Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km2, rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền. Đường bờ biển dài trên 3.260km. Trên vùng biển của nước ta có 48 vũng, vịnh, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ. Về tổ chức hành chính, Việt Nam có 12 huyện đảo.
Trong quy hoạch tổng thể Quốc gia đã đưa ra định hướng phát triển không gian biển cụ thể:
- Phạm vi không gian biển bao gồm vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn. Phát triển đột phá các ngành kinh tế biển, nhất là các ngành du lịch, dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản khác; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.
- Vùng biển được phân thành các chức năng bảo vệ, bảo tồn, phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh và quản lý sử dụng theo các vùng cấm khai thác, khai thác có điều kiện, khuyến khích phát triển đối với các ngành kinh tế biển và vùng cần bảo vệ đặc biệt cho quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái.
- Vùng cấm khai thác bao gồm: khu vực dành riêng cho hoạt động quốc phòng, an ninh kết hợp với kinh tế và khu vực hoạt động kinh tế kết hợp với quốc phòng, an ninh; phân khu dịch vụ - hành chính và vùng đệm của khu bảo tồn biển.
- Khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái bao gồm: khu vực quan trọng đối với mục đích quốc phòng, an ninh cần bảo vệ đặc biệt; phân khu phục hồi hệ sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính và vùng đệm của khu bảo tồn; các vùng thuộc khu vực khai thác có điều kiện, khu vực khuyến khích phát triển nhưng có nhạy cảm về môi trường, dễ bị tổn thương do tác động của con người, thiên tai, biến đổi khí hậu; khu vực có các loài sinh vật, các sinh cảnh như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn có nguy cơ bị phá hủy, suy thoái và các hệ sinh thái có giá trị cao, quan trọng khác.
- Khu vực khuyến khích phát triển là vùng biển còn lại không bao gồm vùng cấm khai thác, vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái.
- Định hướng theo các vùng biển và ven biển.
+ Phát triền các vùng biển và ven biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, bản sắc văn hóa, tính đa dạng của hệ sinh thái. Phát triển hành lang giao thông đường bộ ven biển, khu đô thị ven biển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, làm cơ sở phát triển các hoạt động kinh tế biển.
+ Vùng biển và ven biển phía Bắc (Quảng Ninh – Ninh Bình): tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới. Phát triển một số ngành công nghiệp biển có lợi thế gắn với các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển.
+ Vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa – Bình Thuận): tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ. Cơ cấu lại khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá, bảo đảm bền vững và hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế ven biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế. Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, nhất là cảng biển chuyên dụng gắn với các khu kinh tế, khu công nghiệp.
+ Vùng biển và ven biển Đông Nam Bộ (Bà Rịa – Vũng Tàu – TP Hồ Chí Minh): tập trung phát triển cảng Cái Mép – Thị Vải thực sự trở thành cảng trung chuyển quốc tế, gắn với hành lang kinh tế xuyên Á. Phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ ngành dầu khí. Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao.
+ Vùng biển và ven biển Tây Nam Bộ (Tiền Giang – Cà Mau – Kiên Giang): tập trung xây dựng phát triển thành phố Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế. Phát triển công nghiệp khí, chế biến khí, điện khí, năng lượng tái tạo, nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá.
- Định hướng đối với các đảo và quần đảo
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các đảo kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển. Phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn trên một số đảo. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng cho các đảo có cư dân sinh sống đối với một số đảo trọng điểm. Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, trung tâm hậu cần nghề cá, cảng cá, cảng biển, nơi tránh bão, tìm kiếm cứu nạn; phát triển tuyến du lịch kết nối đảo với đất liền; trở thành thành trì vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảm của tổ quốc. Tiếp tục đấu tranh, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng các biện phát hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, công ước của Liên Hợp Quốc và Luật Biển năm 1982.
Việc quy hoạch phát triển vùng biển, ven biển, đảo, quần đảo sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam tăng trưởng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế.
Chi tiết vui lòng liên hệ 085.989.3555
Trân trọng!
Thông tin tham khảo: dự án Biệt thự, shophouse Avenue Garden