Giải pháp giải quyết vấn đề mưa - ngập trên địa bàn Hà Nội

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 24/08/2020

Nguyên nhân Hà Nội trong những năm gần đây thường bị ngập úng trong những trận mưa là do: quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh và sôi động, trong khi đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị lại không kịp đáp ứng hoặc không được quy hoạch đồng bộ, cùng với đó là công tác quản lý, vận hành hệ thống thoát nước không theo kịp yêu cầu và một lý do nữa là sự tham gia của cộng đồng vào công việc này chưa cao.

Tình trang ngập lụt vào mùa mưa bão ở Hà nội đang ngày càng diễn ra trầm trọng hơn, các vùng bị tác động cũng rộng hơn.

Mới đây nhất là trận mưa ngày 17/8/2020, khiến nhiều tuyến đường ở khu vực Hoàn Kiếm bị ngập cục bộ. Với lượng nước mưa đo được trong trận mưa này là 142.6mm (quận Hoàn Kiếm), tại quận Ba Đình là 121,3mm, quận Hai Bà Trưng là 110mm....

Hiện nay, tình hình ngập lụt cục bộ đang diễn ra ngày càng nhiều địa điểm tại Hà Nội hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng úng ngập ngày một gia tăng tại Hà Nội có thể khái quát ở những điểm sau:

Thứ nhất, do quá trình đô thị hóa của Việt Nam nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng trong thời gian qua diễn ra quá nhanh và sôi động, nhưng chất lượng đô thị hóa chưa cao. Tỷ lệ bê tông hóa ngày một gia tăng làm giảm đi nhiều diện tích đất công viên - cây xanh, đất tự nhiên (đây là khoảng trống để chứa, thoát và thấm nước tự nhiên - thoát nước bề mặt trong mỗi mùa mưa, lũ).

Thứ hai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, trong đó có hệ thống thoát nước chưa được quy hoạch bài bản, đầu tư thiếu đồng bộ, không đáp ứng được khả năng thoát nước với lưu lượng lớn, hiệu quả sử dụng thấp.

Thứ ba, liên quan đến yếu tố tự nhiên: sự tác động của biến đổi khí hậu khiến lượng mưa tăng, trong khi hệ thống thoát nước lại không đáp ứng được

Thứ tư, công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước chưa được trú trọng, hoạt động không theo kịp yêu cầu, chưa áp dụng được các tiến biji khoa học, kỹ thuật vào khâu quản lý, vận hành, chưa có sự tham gia chung của cộng đồng vào công tác này.

Từ những nguyên nhân trên, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp khắc phục như sau:

1. Hà Nội cần thống kê, rà soát lại toàn bộ quy hoạch chung của thành phố, trong đó chú ý nhất đến quy hoạch thoát nước. Trên tinh thần tháo gỡ, khắc phục các sự cố trước mắt và xây dựng một hệ thống thoát nước chung cho Thành phố một cách đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn (kể cả việc phải đầu tư chi phí rất lớn), cần tính toán một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và phù hợp với thực tế - có thể áp dụng được nhằm tránh lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước. Đồng thời đó, chúng ta cần xem xét lại các tiểu khu đô thị, các khu dự án theo hướng đảm bảo mật độ xây dựng, duy trì và bảo vệ được các khoảng trống, các khoảng không gian cây xanh và đảm bảo lưu vực sông, hồ, vùng đất trũng để là nơi gom, chứa và thoát nước hướng đến việc sử dụng lâu dài, bền vững.

2. Cần hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ bê tông hóa trong đô thị, tăng cường nghiên cứu và áp dụng phương pháp thẩm thấu bề mặt độ thị bằng cách che phủ thảm cỏ, vườn hoa, công viện, trồng cây xanh. Hạn chế và hướng đến việc loại bỏ giải pháp san lấp ao, hồ, cống hóa để phát triển, mở đường đô thị (ở đây nên hướng đến việc cải tạo trên tinh thần giữ nguyên). Phát triển đô thị phải theo quy hoạch, đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ theo quy hoạch, không được phát triển khu đô thị một cách tràn lan khi mà hạ tầng Hà Nội hiện nay đang không đủ khả năng đáp ứng việc phát triển đô thị.

3. Cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp xử lý mà các nước trên thế giới đã áp dụng thành công cho Hà Nội trong các trường hợp khẩn cấp, ngắn hạn. Xây dựng phương án dài hạn (bao gồm cả quy hoạch đồng bộ, quy hoạch lại, xây dựng lại) theo hướng đồng bộ, tầm nhìn dài hạn. Áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ 4.0 vào công cuộc phòng chống ngập lụt tại Hà Nội.

4. Cần phải huy động sự đồng lòng, tham gia và nỗ lực cùng nhau xây dựng một thành phố xanh, sạch, đẹp. Trong đó, hệ thống và phương pháp xử lý thoát nước phải được tiến hành ngay. Mọi người dân cần chung tay bảo vệ môi trường, không xả thải, rác, vật liệu xây dựng thừa vào hệ thống thoát nước hoặc các khu vực sông, hồ.

Trên đây là một số vấn đề và giải pháp liên quan đến việc xử lý ngập úng. Hy vọng một thời gian không xa nữa, Hà Nội và các thành phố khác của Việt Nam sẽ giải quyết được tình trạng này.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: