NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2021-2030 CỦA CHÍNH PHỦ

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 08/02/2023

Theo Nghị quyết 12/NQ-CP ngày 07/02/2023 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết 15-NQ/TW ngày 05.05.2022 của Bộ Chính Trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hồ Tây một biểu tượng của Hà Nội 

Một số dự án trọng điểm của Hà Nội

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

Mục tiêu: Giai đoạn 2030: Thủ đô Hà Nội là thành phố Văn Hiến – Văn Minh – Hiện Đại, trở thành trung tâm động lực thúc đấy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ Đô và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực, thế giới và phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 7,5% - 8%/năm, GRDP bình quân đầu người 2025 khoảng 8.300 – 8.500 USD, năm 2030 khoảng 12.000 – 13.000 USD.

Tỷ trọng CN chế biến, chế tạo năm 2025 khoảng 17%, năm 2030 khoảng 20%.

Tỷ trọng kinh tế số đến năm 2025 khoảng 30%, đến năm 2030 khoảng 40%.

Tỷ trọng trong sản xuất NN ứng dụng CN cao đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 80%.

Năng suất lao động tăng bình quân đến năm 2025 đạt 7 – 7,5%, đến năm 2030 đạt 7,5%.

Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 60 – 62%, đến năm 2030 đạt 75%.

Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đến năm 2025 đạt 50-60%, đến năm 2030 đạt 100%.

Tầm nhìn đến năm 2045: Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.

GRDP bình quân đầu người đạt 36.000 USD

Kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa, tiêu biểu cho cả nước, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước ohas triển trong khu vực và trên thế giới.

Để thực hiện được mục tiêu trên cần đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó một số giải pháp rất quan trọng như.

Phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng tưởng, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Lấy khoa học và công nghệ cao, đổi mới sáng tạo là động lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội, ưu tiên phát huy hiệu quả nguồn lực trí tuệ con người, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thành tựu của cách mạng khoa học lần thứ 4, nâng cao tỷ lệ kinh tế số trong quy mô nền kinh tế, xây dựng và phát triển một số ngành, chuỗi sản phẩm công nghiệp, dichjv ụ hiện đại, đặc trưng trở thành những trụ cột phát triển kinh tế của Thủ đô như công nghiệp – công nghệ cao, dịch vụ tài chính – ngân hàng, logistics, phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa. Tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố một cách tổng thể, đồng bộ, hiện đại, hiện quả, ưu tiên hợp lý nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, kết hợp với đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút vốn  đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút và sử dụng hiệu quả hơn còn nguồn vốn ODA, vốn tài trợ, phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội thành đô thị thông minh, hiện đại, có bản sắc, mang tính dẫn dắt, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Tập trung phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm vói truyền thống nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia, di sản thế gưới, các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn; đầu tư nâng cấ hiện đại một số công trình văn hóa, thể thao mới, mang tính biểu tượng, tiêu biểu của Thủ đô. Xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng Thủ đô Hà Nội là trung tâm lướn, tiêu biểu cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao đáp ứng được quá trình chuyển đổi só quốc gia, đổi mới sáng tạo hội nhập với khu vực và quốc tế. Tăng cường đầu tư, phát triển đại học Quốc gia Hà Nội, trường đại học Bách Khoa Hà Nội theo hướng có trọng tâm, trọng điểm phát triển ngang tầm các đại học chất lượng cao trong khu vực.

Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển thủ đô hiện đại Văn minh, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, tạo động lực phát triển mới, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch, đẩy mạnh xây dựng kết cấu đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường. Cần khẩn trương hoàn thành việc lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với các mục tiêu đã đề ra. Hoàn thành điều chỉnh tổng thể Quy hoạch xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên bờ sông. Khẩn trương xây dựng và triển khai hiệu quả các quy hoạch phân khud dô thị sông Hồng, sông Đuống để sắp xếp ổn định dân cư hai bên bờ sông. Quy hoạch phát triển các đô thị vệ tinh, nội đô lịch sử trong đó trước mắt nghiên cứu xây dựng thành phố trực thuộc thủ đô, sớm nghiên cứu xác định và xây dựng quy hoạch phát triển các đô thị có vị trí, chức năng đặc thù, gắn với khu công nghiệp, khu chế xuất, bến cảng, sân bay….Tổ chức lập quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành phục vụ cho việc di dời các co sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện ra khỏi nội thành, xây dựng lộ trình và biện pháp di dời phù hợp với điều kiện, địa điểm cụ thể và đặc điểm của từng cơ sở càn phải di dời, bảo đảm tính khả thi. Sớm hoàn thành các quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị các khu vực di sản đô thị, khu vực nội đô lịch sử; không gian văn hóa đô thị đáp ứng nhu cầu sáng tạo của người dân, quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt trên địa bàn Thành phố. Xây dựng hệ thống dữ liệu về quy hoạch phát triển đô thị, ứng dụng thế thống thông tin địa lý GIS và công nghệ, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, đảm bảo quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch, gắn với quản lý không gian hành chính đô thị.

Tập trung đầu tư hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh hiện đại của Thủ đô; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống với kiến trúc đẹp hiện đại, đặc trưng cho bản sắc và tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội; hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật; cải tạo chỉnh trang, phục hồi hệ thống sông Hồng, phát huy giá trị cảnh quan lịch sử,...; các dự án giao thông trên cao, hệ thống đường sắt đô thị trên cao và ngầm, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các hệ thống giao thông công cộng và loại hình vận tải hành khách công cộng khác; khẩn trương hoàn thành đưa vào vận hành khai thác thương mại các tuyến đường sắt đô thị. Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng logistics của Hà Nội trở thành điểm trung chuyển để kết nối với các quốc gia, địa phương trong cả nước về đường bộ, đường sắt, hàng không và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics, hình thành, xây dựng mô hình dịch vụ logistics điện tử. Quy hoạch và xây dựng hạ tầng số đồng bộ trong quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai) và mô hình đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục đường Nhật Tân - Nội Bài.

Xây dựng phát triển và quản lý đô thị

 Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị phù hợp với quy hoạch, hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô; tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới. Phấn đấu đến năm 2025, có từ 3-5 huyện phát triển thành quận; đến năm 2030 có thêm 1-2 huyện phát triển thành quận.

 Từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh, mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD), theo các tuyến đường vành đai, tuyến đường kết nối nội vùng, liên vùng, tuyến đường sắt đô thị nhằm giảm tải cho đô thị trung tâm. Quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm.

 Xây dựng hạ tầng đô thị thông minh với ứng dụng mạng lưới kết nối số phục vụ cho quản lý và vận hành đô thị, góp phần xây dựng đô thị thông minh. Xây dựng thương hiệu đô thị để phát huy kinh tế đô thị cho một số khu vực trọng điểm.

 Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực từ các nhà đầu tư chiến lược cho phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng theo quy hoạch đã được phê duyệt và phù hợp với quy định của pháp luật.

 Thường xuyên cải tạo, chỉnh trang, phục hồi, tái thiết đô thị hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; khai thác hiệu quả và bền vững các công trình văn hóa, lịch sử các không gian công cộng trong phát triển kinh tế đô thị gắn với bảo tồn không gian lịch sử văn hóa, truyền thống và cảnh quan, xanh, sạch đẹp và khang trang tại khu vực nội đô lịch sử.

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đô thị, quản lý an ninh trật tự đô thị, an toàn giao thông,...; tăng cường kỉ cương, kỷ luật và nâng cao chất lượng quản lý đô thị, trật tự xây dựng, quản lý chặt chẽ và khai thác hợp lý các không gian công cộng trong phát triển kinh tế khu vực đô thị.

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: