Đường vành đai 3.5 Hà Nội kết nối nhiều dự án và tuyến đường trọng điểm của Hà Nội

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 20/01/2021

Tuyến đường vành đai 3.5 (Hà Nội) đoạn đi từ Đại lộ Thăng Long đến đường Quốc lộ 32 sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng được dự đoán sẽ giúp cho nhiều dự án bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội được kết nối và tiếp cận tốt hơn, kéo thị trường bất động sản khu vực này phát triển.

Dự án An Lạc Vân Canh là một trong những dự án kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ tuyến đường 3.5

Chính thức khởi công xây dựng từ ngày 28/10/2017, tuyến vành đai 3.5 có chiều 5,6 km, tốc độ thiết kế 80 km/h, quy mô mặt cắt ngang 60 m với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Tuyến đường này nằm giữa đường vành đai 3 và 4 kết nối hai đầu Bắc – Nam sông Hồng qua địa phận Hà Đông, Bắc Từ Liêm, huyện Hoài Đức, huyện Đông Anh, Thanh Trì, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Trong đó, điểm đầu tuyến giao với đê sông Hồng (cầu Thượng Cát), điểm cuối giao với Đại lộ Thăng Long.

Dọc tuyến dự kiến có 4 nút giao thông, gồm nút giao với Đại lộ Thăng Long, nút giao với đường sắt quốc gia hiện có (tuyến đường sắt đô thị số 6), nút giao đường Tố Hữu, đường Quốc lộ 6 (thuộc đoạn tuyến có đường trên cao).

Thị trường Bất động sản thời gian qua, bên cạnh nhiều dự án mới ra mắt thị trường như Hinode Royal Park, Hà Đô Charm Villas, Westpoint-Nam 32, dự án biệt thự, liền kề Xuân Phương nằm trong Khu đô thị Xuân Phương Viglacera, nhiều dự án cũ tại khu vực này cũng rục rịch chào bán trở lại sau khi dự án hạ tầng được khởi công.

HÀNG LOẠT DỰ ÁN  BĐS ĐƯỢC “GIẢI THOÁT”

Tương tự như Splendora, KĐT Lideco Bắc 32 cũng là dự án đón nhận kỳ vọng trở lại nhờ tuyến đường vành đai 3.5. Dự án Lideco được khởi công xây dựng vào năm 2007 và hoàn thiện từ năm 2013 với 650 căn biệt thự kiểu Pháp, nhưng đến cuối năm 2013, mới có 400 căn biệt thự tại đây được bàn giao cho khách hàng. Với việc đường 3.5 được xây dựng, được kỳ vọng sẽ khắc phục được điểm yếu về dịch vụ, giúp dự án này hút người dân về sinh sống và khách hàng mới.

Cũng nằm trên trục chính đường vành đai 3.5, một số dự án cũng được nhắc tới sẽ trở lại trong thời gian gần đây như khu biệt thự Vườn Cam (Orange Graden) do Công ty cổ phần Đầu tư Vinapol làm chủ đầu tư, dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch (đổi tên thành Hinode Royal Park), Tân Tây Đô, Thăng Long Victory, Bright City Az Thăng Long, Khu đô thị Lê Trọng Tấn, Khu đô thị An Lạc Vân Canh, Chung Cư CT Number One …

Theo đánh giá của bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Nghiên cứu CBRE Việt Nam, trên thực tế, để tránh sự quá tải cho trung tâm Thủ đô, sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, định hướng phát triển đô thị của Thủ đô là hướng Tây, trong đó khu vực dọc tuyến đường vành đai 3 kéo sang đường Phạm Hùng sẽ trở thành trung tâm hành chính – kinh tế mới của Thủ đô. Tuy nhiên, thời gian trước đây, hạn chế về hạ tầng khiến khu vực này không thực sự bứt tốc như kỳ vọng.

Với hàng loạt tuyến đường mới được khởi công xây dựng, khu vực phía Tây sẽ trở thành điểm nóng trở lại khi liên kết vùng giữa trung tâm Thủ đô và các khu đô thị mới phía Tây được kết nối. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng rút hầu bao đầu tư các hạ tầng tiện ích như bệnh viện, trường học, khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại…

Từ đó kích thích xu hướng chuyển dịch về sinh sống tại khu vực phía Tây nhiều hơn, đặc biệt trong bối cảnh mặt bằng giá đất tại khu vực phía Tây hiện nay được đánh giá vẫn còn tương đối thấp so với các khu vực khác của thành phố Hà Nội.

(Bài viết mang tính chất tham khảo)

popup

Số lượng:

Tổng tiền: