QUY HOẠCH TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2030

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 20/03/2023

Tỉnh Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, là tỉnh thuộc vùng Thủ Đô có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng. Tỉnh được quy hoạch trở thành tỉnh trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại.

Tỉnh Thái Nguyên 

Văn bản: quyết định 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi: gồm toàn bộ tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên 352.196 ha, với 09 đơn vị hành chính, gồm 03 thành phố (Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên) và 06 huyện (Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình).

Ranh giới: phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kan, phía Nam giáp với TP Hà Nội, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang.

Mục tiêu tổng quát:

Đưa tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; xây dựng tỉnh Thái Nguyên bình yên, hạnh phúc, sung túc, thân thiện, trở thành một trong những tỉnh phát triển ở miền Bắc.

Đến năm 2025 tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng thủ đô Hà Nội.

Đến năm 2030, Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; trung tâm giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe; trung tâm du lịch, trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ; xây dựng thành phố Thái Nguyên trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Về kết cấu hạ tầng: xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo bước đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối với hệ thống giao thông của vùng, quốc gia. Hệ thống cấp điện, cấp nước, thủy lợi an toàn, hiện đại đồng bộ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, khu dân cư đảm bảo đồng bộ. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, hạ tầng số hiện đại, an toàn. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Hệ thống hạ tầng xã hội được quy hoạch và xây dựng đảm bảo chức năng là trung tâm y tế, giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của vùng.

Mục tiêu cụ thể:

Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GRDP đạt khoảng 8 – 8,5%/năm, quy mô kinh tế đạt khoảng 13,5 tỷ USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2021-2030 khoảng 45 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng chiếm 60%, dịch vụ chiếm 32,8%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 7,2%.

GRDP bình quân/người đạt khoảng 8.900 USD

Tỷ lệ lao độngt heo ngành kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 37%, nông nghiệp – thủy sản chiếm 27%, dịch vụ chiếm 36%.

Quy mô dân số 2030: 1,52 triệu người

Tỷ lệ đô thị hóa 2025: 48,5%, năm 2030: 61,7%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 80%, trong đó đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 37%.

Tỷ lệ trường đạt chuyển quốc gia đến năm 2030 là 95%.

Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân là 19.

Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 60 giường

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên dân số là 98%.

Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%

Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

100% các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.

Tỷ lệ che phủ rừng ổn định khoảng 46%.

Tầm nhìn đến năm 2050:

Phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đại tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc trung ương, xanh, thông minh, có bản sắc rõ ràng, là một trong những trung tâm công nghiệp hiện đại của vùng thủ đô Hà Nội và cả nước, nơi đáng sống, đáng đến, an toàn và thịnh vượng.

Các đột phá phát triển của tỉnh

Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh, ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn kết với sự phát triển của vùng thủ đô Hà Nội.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường.

Chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao, khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp;d dẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh  nghiệp, tập trung nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đạo đức công vụ.

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực địa phương, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, y tế trên địa bàn tỉnh.

Quan tâm, triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, phát triển tiền năng về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn tỉnh.

Thứ tự ưu tiên các dự án thực hiện 

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng:

Phấn đấu đến năm 2030, Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại của vùng Thru đô Hà Nội gắn với phát triển bền vững, có sức lan tỏa, tác động đến phát triển công nghiệp toàn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, trong đó chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với các nhóm ngành sản phẩm phẩm công nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa cao tại các công đoạn có giá trị cao trong chuỗi giá trị gia tăng.

Phát triển các cụm ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử và sản xuất kim loại, ưu tiên phát triển các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường. Gắn với phát triển công nghiệp với đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao: logistic, tài chính, ngân hàng, bất động sản, công nghệ thông tin và truyền thông.

Phát triển ngành xây dựng theo hướng hiện đại, đủ điều kiện, năng lực về trình độ chuyên môn, tài chính và nhân lực, đáp ứng nhu cầu xây dựng tỉnh trở thành một trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại.

Định hướng phát triển nông, lâm thủy sản:

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất an toàn, hữu cơ, ứng dungjc ông nghệ cao, chuyển đổi số, gắn với du lịch sinh thái cảnh quan. Tập trung phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như chè, cây ăn quả, thịt lợn, gà, gỗ, quế, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh cao.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo hướng tăng cường liên kết theo chuỗi nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chế biến, bảo quản đáp ứng yêu cầu thị trường và xuất khẩu, kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Định hướng phát triển thương mại: phát triển nhanh và bền vững các loại hình thương mại trên địa bàn, xây dựng tỉnh trở thành trung tâm thương mại cấp vùng, trung tâm giao thương và kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội. Củng cố, phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh hiện đại, kết hợp hài hòa giữa phát triển các loại hình thương mại truyền thống gắn với phát triển thương mại điện tử, tạo sự đột phá trên cơ sở mở rộng quy mô, đa hạng loại hình thương mại, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội và đời sống nhân dân. Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm, siêu thị, chợ.

Xây dựng, xúc tiến các mô hình triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế về các sản phẩm, dịch vụ thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ về văn hóa và du lịch, thực hiện hợp tác, liên doanh, liên kết trong sáng tạo, sản xuất, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ và tiêu dùng, tạo điều kiện để các sản phẩm, dịch vụ của tỉnh tham gia các triển lãm, hội chợ có uy tín của quốc tế.

Du lịch:

Phát triển du lịch của tỉnh dựa trên các thế mạnh về du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái gắn với lịch sử, văn hóa, tâm linh, trong đó, tập trung vào khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, khu vực sườn đông Tam Đảo, văn hóa trà, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt an toàn khu ATK, khu di tích Lý Nam Đế.

Nghiên cứu và đầu tư xây dựng hệ thống đặc thù của tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch, tiến hành các hoạt động truyền thống thương hiệu và hình ảnh về du lịch Thái Nguyên.

Chuyển đổi mô hình hoạt động du lịch và các loại hình dịch vụ kinh doanh du lịch để đảm bảo khả năng tích ứng với thị trường mới, bối cảnh mới.

Mạng lưới giao thông 

Các hành lang kinh tế chủ yếu:

Hành lang theo trục giao thông QL3, QL37, cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đường vành đai 5 – Vùng thủ đô Hà Nội.

Hành lang QL37, QL17 là hành lang kết nối các thị trấn, đô thị mới, thu hút đầu tư các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp chế biến và một số trung tâm dịch vụ, đầu mối kỹ thuật, trung chuyển giữa tiểu vùng phía Bắc và phía Nam của tỉnh.

Hành lang QL3, QL3C gắn kết chuỗi đô thị Đu – Giang Tiên – Chợ Chu, là hành lang xương sống khu vực Tây Bắc của tỉnh.

Hành lang QK1B kết nối chuỗi đô thị Hóa Thượng – Quang Sơn – La Hiên – Đình Cả, là hàng lang xương sống của khu vực Đông Bắc của tỉnh.

Vùng phía Nam 

Vùng phía Bắc 

Phát triển 02 vùng kinh tế - xã hội của tỉnh:

Vùng phía Nam với 03 khu vực: Cụm TP Thái Nguyên – Sông Công – Phổ Yên, là khu vực đô thị hóa tập trung, là hạt nhân và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên,

Huyện Phú Bình định hướng trở thành thị xã Phú Bình, là đô thị công nghiệp, công nghệ cao, đổi mới và sáng tạo

Huyện Đại Từ, định hướng là thị xã Đại Từ, là đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch.

Vùng phía Bắc gồm 02 khu vực: Định hướng phát triển là vùng bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, phát triển nông, lâm, công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản và du lịch.

khu vực Đông Bắc gồm 02 huyện: Võ Nhai, Đồng Hỷ.

Khu vực Tây Bắc gồm 02 huyện Định Hóa, Phú Lương.

Phương án quy hoạch hệ thống đô thị: Đẩy nhanh tốc đô đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị gắn với phát triển các khu chức năng. Quy hoạch nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, chất lương công trình, mỹ quan, an toàn và môi trường theo quy định của pháp luật.

Hệ thống đô thị 

Đến năm 2030 hệ thống đô thị tỉnh có 15 đô thị gồm:

01 đô thị loại I là TP Thái Nguyên

02 đô thị loại 2 là TP Sông Công và Phổ Yên

05 đô thị loại IV: thị xã Đại Từ, Thị xã Phú Bình, các thị trấn: Hóa Thượng – huyện Đồng Hỷ, Đu – huyện Phú Lương, Chợ Chu – Huyện Định Hóa.

07 đô thị loại V: các thị trấn Trại Cau – Đồng Hỷ, Sông Cầu – Đồng Hỷ, Đình Cả - Võ Nhai, Giang Tiên – Phú Lương, Quang Sơn – Đồng Hỷ, Bình Yên – Định Hóa, La Hiên – Võ Nhai.

Phát triển xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên đồng bộ, hiện đại, gữu vững tiêu chí đô thị loại I, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục của tỉnh, trở thành một trong những cực tăng trưởng hạt nhân quan trọng của của vùng.

Xây dựng thành phố Phổ Yên và Sông Công gắn với xây dựng các khu Công nghiệp, đô thị, dịch vụ với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hấp dẫn đần tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Khu Công nghiệp – Cụm Công nghiệp:

Đổi mới nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu, ưu tiên thu hút các ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, mang lại giá trị gia tăng cao, tăng nhanh tỷ lệ lấp đầy, nâng cao hiệu quả kinh tế các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã thành lập. Phát triển theo chiều sau các khu công nghiệp để tăng tính cạnh tranh quốc gia và quốc tế, hình thành các cụm liên kết ngành có quy mô lớn.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tập trung và ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tại phía Nam của tỉnh gắn kết với phát triển của vùng Thủ Đô.

Năm 2030 tỉnh có 11 khu công nghiệp, 01 khu công nghệ thông tin tập trung, diện tích 4.245 ha.

Cụm Công nghiệp: 41 cụm, diện tích 2.067 ha.

Khu Du lịch: tập trung phát triển các khu du lịch như: khu di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, hang Phường Hoàng – Suối Mỏ Gà, hang động huyện Võ Nhai, huyện Định Hóa, Đông Tam Đảo, rừng Khuôn Mánh huyện Võ Nhai, …

Khu dịch vụ tổng hợp nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao sân gôn: 13 sân gôn.

Khu vực có vai trò động lực: là khu vực phía Nam và vành đai V Thủ đô Hà Nội, gồm 05 đơn vị hành chính: TP Thái Nguyên, TP Sông Công, TP Phổ Yên, huyện Phú Bình, Đại Từ.

Giao thông đường bộ: gồm 03 trục tuyến dọc, 4 tuyến ngang và 02 tuyến vành đai.

Xây dựng vùng liên huyện:

Vùng liên huyện phía Nam gồm 05 đơn vị hành chính: TP Thái Nguyên, TP Sông Công, TP Phổ Yên, huyện Đại Từ, huyện Phú Bình. Là vùng kinh tế hiện đại, năng động của tỉnh, và của vùng. Là vùng đô thị công nghiệp, dịch vụ, thương mại có vai trò trung tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ và khu vực phía Bắc của vùng Thủ Đô. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, nhất là hạ tầng khu, cụm CN, đô thị, giao thông, điện, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục.

Vùng huyện phía Bắc gồm 04 đơn vị huyện Định Hóa, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ. là vùng nông, lâm nghiệp và công nghiệp khau thác và chế biến khoáng sản của tỉnh. Là vùng du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái của tỉnh và của vùng. Tăng cường đầu tư vào bảo tồn di tích và phát triển giá trị đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ và phát huy giá trị các nguồn lợi từ rừng kết hợp với phát triển du lịch sinh thái. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, ưu tiên hạ tầng giao thông, thoát nước, xử lý nước thải.

Huyện đại từ: là trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh về công nghiệp, nông nghiệp, du lịch của tỉnh. Phấn đấu đạt huyện nông thôn mới năm 2025, cơ bản đạt tiêu chí chủ yếu theo tiêu chuẩn của thị xã, đến năm 2030 trở thành thị xã Đại Từ, cấp đô thị cấp IV.

Huyện Phú Bình: là vùng trọng điểm của tỉnh về phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí theo tiêu chuẩn của thị xã, phấn đầu năm 2030 trở thành thị xã Phú Bình, đô thị loại IV.

Huyện Định Hóa: là khu vực phát triển nông nghiệp, du lịch. Hết năm 2023 đạt huyện nông thôn mới.

Huyện Phú Lương: là khu vực phát triển nông, lâm, công nghiệp khai khoáng.

Huyện Võ Nhai: là khu vực ơphats triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, công nghiệp khai khoáng.

Huyện Đồng Hỷ: Phát triển nông, lâm, khai khoáng, du lịch.

 

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: