Quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030.

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 19/07/2023

Đường sắt là chuyên ngành đặc thù có vai trò quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là một trong ba đột phá chiến lược cần ưu tiên đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đường sắt quốc gia 

Văn bản: 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/22021. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Mục tiêu đến năm 2030:

+ Cải tạo nâng cấp để khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, kết nối thông suốt tuyến đường sắt liên vận quốc tế; hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tộc độ cao Bắc – Nam, các tuyến kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, sân bay quốc tế, đường sắt đầu mối tại thành phố lớn, nghiên cứu để triển khai tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ, với một số mục tiêu cụ thể:

+ Về vận tải: Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,4% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%). Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần 1,38%; hành hành khách 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55% (trong đó đường sắt quốc gia 8,54 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 2,22%).

+ Kết cấu hạ tầng: nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 07 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai giai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa – Vũng Tàu; kết nối TP Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.

- Tầm nhìn đến năm 2050:

Hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu dầu mối Hà Nội, khu đầu mối TP Hồ Chí Minh, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt kết nối quốc tế. Duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có đáp ứng nhu câu vận tải hành khách và hàng hóa.

- Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030:

Các tuyến đường sắt hiện có gồm 07 tuyến, tổng chiều dài 2.440km

+ Tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn: đường đơn, khổ 1m, chiều dài 1.726km.

+ Tuyến Hà Nội – Lào Cai từ ga Yên Viên đến ga Lào Cai: đường đơn, khổ 1m, dài 296km. Xây dựng đoạn đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), đường đơn, khổ lồng 1m và 1.435mm, dài khoảng 4,8km.

+ Tuyến Hà Nội – Hải Phòng từ ga Gia Lâm đến ga Hải Phòng: đường đơn, khổ 1m, dài 102km.

+ Tuyến Hà Nội – Thái Nguyên từ ga Đông Anh đến ga Quán Triều: đường đơn, khổ lồng 1m và 1,435m, chiều dài 55km.

+ Tuyến Hà Nội – Lạng Sơn từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng: đường đơn, khổ lồng 1m và 1,435m, dàu 167km.

+ Tuyến Kép – Chí Linh từ ga Kép đến ga Chí Linh: đường đơn, khổ 1,435m, dài 38km.

+ Tuyến Kép – Lưu Xá từ ga Kép đến ga Lưu Xá: đường đơn, khổ 1,435m, dài 56km.

+ Tiếp tục duy trì và khai thác có hiệu quả các tuyến nhánh hiện có: Bắc Hồng – Văn Điển, Phố Lu – Xuân Giao, Mai Pha – Na Dương, Diêu Trì – Quy Nhơn, Bình Thuận – Phan Thiết,…

Quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới, tổng chiều dài 2.362km.

+ Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm: đường đôi, khổ 1,435m, chiều dài 1.545km.

+ Tuyến Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân từ ga Yên Viên Bắc đến ga Cái Lân: đường đơn khổ lồng 1m và 1,435m dài 129km.

+ Tuyến vành đai Đông thành phố Hà Nội từ Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng: đường đôi khổ lồng 1m và 1,435m, dài 59km; chuyển đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên, Gia Lâm – Lạc Đạo thành đường sắt đô thị phù hợp với lộ trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội và đường sắt vành đai phía Đông.

+ Tuyến Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai – hà Nội – Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện: đường đôi, khổ 1,435m, chiều dài 102km.

+ Tuyến Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Nam – Lào (đèo Mụ Giạ): đường đơn, khổ 1,435m, chiều dài khoảng 103km.

+ Tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu: chiều dài khoảng 84km, khổ 1,435m, trong đó đoạn Biên Hòa – Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải – Vũng Tàu đường đơn

+ Tuyến TP Hồ Chí Minh – Cần Thỏ từ ga An Bình đến ga Cái Răng: đường đôi, khổ 1,435m, chiều dài khoảng 174km.

+ Tuyến TP Hồ Chí Minh – Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam – Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư): khổ 1,435m, chiều dài khoảng 128km, trong đó, đoạn Dĩ Anh – Chơn Thành đường đôi, đoạn Chơn Thành – Lộc Ninh đường đơn.

+ Tuyến Thủ Thiêm – Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến ga CHK quốc tế Long Thành chỉ phục vụ hành khách: đường đôi, khổ 1,435m, chiều dài 38km.

- Mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050: gồm 25 tuyến, chiều dài 6.354km.

+ Xây dựng các tuyến đường sắt mới: Hoàn thành các tuyến đường sắt trên các hành lang trọng yếu: các đoạn còn lại của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Lào Cai – hà Nội – Hải Phòng, Vũng Áng – Tân Áp – Mụ Giạ, Biên Hòa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh – Lộc Ninh, TP Thanh Hóa – Cần Thơ ; Hà Nội – Đồng Đăng.

+ Từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu câu từng giai đoạn: đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng – Hạ Long), Hạ Long – Mong Cái, Thái Nguyên – Tuyen Quang – Yên Bái, Mỹ Thủy – Đông Hà – Lao Bảo (kết nối với Lào), TP Hồ Chí Minh – Tây Ninh, đường sắt kết nối các tỉnh khu vực tây Nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắc Lak – Đắc Nông – Bình Phước (Chơn Thành)); khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt phục vụ du lịch; hoàn thành các tuyến đường sắt tại các khu đầu mối.

- Kết nối quốc tế:

+ Mạng lưới đường sắt Việt Nam kết nối xuyên Á, kết nối Á – Âu thông qua đường sắt Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị và Lào Cai; kết nối với đường sắt Asean qua Lào (tại Mụ Giạ, Lao Bảo), qua Campuchia (tại Lộc Ninh), cụ thể:

+ Kết nối với đường sắt Trung Quốc thông qua hai tuyến hiện có Hà Nội – Đồng Đăng và Hà Nội – Lào Cai.

+ Kết nối với Lào thông qua tuyến Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ và tuyến Mỹ Thủy – Đông Hà – Lao Bảo

+ Kết nối với Campuchia thông qua tuyến TP Hồ Chí Minh – Dĩ An – Lộc Ninh

- Kết nối đường sắt tại các đô thị và đầu mối giao thông lớn

+ Đường sắt khu đầu mối Hà Nội:

Đường sắt quốc gia qua Hà Nội đi theo các tuyến vành đai phía Đông kết nối Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng – Thạch Lỗi và vành đai phía tây kết nối Ngọc Hồi – Thạch Lỗi (không đi vào trung tâm TP Hà Nội); các đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên và Gia Lâm – Lạc Đạo chuyển thành đường sắt đô thị sau khi tuyến vành đai phía Đông đưa vào khai thác. Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1 từ Yên Viên đi Ngọc Hồi.

Các ga đầu mối kết nối đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị khu vực Hà Nội gồm: Ngọc Hồi, Lạc Đạo, Yên Viên, Bắc Hồng. Trong đó, tổ hợp ga Ngọc Hồi là điểm đầu của tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng ga lập tàu của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và khu đề - pô của đường sắt đô thị.

+ Đường sắt khu đầu mối thành phố Hồ Chí Minh

Đường sắt quốc gia khu vực TP Hồ Chí Minh gồm tuyến đường sắt Hà Nội – Thành Phố Hồ Chí Minh hiện có (điểm cuối ga Sài Gòn), đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (điểm cuối tại ga Thủ Thiêm), các tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh – Tây Ninh kết nối với đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh thong qua đoạn tuyến An Bình – Tân Kiên. Chuyển đoạn Bình Triệu – Sài Gòn (Hòa Hưng) thành đường sắt đô thị sau khi hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; kết nối từ ga Thủ Thiêm đến cảng hàng không Tân Sơn Nhất thông qua đường sắt đô thị.

Ga đầu mối hàng hóa là ga Trảng Bom, An Bình, Tân Kiên; Ga đầu mối hành khách là ga Thủ Thiêm, Bình Triệu, Tân Kiên.

+ Đường sắt khu vực cảng biển cửa ngõ quốc tế.

Tuyến đường sắt mới nối Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng) đi song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện: đường đôi, khổ 1,435m, dài 102km. Nghiên cứu xây dựng mới đoạn tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 101km; trong đó, đoạn Nam Hải Phòng – Hạ Long dài khoảng 37km.

Tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu đi song song với đường bộ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối với cảng Cái Mép – Thị Vải: khổ 1,435m dài khoảng 84km, trong đó đoạn Biên Hòa – Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải – Vũng Tàu đường đơn.

+ Đường Sắt khu vực Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang

Khu vực Đà Nẵng: di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm TP về phía Tây nhà ga hiện tại, cải tạo tiuyeens đường sắt hiện có đi song song về phía đông đường bộ cao tốc, trong cùng hành lang với đường sắt tốc độ cao; xây dựng nhà ga hàng hóa tại khu vực Kim Liên để kết nối với cảng Liêu Chiểu.

Khu vực Bình Định: duy trì nhánh Diêu Trì – Quy Nhơn và ga Quy Nhơn hiện hữu.

Khu vực Khánh Hòa: duy trì ga hành khách Nha Trang, xây dựng mới ga hàng hóa tại xã Vĩnh Trung, TP Nhà Trang thay thế ga hàng hóa hiện nay.

- Định hướng kết nối đường sắt:

+ Với các cảng biển lớn: kêu gọi đầu tư xây dựng một số đoàn đường sắt và nhà ga chuyên dùng kết nối cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua lớn, có nhu cầu thu gom, giải tỏa hàng hóa bằng đường sắt Nghi Sơn, Vũng Áng, Liên Chiểu, Quy Nhơn, Vân Phong, Hiệp Phước,…

+ Với các cảng cạn, cảng thủy nội địa: định hướng bố trí ga trên các tuyến đường sắt hiện có và đường sắt mới kết hợp được chức năng cảng cạn hoặc xây dựng nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối cảng cạn có như cầu thông qua hàng hóa lớn như: Lào Cai, Hương Canh, Văn Lâm, Lạng Sơn, Nghi Sơn, Hòa Vang,…Tiếp tục duy trì các ga có kết nối đường sắt đến cảng Việt Trì, cụm cảng Ninh Bình – Ninh Phước.

+ Với các tuyến đường sắt chuyên dùng: tiếp tục duy trì, cải tạo, mở rộng các ga có kết nối đường sắt chuyên dùng, đáp ứng nhu cầu trên tuyến hà Nội – TP Hồ Chí Minh, Hà Nội – Đồng Đăng, Yên Viên – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân.

+ Với các cảng hàng không: Kết nối cảng hàng không quốc tế Nội Bài qua hai tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội (tuyến số 2 và tuyến số 6); kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành qua tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành; kết nối cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và tuyến đường sắt đô thị.

- Tổng vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 240.000 tỷ đồng.

- Dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2030:

+ Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh (ưu tiên triển khai đoạn Hà Nội – Vinh và đoạn Nha Trang – TP Hồ Chí Minh)

+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có

+ Triển khai các tuyến, đoạn tuyến đường sắt mới tăng cường kết nói (ưu tiên xây dựng các tuyến kết nối cảng biển khu vực Hải Phòng, Cái Mép – Thị Vải, đường sắt đầu mối Hà Nội).

Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden

 

 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê shophouse avenue garden, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: