QUY HOẠCH TỈNH NGHỆ AN THỜI KỲ 2021 – 2030

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 19/09/2023

Tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh lớn, có vị trí chiến lược ở khu vực Bắc Miền Trung. Việc quy hoạch tỉnh đến năm 2030 sẽ mở ra cơ hội phát triển đồng bộ, toàn diện phát huy được thế mạnh của mỗi huyện, vùng huyện và cả tỉnh.

Vị trí tỉnh 

- Văn bản: 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Mục tiêu tổng quát đến năm 2030: xây dựng Nghệ An thành tỉnh khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ về thương mại, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái được bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quốc phòng an ninh được bảo đảm vứng chắc.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Về kinh tế:

√ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân đạt khoảng 10,5 – 11%/năm. Trong cơ cấu GRDP tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 42 – 42,5%; dịch vụ chiếm 39 – 39,5%; nông, lâm, thủy sản chiếm 13,5 – 14% và thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm chiếm 4,5 – 5%

√ GRDP bình quân đầu người năm 2030 khoảng 7.500 – 8.000 USD

√ Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đại trên 24% GRDP

√ Năng suất lao động tăng bình quân 10-11%/năm

√ Thu nhân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân: 12%/năm

√ Huy động vốn từ đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 1.650 nghìn tỷ đồng

+ Về xã hội:

√ Phấn đấu tỷ lệ làng, bản khối phố văn hóa đạt 78%

√ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong toàn giai đoạn ở mức 0,98%/năm

√ Tuổi thọ trung bình của người dân đạt 75%

√ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ là 37,8%; bình quân mỗi năm giải quyết việc làm trên 45 nghìn lao động.

√ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc giá trên 80%

√ Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt trên 15 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 dân đạt trên 50 giường

√ Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 0,5 – 1,5%/năm. Vùng miền núi giảm bình quân 1,5 – 2,0%/năm

√ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 12%. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt tối thiểu 95% dân số; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 39%.

√ Phấn đấu có 70% đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 90%; trong đó, có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới năng cao, 15% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

+ Về đô thị và kết cấu hạ tầng:

√ Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40-45%; diện tích nhà ở đô thị bình quân đạt 32 – 35m2/người; hạ tầng các khu đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại

√ Hạ tầng giao thông vận tải thông suốt; an toàn; hạ tầng thủy lợi, đê điều, hồ đập bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chủ động tiêu, thoát nước; đảm bảo nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt; ệ thống thông tin liên lạc, internet và thiết bị đầu cuối hiện đại; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

+ Về môi trường:

√ Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 58%

√ Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%

√ Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đạt 60%

√ Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị đạt 99%, tại khu nông thôn đạt trên 80%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 95%.

√ Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn quy định là 100% đối với các đô thị loại I; 70% đối với các đô thị từ loại IV trở lên và 50% với các đô thị loại V.

√ Phấn đấu 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường và tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt 99%.

- Tầm nhìn đến năm 2050:

Nghệ An là tỉnh phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại của cả nước và mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và xứ Nghệ; là động lực phát triển quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao; các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống, hệ sinh thái tự nhiên được bảo tồn và phát huy; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.

- Khu vực động lực tăng trưởng:  02 khu: thành phố Vinh mở rộng và khu kinh tế Đông Nam Nghệ An mở rộng.

- Hành lang kinh tế:  04 hành lang kinh tế, gồm: hành lang kinh tế ven biển gắn với trục Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đường ven biển, đường sắt quốc gia và đường ven biển; hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; hành lang kinh tế QL 7A; hành lang kinh tế QL 48A; trong đó, phát triển hành lang kinh tế ven biển là trọng tâm.

- Trụ cột phát triển 05 ngành, lĩnh vực trụ cột: phát triển công nghiệp, trọng điểm là công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; phát triển thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ giáo dục và đào tạo, y tế chất lượng cao; phát triển du lịch dưa trên 03 loại hình chính gồm du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao biển và du lịch sinh thái, mạo hiểm gắn với cộng đồng; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phong an ninh.

- Trung tâm đô thị: 06 trung tâm đô thị: đô thị Vinh mở rộng, đô thị Hoàng Mai (phát triển gắn với Quỳnh Lưu), đô thị Thái Hòa (phát triển gắn với Nghĩa Đàn), đô thị Diễn Châu, đô thị Đô Lương, đô thị Con Cuông.

- Phương hướng phát triển ngành công nghiệp: Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển nhanh, bền vững, sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng. Phát triển các ngành có tiềm năng, lợi thế như: chế biến công, lâm, thủy sản, thực phẩm, dược liệu, sản xuất vật liệu xây dựng. Phân bổ hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong công nghiệp; hạn chế và giảm dần các lĩnh vực gia công, khai thoáng, sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.

+ Không gian phát triển:

Khu vực thành phố Vinh và các huyện ven biển dọc QL1 gắn với khu kinh tế Đông Nam và vùng Nam Thanh Hóa – Bắc nghệ An và Nam Nghệ An – Bắc Hà Tĩnh: đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp hiện có, bổ sung mới một số khu công nghiệp để tạo quỹ đất thu hút đầu tư phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao như công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ.

Khu vực đồng bằng và đồi núi thấp phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với các ngành sản xuất: linh kiện điện tử; hàng may mặc, da giày, hàng gia dụng và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày; hóa chất và hỗ trợ ngành hóa chất, các chế phẩm sinh học; thực phẩm, đồ uống; vật liệu xây dựng sử dụng công nghệ mới; hàng gia dụng, thiết bị văn phòng, cơ điện lạnh….

Khu vực miền tây dọc tuyến đường Hồ Chí Minh và vùng phụ cận phát triển các cụm cong nghiệp và một số khu công nghiệp quy mô diện tích phù hợp để thu hút các ngành: chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm; sản phẩm đầu vào ngành nông nghiệp; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; hàng may mặc, da giày và nguyên phụ liệ ngành dệt may, da giày; sản xuát các loại vật liệu xây dựng thông thường.

Khu miền núi cao đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản; sản xuất dược liệu; sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc; tiểu thủ công nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và đảm bảo tiêu thụ nông sản, lâm sản ổn định cho người dân.

- Định hướng phát triển ngành dịch vụ: phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ theo hướng hiện đại, bền vững, bảo đảm các dịch vụ cơ bản với chất lượng ngày càng cao. Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực về thương mại, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính ngân hàng, vận tải, kho bãi, logistics, thông tin và truyền thông; chú trọng xây dựng thương hiệu hàng hóa Nghệ An, nhất là các sản phẩm có lọi thế, khả năng cạnh tranh; hình thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ mới, dịch vụ cao cấp có giá trị gia tăng cao trên cơ sở ứng dụng hiệu quả thành tựu khoa học, công nghệ.

Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả; chú trọng phát triển các loại hình du lịch: nghỉ dưỡng biển, văn hóa, sinh thái, cộng đồng; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo đảm quốc phòng an ninh, đối ngoại. Duy trì tăng trưởng ổn định thị trường khách du lịch nội địa là yếu tố then chốt, đồng thời chú trọng tăng nhanh việc thu hút khách du lịch quốc tế. Phấn đấu nâng tầm du lịch Nghệ An trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một trong những trung tâm du lịch quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ, là điểm đến hấp dẫn của cả nước.

Không gian phát triển: Khu vực đô thị (thành phố Vinh mở rộng và các thị xã): Tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, thương mại hiện đại, giáo dục và đào tạo, chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, với trọng tâm là khu vực thành phố Vinh mở rộng. Loại hình thương mại truyền thống chủ yếu là các chợ thực phẩm tươi sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân.

Khu vực các huyện đồng bằng và ven biển (gồm Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên): loại hình thương mại hiện đại sẽ được phát triển ở khu vực trung tâm huyện; loại hình thương mại truyến thống vẫn tồn tại đan xen và phát triển chủ yếu tại địa bàn các xã. Hình thành và phát triển Trung tâm logistics (hạng 11) tại khu kinh tế Đông Nam (huyện Nghi Lộc); quy hoạch xây dựng 01 chợ đầu mối nông sản tại xã Hưng Lợi (huyện Hưng Nguyên) và 01 chợ đầu mối nông sản tại xã Diễn Ngọc (huyện Diễn Châu).

Khu vực các huyện miền núi: Tiếp tục chú trọng phát triển loại hình thương mại truyền thống; xây mới chợ ở những nơi nhân dân có nhu cầu; nâng cấp, cải tạo những chợ đã xuống cấp; đảm bảo đến năm 2030, cơ bản có dù chợ phục vụ nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Loại hình thương mại hiện đại (thương mại điện tử) sẽ được phát triển ở giai đoạn 2026 – 2030 và sau năm 2030 là chủ yếu.

+ Không gian du lịch:

Khu vực thành phó Vinh mở rộng và phụ cận (Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương): phát triển du lịch thành phố Vinh mở rộng trở thành trung tâm du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ với nhiều loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch chất lượng cao; phát triển du lịch trải nghiệm không gian văn hóa sông Lam và nghệ thuật dân ca Ví, Giặm; phát triển du lịch chuyên về chủ tịch Hồ Chí Minh; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; du lịch đô thị.

Khu vực Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai: tập trung đầu tư phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch thể thao và giải trí biển; du lịch chuyên đề văn hóa – lịch sử.

Khu vực Nghĩa Đàn, Thái Hòa, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn: phát triển du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, nông thôn dọc QL7 và đường Hồ Chí Minh.

Khu vực Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong: phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, trải nghiệm cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và cảnh quan miền núi Tây Băc Nghệ An dọc theo QL48.

- Phương án phát triển mạng lưới giao thông:

+ Mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, ven biển, đường sắt, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không, sân bay thực hiện theo quy hoạch quốc gia.

+ Phát triển các cảng cạn tại khu kinh tế, khu công nghiệp, hành lang vận tải QL1A, QL7C, QL48D và các trung tâm logistics, ưu tiên các vị trí có thể tích hợp với trung tâm logistics, kết nối thuận lợi với cảng biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, vận tải sông pha biển.

+ Trung tâm logistics: xây dựng 01 trung tâm logistics hạng II tại khu kinh tế Đông Nam (huyện Nghi Lộc) và một số trung tâm logistics vừa và nhỏ tại các huyện, thành phố, thị xã. Ưu tiên phát triển hệ thống kho bãi xung quan các đô thị như Vinh mở rộng, các khu công nghiệp. Phấn đấu đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm logistics của khu vực Bắc Trung Bộ.

+ Phương án phát triển hạ tầng giao thông cấp tỉnh: Quy hoạch 36 tuyến đường bọ cấp tỉnh; quy hoạch tuyến đường sắt Vinh – Cửa Lò phù hợp với trục đường kết nối Vinh – Cửa Lò; quy hoạch 06 tuyến đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý….

- Phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ An: mỏe rộng ranh giới khu kinh tế Đông Nam Nghệ An với diện tích 105.535,2 ha khi được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, gồm 02 khu vực, khu vực 1 diện tích 70.419,08 ha dọc theo QL7A, QL7C, QL46, QL1 gắn với cảng biển Cửa Lò; Khu vực 2 tổng diện tích 35.116,12 ha phát triển từ KCN Hoàng Mai, KCN Đông Hồi theo QL48D, đường bộ ven biển gắn với cảng biển Đông Hồi.

+ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy: Quy mô 25.831 ha, tại Thanh Chương nhằm khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác với nước CHDCND Lào.

- Khu công nghệ cao: trong khu kinh tế Đông Nam mở rộng với quy mô khoảng 2000 ha với các khu chức năng như khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu phần mềm, khu giáo dục, khu đào tạo.

- Khu nông nghiệp, lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao: tại huyện Nghĩa Đàn với diện tích 200 ha và khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ tạo tại vùng Bắc Trung Bộ tại huyện Nghi Lộc và Đô Lương diện tích 618 ha.

- Khu du lịch: khu du lịch quốc gia: khu du lịch quốc gia Kim Liên, Nam Đàn và khu du lịch quốc gia Vinh – Diễn Châu; khu du lịch cấp tỉnh: khu sinh thái Diễn Lâm, khu du lịch Nghi Lộc, khu Hoàng Mai, Quỳ Châu.

- Khu công nghiệp: 12 khu công nghiệp với diện tích 4.373 ha, đến năm 2030 quy hoạch là 23 KCN tổng diện tích 8.056 ha, trong đó có 15 KCN trong khu kinh tế Đông Nam và 08 KCN nằm ngoài.

- Cụm Công nghiệp: đến năm 2030, có 56 CCN với diện tích 1.888,18 ha.

- Phương án tổ chức hệ thống đô thị: Lấy Vinh mở rộng là đô thị trung tâm, đến năm 2030 toàn tỉnh có 40 – 45 đô thị, gồm 01 đô thị loại I (thành Vinh mở rộng), 02 đô thị loại III (Hoàng Mai, Thái Hòa), 02 đô thị loại IV/III (Diễn Châu, Đô Lương), 15 thị trấn huyện lỵ và 20 – 25 thị trấn tiểu vùng thuộc huyện.

- Quy hoạch phân vùng không gian liên huyện của tỉnh: 07 vùng

+ Vùng 1: Thành Vinh mở rộng và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn: là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa trọng tâm của tỉnh, trong đó thành Vinh là đô thị lõi với vai trò hạt nhân, tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của cả tỉnh, đô thị trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ.

+ Vùng 2: Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu: là cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh, nằm trong khu vực Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An, gắn với phát triển kinh tế Nghi Sơn – Thanh Hóa, cảng biển Đông Hồi. Trong đó Thị xã Hoàng Mai là trọng tâm, vùng lõi đô thị hóa của vùng.

+ Vùng 3: Thị xã Thái Hòa, Nghĩa Đàn: Thị xã Thái Hòa là đô thị trung tâm vùng.

+ Vùng 4: Diễn Châu, Yên Thành: phát triển huyện Diễn Châu thành đô thị dịch vụ nằm ở vị trí trung tâm của vùng phía Đông của tỉnh.

+ Vùng 5: Đô Lương, Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ: Đô thị Con Cuông là trung tâm vùng

+ Vùng 7: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong: đô thị Quỳ Hợp là trung tâm vùng.

Thông tin tham khảo: biệt thự, shophouse Avenue Garden 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê shophouse avenue garden, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: