THÔNG TIN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 - RANH GIỚI NỘI ĐÔ LỊCH SỬ VÀ NỘI ĐÔ MỞ RỘNG CỦA HÀ NỘI

Đăng bởi SJK Land - 01 vào lúc 05/07/2021

Đường Vành đai 2 là một trong những tuyến đường quan trọng bậc nhất Hà Nội. Tuyến đường không chỉ là đường giao thông mà còn là ranh giới phân cách giữa nội đô lịch sử và nội đô mở rộng. Trước đây chúng tôi đã gửi đến quý khách hàng về thông tin đường Võ Chí Công – một phần của đường vành đai 2, và ảnh hưởng đến shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây trong chuyên mục này chúng tôi xin thông tin đầy đủ về tuyến đường Vành đai 2 này.  Đường Võ Chí Công 

Tuyến đường Vành đai 2 bắt đầu từ dốc Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - Nhật Tân (đoạn này cách dự án shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây 300m) và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù, Quốc lộ 5, tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai thành một Vành đai khép kín.

Đường Vành đai 2 hiện tại một số đoạn có lòng đường rộng từ 10 – 12 m, dọc hai bên đường phát triển nhiều các khu dân cư. Hiện tại tuyến đường Vành đai 2 hoàn toàn không phù hợp với lưu lượng giao thông và chức năng của đường. Việc nâng cấp và hoàn thiện tuyến đường Vành đai 2 sẽ mang chức năng đường
phố chính đô thị và là một tuyến đi vòng qua khu vực đô thị. Những đường phục vụ song song với Vành đai 2 trong phạm vi 50 – 100 m sẽ được nghiên cứu để phục vụ những khu vực nội bộ. Những đường này sẽ có những điểm hạn chế để dẫn vào đường chính. Các đường nội bộ nối thẳng vào trục chính sẽ được đóng lại và nối qua các đường khu vực cấp 2, đường trong khu vực Quận Thanh Xuân và Quận Hai Bà Trưng. Sau khi quy hoạch, vành đai 2 được chia thành 11 đoạn tuyến với quy mô như sau:

 * Đon 1: Từ dốc Vĩnh Tuy tới Nút Chợ Mơ (dọc theo đường Minh Khai) ;
- Đoạn tuyến từ dốc Vĩnh Tuy tới Nút Chợ Mơ có chiều dài 2.38km, lòng đường hiện tại B= 8,5 - 25.5m (đảm bảo 2 - 4 làn xe). Tổng chiều rộng mặt cắt hiện tại B= 14 – 25,5 m; tuyến đường này hiện tại đang được thi công với tiến độ rất nhanh. Quy hoạch đoạn tuyến có quy mô mặt cắt ngang gồm 6 làn xe cơ giới và 2làn hỗn hợp rộng 6 m và vỉa hè mỗi bên 6,0 m. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang quy hoạch điển hình B = 53,5 m. Đoạn tuyến được quy hoạch đường trên cao chạy giữa với mặt cắt ngang 19 m.

 * Đon 2: Nút Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng (dọc theo phố Đại La):
- Đoạn tuyến từ Nút Chợ Mơ tới Ngã Tư Vọng có chiều dài 1,38 km bắt đầu từ
nút giao Chợ Mơ tới nút giao Ngã Tư Vọng, lòng đường hiện tại rộng 8,5 – 10
m, vỉa hè bên trái rộng 2,5 m và bên phải 1,5 m. Tổng chiều rộng mặt cắt hiện
tại B = 12,5 – 15,5m.


- Đoạn tuyến được quy hoạch với quy mô mặt cắt ngang gồm mỗi bên 3 làn xe cơ giới (3x3,75 m) và 2 chiều xe hỗn hợp (6 m) vỉa hè mỗi bên 6 m. Tổng chiều rộng mặt cắt quy hoạch điển hình B =53,5 – 60 m, được quy hoạch đường trên
cao chạy giữa với mặt cắt ngang 19 m.

* Đon 3: Từ Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở (dọc theo đường Trường Chinh):
- Đoạn tuyến từ Ngã Tư Vọng tới Ngã Tư Sở có chiều dài 2,5 km, lòng đường
hiện tại được làm 2 đoạn: từ Ngã Tư Vọng đến ngã tư giao với đường Lê Trọng
Tấn rộng 14 m, từ ngã tư Lê Trọng Tấn đến Ngã Tư Sở rộng 9m. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang B = 12 – 17 m.

- Quy hoạch đoạn tuyến từ Ngã Tư Vọng tới Ngã Tư Sở (dọc theo đường Trường
Chinh) có quy mô mặt cắt ngang gồm mỗi bên 3 làn xe cơ giới (3x3,75 m) và chiều xe hỗn hợp (6 m). Tổng chiều rộng mặt cắt quy hoạch điển hình B = 53,5
m, đường trên cao chạy giữa được quy hoạch mặt cắt ngang 19 m. Đoạn đường này hiện đã thi công xong cả phần đường bên dưới và cầu cạn bên trên, đưa vào lưu thông rồi.

* Đon 4: Từ Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (dọc theo đường Láng):
- Đoạn tuyến từ Ngã Tư Sở - Cầu Giấy có chiều dài 3,88km, đây là tuyến đi dọc
theo đường Láng và song song với sông Tô Lịch. Lòng đường hiện tại bao gồm
2 phần xe chạy, phần bên phải rộng khoảng 10,2 m và phần bên trái rộng khoảng 7 m, dải phân cách giữa làn chính và làn phụ trồng cây rộng 3m, chiều
rộng mặt cắt ngang hiện tại B = 25,2 m. Chiều rộng từ mép hè bên trái tới bờ
sông Tô Lịch khoảng 5 – 10 m, phần diện tích này hầu như không sử dụng và
chỉ để trồng cây tạo cảnh quan.

- Quy hoạch đoạn tuyến từ Ngã Tư Sở tới Cầu Cót có quy mô mặt cắt ngang
B=53,5m gồm mỗi bên 3 làn xe cơ giới (3x3,75 m) và chiều xe hỗn hợp 7m vỉa
hè 6 m. Đoạn Cầu Cót- Cầu Giấy: có B=50m đảm bảo mỗi bên sẽ có 3 làn xe cơ
giới (3x3,75 m) và vỉa hè 6 m. Đường trên cao được quy hoạch mặt cắt ngang
19 m.

* Đon 5: Từ nút giao Cầu Giấy đến Bưởi (dọc theo đường Bưởi):
- Chiều dài đoạn 1,88 km, hiện tại đã được đầu tư theo quy hoạch. Cụ thể như
sau:
- Quy hoạch doạn tuyến gồm 6 làn xe cơ giới dọc theo phía Đông sông Tô Lịch,
phía Tây đường đê hiện tại, phần đường xe địa phương xây dựng trên cơ sở cải
tạo đê Bưởi hiện có (với cao độ giữ nguyên như cao độ hiện tại) với lòng đường
rộng 7,5 m, vỉa hè từ 3 – 5 m. Phía sát sông Tô Lịch xây dựng thêm một chiều
xe hỗn hợp B=7,5 m hè 5 m với cao độ thấp hơn đường hiện tại. Bề rộng MCN
B=57,5m. Đoạn đường này hiện tại cũng đã hoàn thiện đi vào sử dụng, có cả phần cầu cạn, cách dự án shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây 1km.

* Đon 6: Từ nút giao Bưởi đến Nút giao Xuân La - Nhật Tân (tuyến đường mới chạy song song phía trái đường Lạc Long Quân):

Đoạn từ Bưởi tới Nhật Tân dài 3,98 km hiện tại đã được đầu tư theo quy hoạch.
Quy mô mặt cắt ngang từ 57,5 m đến 64 m cụ thể từng đoạn như sau:

- Đoạn Bưởi - Xuân La : Mỗi bên bố trí 3 làn xe cơ giới + chiều xe hỗn hợp, hè
phố mỗi bên 8 m. Dải phân cách giữa rộng 3,0 m. Tổng chiều rộng mặt cắt
ngang B = 57,5 m. Đoạn đường này là khoảng cách gần nhất đến shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây.

- Đoạn Xuân La - Nhật Tân: Mỗi bên bố trí 3 làn xe cơ giới + làn hỗn hợp, hè
phố mỗi bên 5,5 m. Riêng trong đoạn từ Xuân La - Nhật Tân để dành 5 m cho
đường sắt trên cao từ Sân bay Nội bài về trung tâm TP Hà Nội (Chi tiết xem
Chương 9 mục các tuyến đường sắt đô thị). Tổng chiều rộng mặt cắt ngang B =
64 m.

* Đoạn 7: Từ nút giao Nhật Tân - Nút giao Vĩnh Ngọc (trên tuyến QL5 kéo dài):
Đoạn tuyến từ nút giao phía Bắc cầu Nhật Tân tới nút giao Vĩnh Ngọc có chiều dài 5,78 km (trong đó cầu Nhật Tân qua sông Hồng có chiều dài 3,28 km). Điểm đầu đoạn tuyến nằm trên Vành đai 2 tại vị trí xã Phú Thượng, điểm cuối tuyến nằm phía Bắc sông Hồng (địa phận thôn Ngọc Chi, xã Vĩnh Ngọc). Đây là cầu mới qua sông Hồng và nằm trong quy hoạch hệ thống cầu qua sông Hồng của Thủ đô Hà Nội. Cầu Nhật Tân có chức năng chính là nối liền giữa khu đô thị mới Bắc sông Hồng với khu trung tâm đô thị cũ tại nội thành. Mặt cắt ngang qui hoạch 6 làn cơ giới + 2 làn hỗn hợp và vỉa hè 8 m Tổng bề rộng B= 64m. Hiện nay đã đầu tư hoàn thiện và đang khai thác.

* Đoạn 8 : Từ nút giao Vĩnh Ngọc - nút giao Đông Hội (vượt kênh Ngũ Huyện
Khê, dọc theo tuyến QL5 kéo dài) :

Đoạn tuyến từ nút giao Vĩnh Ngọc đến nút giao Đông hội (kênh Ngũ Huyện Khê). Có chiều dài 9,25 km. Đoạn tuyến này nằm trên tuyến đường QL 5 kéo dài từ Cầu Chui - Đông Trù - Vĩnh Ngọc - Nam Vân trì và đây sẽ là “trục lõi” của khu đô thị mới Bắc sông Hồng. Mặt cắt ngang qui hoạch 4 làn cơ giới + 2 làn xe buýt, 2 làn xe thô sơ và vỉa hè mỗi bên 10 m Tổng bề rộng B= 70 - 72,5 m. Hiện nay đoạn tuyến từ Vĩnh Ngọc - Đông Hội đã được đầu tư với bề rộng quy hoạch và khai thác với phần mặt đường giai đoạn 1.

* Đoạn 9: Từ nút giao nút giao Đông Hội tới nút giao Cầu Chui (qua cầu Đông
Trù, đi dọc theo QL5 kéo dài):


Đoạn tuyến từ nút giao Đông Hội tới nút giao cầu chui có chiều dài 3,75 km (trong đó cầu Đông Trù có chiều dài 1 km), cầu Đông Trù được xây dựng mới. Mặt cắt ngang qui hoạch 4 làn cơ giới + 2 làn xe buýt, 2 làn xe thô sơ và vỉa hè mỗi bên 8 – 10,28 m Tổng bề rộng B= 68 m. Hiện nay đoạn tuyến từ Đông Hội tới nút giao cầu Chui đã được đầu tư với bề rộng quy hoạch và khai thác với phần mặt đường giai đoạn 1.

* Đoạn 10: Từ nút giao cầu Chui tới Sài Đồng (dọc theo QL5 hiện tại):

Từ nút giao cầu Chui tới Sài Đồng (dọc theo QL5 hiện tại): Hiện tại đoạn tuyến này đã được xây dựng bề rộng mặt đường B = 30 m với 6 làn xe. Mặt cắt ngang quy hoạch được mở rộng 6 làn cơ giới hai làn hỗn hợp, vỉa hè mỗi bên 3,5 – 8 m với chiều rộng mặt cắt quy hoạch điển hình B = 60 m.

* Đon 11: Từ nút Sài Đồng về đến nút giao Minh Khai (khép kín Vành đai 2):
Đoạn tuyến từ Sài đồng đến nút giao Minh Khai mỗi bên bao gồm 2 làn xe cơ giới (2x3,75 m), làn xe buýt B=4,25 m và làn xe tổng hợp B = 6 m vỉa hè 7,75 – 9 m. Tổng chiều rộng mặt cắt quy hoạch điển hình B = 57,5 – 60 m. Mặt cắt ngang cầu Vĩnh Tuy trên đoạn tuyến này có quy mô như sau: Mỗi bên 2 làn xe cơ giới (2x3,75m), làn xe buýt B = 4,25 m và làn xe hỗn hợp B = 5,5 m. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang cầu giai đoạn hoàn chỉnh B = 40,5 m. Do ùn tắc giao thông giữa 2 bờ Bắc và Nam sông Hồng do lưu lượng giao thông tăng nhanh làm quá tải cầu Chương Dương, UBND thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn I và tuyến đường hai đầu cầu để đảm bảo lưu thông giữa 2 bờ Bắc và Nam sông Hồng. Dự án cầu Vĩnh tuy giai đoạn 2 đã phê duyệt dự án đầu tư. Vành đai 2 là vành đai khép kín với tổng chiều dài 38,91 km.

Tuyến đường hiện tại đang còn một số điểm phải thi công như Minh Khai, Đại La hoặc đường Láng. Không lượng công việc lớn, tính chất rất phức tạp trong thi công vì ở nội đô. Nhưng so với trước đây thì toàn tuyến đã di chuyển thuận lợi hơn rất nhiều rồi. Đây là điểm nhấn rất lớn dành cho cư dân shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây nói riêng và dân cư hai bên đường nói chung.

Công ty Cổ phần phát triển SJK Việt Nam đơn vị phân phối shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây, cho thuê văn phòng Starlake. Liên hệ hotline: 035.989.3555 hoặc 0987.429.748

Trân trọng!

Tags : Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch, tiến độ hạ tầng
popup

Số lượng:

Tổng tiền: