QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA – CÁC HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC GIA

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 15/12/2022

Tập trung hình thành các hành lang kinh tế dọc theo trục Bắc – Nam và hướng Đông – Tây dựa trên các tuyến giao thông đường bộ cao tốc, đường sắt, kết nối các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn và gắn vứi các đô thị, trung tâm kinh tế, địa bàn tăng trưởng. Trong đó ưu tiên các hành lang kinh tế gắn với vùng động lực quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng và hiệu ứng lan tỏa.

Các hành lang chính:

- Hành lang kinh tế Bắc – Nam: ưu tiên hình thành và phát triển hành lang kinh tế Bắc – Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc – Nam (đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Quốc lộ 1A; đường sắt Bắc – Nam và đường sắt tốc độ cao….).

Đây là hành lang kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng, kết nối các vùng động lực, các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của dải ven biển và khu vực phía Tây đất nước.

Hình thành liên kết giữa trung tâm các vùng để tạo mối quan hệ kinh tế liên vùng trên trục hành lang. Mở rộng phát triển đô thị và hệ thống kê, cụm công nghiệp, trung tâm tỉnh và vùng. Xây dựng phương án, bố trí không gian phát triển đô thị, khu công nghiệp, trung tâm logistics…gắn với hành lang kinh tế Bắc – Nam trong các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để từng bước hình thành hành lang kinh tế.

- Phát triển hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là trục kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc và kết nối vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước; thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc

- Phát triển hành lang kinh tế Mộc Bài – Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng Tàu gắn với hành lang kinh tế xuyên Á, là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Nam Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế trong dài hạn

- Hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc – Nam phía Tây địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Hành thành hành lang kinh tế Tây Nguyên – Đông Nam Bộ nhằm thúc đẩy phát triển, liên kết vùng, gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh. Đây là hành lang kinh tế kết nối các vùng nguyên liệu cây công nghiệp, công nghiệp chế biến, liên kết phát triển du lịch “con đường xanh Tây Nguyên”, tăng cường tác động lan tỏa của các đô thị trung tâm vùng, tiểu vùng như Buôn Ma Thuật (Dak Lak), Pleiku, Đồng Xoài

Các hành lang kinh tế Đông – Tây: từng bước hình thành các hành lang kinh tế:

+ Hành lang kinh tế Điện Biên – Sơn La – Hòa Bình – Hà Nội, kết nối tiểu vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tiểu vùng Tây Bắc

+ Hành lang kinh tế Cầu Treo – Vũng Áng kết nối các địa phương Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ra cảng biển tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cá tỉnh Bắc Trung Bộ.

+ Hành lang kinh tế Lao Bảo – Đông Hà – Đà Nẵng gắn với với hành lang kinh tế Đông – Tây thuộc tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), kết nối các địa phương phía Nam Myanma, miền trung Thái Lan và Lào ra cảng biển của miền Trung Việt Nam, thúc đẩy giao lưu thương mại, du lịch, đầu tư giữa các nước, phát triển các địa phương Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

+ Hành lang kinh tế Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn, là cửa ngõ ra biển của khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, kết nối các tỉnh Bắc Tây Nguyên với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và cảng biển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

+ Hành langkinh tế Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, trục ngang trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, kết nối với cảng biển phía ngoài khơi của Trần Đề phục vụ xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng trong tương lai, thúc đẩy phát triển khu vực này thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, logistics liên quan đến nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Hành lang kinh tế Hà Tiên – Rạch Giá – Cà Mau: kết nối với hành lang ven biển phía Nam của tiểu cùng Mê Công mở rộng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Tây và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thông tin tham khảo: biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: