QUY HOẠCH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 21/03/2024

Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong 03 tỉnh trung tâm Vùng Thủ đô, có vị trí chiến lược quan trọng trong việc kết nối giữ Thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Phía Bắc, các tỉnh khác trong khu vực. Việc lập qua hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 là một bước quan trọng trong việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

- Văn bản: 158/QĐ-TTg ngày 06.02.2024 về Phê duyệt quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quy mô: quy mô 1.236km2 gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện (02 thành phố, 07 huyện)

+ Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang

+ Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ

+ Phía Đông và Nam giáp thành phố Hà Nội.

- Mục tiêu tổng quát 2030: Thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I, làm tiền đề để trở thành thành phố trực thuộc trung ương; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, phát triển bền vững; là hạt nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp và du lịch hiện đại trong vùng đồng bằng sông Hồng; người dân có cuộc sống chất lượng cao, ấm no, hạnh phúc; có nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống.

+ Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt khoảng từ 10,5 – 11%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2030 đạt khoảng 325 triệu đồng.

Đóng góp của nhân tố TFP vào tăng trưởng kinh tế năm 2030 khoảng 55 – 60%; đóng góp kinh tế số đạt trên 35% GRDP.

Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân thời kỳ 2021 – 2030 đạt khoảng 13%/năm.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 65%; phát triển đạt tiêu chí đô thị loại I trên quy mô toàn tỉnh

Tỷ lệ huyện đạt nông thôn mới đạt 100%; số xã đạt xã nông thôn mới nâng cao đạt 80%, trong đó xã nông thôn mới kiểu mẫu đạt trên 40%.

+ Về xã hội:

Chỉ số phát triển con người HDI là 0,85

Tỷ lệ trường mầm non, phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 100% trong đó 30% đạt chuẩn mức độ 2

Số giupwngf bệnh/vạn dân đạt trên 45 giường; số bác sỹ/vạn dân đạt trên 19 bác sỹ; số dược sỹ đại học/vạn dân đạt trên 5 dược sỹ.

Tỷ lệ hội nghèo giảm còn 0,5%

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 48%

- Tầm nhìn đến năm 2050

Vĩnh Phúc là thành phố trực thuộc trung ương, có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, xanh, sạch đẹp, mang bản sắc riêng, xã hội phồn vinh, thịnh vượng; là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường; người dân có chất lượng cuộc sống cao, hạnh phúc; có nền văn hóa tiên tiến, môi trường sinh thái trong lành, đáng sống; quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

- Các hành lang kinh tế:

+ Hành lang kinh tế động lực phía Đông Nam: là hành lang kinh tế đa chức năng, động lực phát triển của tỉnh, liên kết các khu vực Vĩnh Tường – Yên Lạc – Bình Xuyên – Phúc Yên, đồng thời tăng cường liên kết hoạt động kinh tế với Hà Nội, Thái Nguyên

+ Hành lang phát triển du lịch – đô thị nghỉ dưỡng phía Bắc: là hành lang phát triển dọc theo chân núi Tam Đảo kéo dài qua khu vực hồ Vân Trục hướng ra sông Lô, kết nối các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch golf, du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện tạo hấp dẫn lớn gắn với phát triển bất động sản nghỉ dưỡng.

+ Hành lang phát triển ven sông phía Tây: là hành lang liên kết các huyện Yên Lạc – Vĩnh Tường – Lập Thạnh – Sông Lô, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm logistics, chợ đầu mối nông sản. Tập trung khai thác lợi thế của các trục sông chính trên địa bàn.

- Các vùng tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội:

+ Vùng đô thị, công nghiệp trung tâm: gồm Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương; một phần thành phố Phúc Yên và huyện Bình Xuyên: là khu vực có tiềm năng phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch trong đó có khu du lịch Đại Lải, Đầm Vạc có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa có điểm cảnh quan đẹp.

+ Vùng phía Tây gồm huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch: có điều kiện giao thông kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, thuận lợi thu hút ác dự án công nghiệp và phát triển du lịch.

+ Vùng phía Bắc gồm huyện Tam Đảo, xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên và xã ngọc Thanh thuộc thành phố Phúc Yên: định hướng phát triển trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng có đẳng cấp của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

- Trục động lực phát triển Bắc Nam: là trục liên kết Tam Đảo – Vĩnh Yên – Yên Lạc tới Hà Nội, liên kết cảnh quan, thể hiện sự đa dạng về đại hình và cả quan của tỉnh.

- Ba cực tăng trưởng chính:

+ Vĩnh Yên là cực tăng trưởng trung tâm phát triển kinh tế, đô thị có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội với tỉnh và vùng

+ Phúc Yên: là cực tăng trưởng phía Đông Nam phát triển về công nghiệp – dịch vụ (trong đó du lịch là trọng tâm)

+ Bình Xuyên: là cực tăng trưởng công nghiệp (trọng tâm là công nghiệp công nghệ cao)

- Phát triển hệ thống đô thị

+ Năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65%, bao gồm các đô thị:

02 đô thị loại II: thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên

05 đô thị loại IV: Vĩnh Tường, Tam Đảo, Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc, trong đó Vĩnh Tường, Tam Đảo, Bình Xuyên được thành lập đơn vị hành chính đô thị là thị xã.

19 đô thị loại V: trong đó huyện Lập Thạch có 14 đô thị, huyện Sông Lô có 05 đô thị.

Đến năm 2030 tỉnh đạt tiêu chí của đô thị loại I, làm tiền đề để thành lập thành phố trực thuộc trung ương; sau 2030 Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

- Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp

Quy hoạch phát triển mới 05 khu công nghiệp để đến năm 2030 tỉnh có 24 khu công nghiệp được quy hoạch. Phát triển thành lập mới thêm các khu công nghiệp trong trường hợp được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp.

Nhu cầu phát triển các khu công nghiệp sau năm 2030 với quy mô 7.000 ha và tầm nhìn đến năm 2050 quy mô đến 10.000 ha. Trong đó, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp mới dọc theo các trục đường giao thông huyết mạch như cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường vành đai 4, vành đai 5.

- Cụm công nghiệp: đến năm 2030 quy hoạch phát triển mới 31 cụm công nghiệp, đưa tổng số cụm công nghiệp của tỉnh lên 47 cụm. Đến năm 2050 toàn tỉnh có 51 cụm công nghiệp.

- Phương án phát triển du lịch: Tập trung phát triển các khu vực trọng điểm về du lịch kết hợp với xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ; hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế; là điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

Đầu tư, nâng cấp khu du lịch quốc gia Tam Đảo và từng bước hoàn thiện đáp ứng tiêu chí khu du lịch quốc gia đối với khu du lịch Đại Lải – Ngọc Thanh và phụ cận; khu du lịch Tây Thiên – Tam Đảo II và phụ cận

Đầu tư phát triển các khu du lịch: Hồ Làng Hà, Bắc Ngọc Thanh và hồ Đồng Câu, hồ Xạ Hương, hồ Thanh Lanh, hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc, thác Bản Long,….

- Phương án phát triển mạng lưới giao thông:

Đường bộ Quốc gia: trong đó có tuyến Cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường vành đai 5 – vùng Thủ đô, quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 2D,…

Các tuyến đường thủy nội địa: tuyến Hà Nội – Việt Trì trên sông Hồng; tuyến Việt Trì – Tuyên Quang trên sông Lô.

Các cảng thủy nội địa: Cảng Vĩnh Thịnh; cảng Cam Giá; cảng An Tường; cảng Như Thụy; cảng Đức Bác,….

Các tuyến đường sắt quốc gia: tuyến Hà Nội – Lào Cai, tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Đường sắt đô thị: nghiên cứu xây dựng mới 02 tuyến đường sắt đô thị của Vĩnh Phúc kết nối với các tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, cảng hàng không Nội Bài.

Cảng cạn: cảng cạn Hương Canh tại huyện Bình Xuyên, cảng cạn Lập Thạch tại huyện Lập Thạch, cảng cạn Cam Giá tại huyện Vĩnh Tường.

- Quy hoạch vùng liên huyện: 03 vùng, gồm:

Vùng liên huyện trung tâm: gồm thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, một phần thành phố Phúc Yên và một phần huyện Bình Xuyên. Là vùng có cửa ngõ quan trọng kết nối với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh lân cận; trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh và là động lực phát triển của tỉnh, trung tâm phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành, định hướng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, thương mại dịch vụ, logistics của tỉnh và của vùng đông bằng sông Hồng.

Vùng liên huyện phía Tây: gồm huyện Sông Lô, Lập Thạch. Là trung tâm phát triển công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp phụ trợ; vùng sản xuất nông nghiệp lớn, công nghệ cao gắn với sản xuất hàng hóa và du lịch.

Vùng liên huyện phía Bắc: gồm huyện Tam Đảo, xã Trung Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên và xã ngọc Thanh thuộc thành phố Phúc Yên. Là vùng phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa thể thao, có vai trò quan trọng trong bảo tồn các giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương: phát triển dịch vụ du lịch, văn hóa thể thao, có vai trò quan trọng trong bảo tồn các giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương; phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với ngành chăn nuôi,…

- Quy hoạch xây dựng vùng huyện:

Vùng huyện Bình Xuyên: là vùng trung tâm sản xuất công nghiệp động lực và dịch vụ logistics của tỉnh. Định hướng trở thành thị xã – đô thị loại IV. Trọng điểm thu hút công nghiệp sạch, hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao; các trung tâm nghiên cứu, đào tại nguồn nhân lực, trung tâm logistics, các khu chức năng dichjv ụ hậu cần cảng, khu đô thị mới,…

Vùng huyện Yên Lạc: là vùng kinh tế tổng hợp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, đô thị dịch vụ thương mại. Năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại IV. Tập trung phát triển các vùng nông nghieoej thâm canh cao, theo chuỗi giá trị; tận dụng lợi thế trên trục đường Bắc Nam kết nối với Hà Nội – Vĩnh Yên về tuyến đường Vành Đai 4 để phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, đô thị sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm.

Vùng huyện Tam Dương: là huyện phát triển về kinh tế đô thị và công nghiệp phụ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc. Định hướng năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại IV. Phát triển các khu vực đô thị mới với tiêu chí đô thị xanh – bền vững, đáp ứng tốc độ đô thị hóa của vùng trung tâm tỉnh. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng truyền thống,…

Vùng huyện Lập Thạch: là vùng kinh tế tổng hợp công nghiệp, nông nghiệp, đô thị, du lịch, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây. Kết nối với các địa phương trong tỉnh để phát triển các khu, cụm công nghiệp, nông nghiệp sạch, du lịch sinh thái,….

Vùng huyện sông Lô: là vùng phát triển tổng hợp về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ du lịch, một trong những khu vực phát triển nông nghiệp chính của tỉnh; có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch văn hóa; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ thống di tích và truyền thống lịch sử lâu đời.

Vùng huyện Tam Đảo: là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao, văn hóa,….của tỉnh và cả nước. Phát triển các đô thị xanh, trung tâ thương mại, dịch vụ, dược liệu, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch.

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê shophouse avenue garden, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: