QUY HOẠCH VỀ VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 16/08/2023

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Trong đó có 03 tiểu vùng: Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); vùng kinh tế trọng điểm miền trung (Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định) và vùng Nam trung bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận)

Văn bản: Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030:

Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ là vùng phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn của cả nước với các khu kinh tế ven biển và hệ thống đô thị ven biển đạt chuản quốc gia và khu vực; là cửa ngõ ra biển của vùng Tay Nguyên và nước bạn Lào; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng an ninh và chủ quyền biển, đảo được bao đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030:

Giai đoạn 2021 – 2030: tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7 – 7,5%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng từ 2,5 – 3 lần so với năm 2020, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 11,5%, công nghiệp – xây dựng chiếm 40,7%, dịch vụ chiếm 37,5%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 10,3%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 30%; kinh tế số trong GRDP vùng đạt khoảng 30%. GRDP bình quân đầu người đạt 156 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách nhà nước chiếm 20 – 25% cả nước; tốc độ tăng thu nội địa cao hơn 2-3 điểm % so với bình quan cả nước. Phấn đấu tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 47 – 48%. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu khoảng 30%.

Chỉ số phát triển con người (HDI) cao hơn trung bình cả nước. Thu nhập bình quan đầu người gấp 1,2 lần trở len so với trung bình cả nước. Tỷ lệ lao đọng qua đào tạo khoảng 75%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 35-40%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1 – 1,5%/năm, trong đó tỷ lệ trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Đạt 32 giường bệnh/vạn dân; 11 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số.

Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 54%. 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt khoảng 90%. 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đang hoatjd dộng có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xủ lý triệt để.

Tầm nhìn đến năm 2045:

Bắc trung bộ và duyên hải Trung bộ là vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực Châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biển đổi khí hậu; là nơi các giá trị văn hóa, lịch sử, hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo được đảm bảo vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

Giải pháp: 07 giải pháp

1 tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng.

Thực hiện quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, tạo cơ sở pháp lý để các địa phương trong vùng liên kết, hợp tác; là công cụ điều phối, quản lý thống nhất vùng và các tiểu vùng; phân công rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ trên cơ sở chuyên môi hóa cao phù hợp với lợi thế so sánh của các địa phương và tiểu vùng.

Nghiên cứu tổ chức không gian phát triển theo tiểu vùng: tiểu vùng Bắc Trung Bộ, tiểu vùng Trung Trung Bộ và tiểu vùng Nam Trung Bộ. Trong đó tiểu vùng Trung Trung bộ có vai trò động lực, có tác động lan tỏa, lôi kéo và thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng.

Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển doanh nghiệp và thu hút nguồn lực nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là các ngành kinh tế biển. Hình thành các cụm liên kết ngành ở phạm vi liên tỉnh, liên vùng gắn với các trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc gia, quốc tế theo hướng tăng cường phân cấp, nâng cao vai trò, phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của các đại phương trong quản lý, phát triển kinh tế. Sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về tài chính cho phép các địa phương huy động, phân bổ và chia sẻ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu chung của vùng. Trong đó, có hệ thống hạ tầng kết nối nội vùng, liên vùng, các dự án có quy mô và sức lan tỏa trong vùng và liên kết vùng.

Rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách và nguồn lực đầu tư để năng cao hiệu quả hợp tác phát triển các quy hoạch liên tỉnh như Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An, Nam Nghệ Anh – Bắc Hà Tĩnh, Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình; Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa, Bắc Quảng Nam – Nam Đà Nẵng, Bắc Phú Yên – Nam Bình Định. Đầu tư các hành lang kinh tế Lao Bảo – Đông Hà – Đà Nẵng; La Lay – Mỹ Thủy; Cầu Treo – Vũng Áng; Bờ Y – Pleiku – Quy Nhơn; Vân Phong – Buôn Ma Thuột; Phú Yên – Đắc Lắc.

Đầu tư các hạ tầng trọng yếu đảm bảo liên kết vùng và các tiểu vùng như giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, kinh tế số, đô thị, đào tạo nguồn nhân lực, du lịch, logistics, môi trường và thích ứng với biển đổi khí hậu.

2 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấ kinh tế vùng, thúc đẩy kinh tế biển.

Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển nhất là các ngành như du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió ven bờ và năng lượng gió ngoài khơi, các ngành kinh tế biển mới.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp vùng theo hướng hiện đại với những sản phẩm có thế mạnh, có thương hiệu và tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất của khu vực và toàn cầu. Cơ cấu lại công nghiệp, ưu tiên khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế. Mở rộng và xây dựng trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại khu kinh tế Dung Quất, hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là điện gió và điện gió ngoài khơi; nghiên cứu và định hướng phát triển khai thác năng lượng hydrogen. Triển khai công tác thẩm lượng, thẩm định, phê duyệt trữ lượng đối với mỏ Báo Vàng, Kèn Bầu; tích cự triển khai chuỗi dự án Cá Voi Xanh. Phân bố không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế ven biển gắn với các cảng biển, các tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, các đường quốc lộ kết nối Tây nguyên với vùng.

Cơ cấu lại và đổi mới mô hình phát triển nông nghiệp vùng; tăng cường đầu tư cho ứng dụng khoa học – công nghệ và hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu lại nông, lâm nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm bền vững và hiệu quả cao.

3 Tập trung phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông.

Phát triển hệ thống đô thị vùng có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại theo mô hình, tiêu chí tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, sinh thái, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu,kết nối trong nước và quốc tế, coi đây là một trong những khâu đột phát cho phát triển vùng. Phát triển mạng lưới đô thị gắn với phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh tế của khẩu, các trung tâm thương mại, dịch vụ theo hướng đa trung tâm tạo mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các địa phương trong vùng; hình thành 04 tiểu vùng đô thị hóa tại Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Phát triển các đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân cấp vùng và tiểu vùng như xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính Quốc tế cấp vùng. Phát triển đảo Lý Sơn, trở thành trung tâm du lịch biển – đảo.

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tậng giao thông vùng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi nội vùng và liên vùng. Kết nối đồng bọ hệ thống giao thông với các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp, khu công nghệ cao Đà Nẵng và các cảng hàng không, cảng biển. Tập trung đầu tư phát triển hệ thống đường bộ cao tốc, đặc biệt cao tốc Bắc – Nam phía Đông để kết nối toàn bộ các địa phương trong vùng. Xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội – Viên Chăn (đoạn qua Nghệ An), đường cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo; đường cao tốc Đà Nẵng – Thạch Mỹ - Ngọc Hồi – Bờ Y. Năm 2030 toàn vùng có 1.554km đường bộ cao tốc; hoàn thành tiyeens đường bộ ven biển. Nghiên cứu đầu tư tuyến đường cao tốc trục ngang kết nói cửa khẩu quốc tế với các cảng biển. Nâng cấp, cải tạo và khai thác hiệu quả 09 cảng hàng không hiện có trong vùng, đầu tư xây dựng cảng hàng không mới tại Phan Thiết, Quảng Trị. Phát triển các cảng biển có tiềm năng thành cảng biển đặc biệt tại Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa.

4 Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển đảo, rừng; bảo vệ moi trường, nhất là môi trường biển; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

5 Phát triển toàn diện văn hóa – xã hội vùng

6 Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại

7 tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng.

Tài liệu tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden

 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê shophouse avenue garden, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: