổ thường xuyên xuất hiện trên các mặt báo trước đây. Cuối năm 2019 tuyến đường đã thông xe 08 làn đường bên dưới, ngày 11/10/2020 thông xe 04 làn đường bên trên đã góp phần giải quyết triệt để vấn nạn này. Đồng thời cũng là bước tiến dài khi hoan thiện toan tuyến cầu cạn từ Pháp Vân đến cấu Thăng Long dài hơn 8km kết nối thuận tiện cho khu vực và các tỉnh phía Nam Hà Nội với các khu vực, các tỉnh phía Bắc Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài.

Thứ ba: Khi tuyến đường hoan thành sẽ giảm tải cho các tuyến đường chính khác như Võ Chí Công. Gần đây khi đường trên cao Phạm Văn Đồng đang thi công, cầu Thăng Long đang sửa chữa thì lưu lượng phương tiện giao thông đi lại trên đường Võ Chí Công và cầu Nhật Tân tăng cao gây khó khăn cho đi lại. Cầu trên cao Phạm Văn Đồng và cầu Thăng Long đi vào hoạt động vào tháng 12/2020 sẽ hoan thiện về hạ tầng giao thông khu vực, điều tiết được giao thông tốt hơn.

Thứ tư: Là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Giao thông phải đi trước và phải đáp ứng được kịp thời với sự phát triển của kinh tế - xã hội vì vậy tuyến đường trên cao Phạm Văn Đồng đi vào hoạt động phải nói là rất đung thời điểm vì tốc độ phát triển của khu vực đang lên rất cao, các cụm từ một năm bằng nhiều năm về trước hay thay da đổi thịt hay bùng nổ đang liên tục được sử dụng đối với sự phát triển của Tây Hồ Tây. Không những thế, tuyến đường còn là một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh việc hình thành nên trung tâm hành chính, ngoại giao cho khu vực theo đung quy hoạch. Giao thông là điểm đầu là khâu then chốt để thực hiện các giai đoạn tiếp theo.

Vùng đất đáng sống, Trung tâm của sự phát triển, vùng đất tiềm năng….có trở thành hiện thực hay không phải phụ thuộc vào hạ tầng giao thông có phát triển theo kịp hay không? Tây Hồ Tây đã hội tụ đủ các yếu tố để vườn tầm khẳng định được vị thế của mình. Các cong trình tiêu biểu, các dự án dân sinh sẽ tiếp nối nhau được đầu tư, đường trên cao Phạm Văn Đồng tự hào góp phần vào sự phát triển chung đó.

 

Tags : thông tin quy hoạch, tiến độ hạ tầng
popup

Số lượng:

Tổng tiền: