DỰ ÁN SHOPHOUSE, BIỆT THỰ K5, K7 CÓ NHỮNG TUYẾN ĐƯỜNG NÀO ĐI QUA (CẤP LIÊN KHU VỰC TRỞ LÊN)

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 28/06/2021

Tây Hồ Tây luôn được đánh giá là khu vực có hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ nhất Hà Nội. Các tuyến đường được phân cấp từ cấp cao tốc đô thị, trục chính đô thị, tới các đường liên khu vực, đường khu vực….giúp cư dân shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây nói riêng và khu vực lưu thông rất thuận lợi, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Cùng chúng tôi tìm hiểu vậy có những tuyến đường nào đi qua khu vực này. (Có những tuyến đường hiện hữu và có những tuyến đường mới làm được một phần). Chúng tôi xin thống kê lại các tuyến đường cách dự án 4km trở lại.

Tuyến đường giao thông khu vực 

Trục CT2: Vành đai 3

Vành đai 3 có chiều dài khoảng 68.21 km. Đoạn từ nút Quang Minh của đường Thăng Long - Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Sài Đồng - cầu Phù Đổng - Ninh Hiệp (Bắc ga Yên Viên Bắc). Đoạn tuyến phía Bắc từ Bắc ga Yên Viên Bắc đến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài theo quy hoạch 90 đã được điều chỉnh đi qua các điểm khống chế Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương – Nam Hồng (nằm ở phía Nam của đường sắt vành đai phía Bắc, đã cải tránh khu di tích Cổ Loa). Đoạn Mai Dịch - Pháp Vân và đoạn qua cầu Thanh Trì đã được thi công hoàn chỉnh. Đoạn từ Mai Dịch – Nam Thăng Long mới được hoàn thành vào phần đường bên dưới vào tháng 10/2019 và phần cầu cạn được thông xe vào tháng 10/2020. Đây là tuyến đường có vai trò quan trọng bất nhất thủ đô và của cư dân biệt thự, shophouse K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây.

Trục TC1: Vành đai 2:

Tuyến đường Vành đai 2 bắt đầu từ dốc Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - Nhật Tân và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù, Quốc lộ 5, tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai thành một Vành đai khép kín. Tuyến đường này đi qua Tây Hồ với tên Võ Chí Công, tuyến đường cách khu shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây 400m, con đường kết nối trung tâm Hà Nội cũ với Hà Nội mới cũng là ranh giới phân định nội đô lịch sử và nội đô mở rộng.

Trục TC5: Trục TC5 bắt đầu từ cầu Hồng Hà qua các tuyến phố chính: An Dương Vương – Âu Cơ – Nghi Tàm – Yên Phụ - Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư – Nguyễn Khoái đến cầu Thanh Trì với chiều dài 29,08 km được quy hoạch mặt cắt ngang 40-60m, phát triển đô thị một bên đường với quy mô 6 làn xe cơ giới và 4 làn hỗn hợp, sau khi tuyến được xây dựng TC5 vừa có tính chất quan trọng với giao thông toàn thành phố kết nối đô thị hai bờ tả hữu sông Hồng vưa có ý nghĩa cảnh quan rất lớn góp phần vào phát triển du lịch dọc sông Hồng. Cách shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây 3,4km, con đường này chạy dọc theo phân khu đô thị hai bên bờ sông Hồng, một số đoạn trùng với đường hiện hữu như An Dương Vương, Âu Cơ, Nghi Tàm.

Trục TC6: Trục Tây Thăng Long (từ VĐ 2 tới VĐ 3 và kéo dài tới VĐ 4).

Trục TC6 đi từ nút giao Tây Hồ Tây (VĐ 2) qua VĐ 3 đến Cổ Nhuế đi tiếp cắt VĐ 4 tại xã Tân Hợi theo quy hoạch sẽ nối vào đường QL32 tại đô thị vệ tinh Sơn Tây. Đoạn trong đô thị trung tâm có chiều dài 12,91km, quy mô mặt cắt ngang 60,5m gồm 6 làn cơ giới và 4 làn hỗn hợp. Trục TC6 có tính chất kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh Sơn Tây.

Cách dự án biệt thự, shophouse K5, K7 Starlake Tây Hồ tây 500m. Đây là trục hướng tâm quan trọng nhất của khu vực khi đóng vai trò là trục xương sống theo chiều Đông – Tây của khu đô thị và là ranh giới mềm với khu đô thị Ngoại Giao Đoàn. Tuyến đường đã hoàn thiện đoạn từ đường Phạm Văn Đồng nối với Võ Chí Công giúp cư dân đi lại thuận tiện hơn.

Trục TC7: Trục Văn Cao – Vành đai 2 – Hoàng Quốc Việt – Vành đai 4 (trục Hồ tây – Ba Vì)

Trục TC7 xuất phát từ đường Văn Cao đi theo đường Hoàng Hoa Thám ra đường Hoàng Quốc Việt qua huyện Hoài Đức đến VĐ 4. Trục có chiều dài 13,96km:

- Đoạn Văn Cao – đến VĐ 3.5 có mặt cắt ngang 50-53.5m gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp, chiều dài 9,07 km.

- Đoạn qua Hoài Đức tuyến tách thành 2 nhánh đi song song với nhau tạo cảnh quan đô thị và phục vụ giao thông đô thị với mặt cắt ngang 350m gồm phần đường mỗi bên rộng 70m, phần giải phân cách giữa tạo cảnh quan rộng 210m, chiều dài 4,89km.

Trục TC7 có tính chất liên kết đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành phía đông Hà Nội.

Trục đường này chính là đường Văn Cao hiện hữu, cách dự án shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây khoảng 2km. Đây là phương án sau này kết nối rật thuận tiện với trung tâm quận Đống Đa.

Trục TC8: Trục đê Hữu Hồng – Kim Liên – Ô Chợ Dừa – Cầu Giấy – Vành đai 4

Tuyến đi bám theo trục đường quy hoạch số 1 phía nam sông Hồng xuất phát từ đê Nguyễn Khoái đi theo Đại Cồ Việt – Xã Đàn – La Thành – Cầu Giấy – Xuân Thủy – tiếp tục dọc theo QL32 đến VĐ 4 với chiều ài 21,15km. Theo qy hoạch tuyến được kéo dài theo QL32 tới đô thị vệ tinh Sơn Tây.

- Đoạn từ đê Nguyễn Khoái đến hết đường Trần Khát Chân được quy hoạch mặt cắt ngang 60m gồm 6 làn cơ giới và 4 làn hỗi hợp.

- Doạn đường từ Đại Cồ Việt được quy hoạch với mặt cắt ngang rộng 50m với 8 làn xe.

- Đoạn Cầu Giấy – Xuân Thủy giữ nguyên mặt cắt ngang hiện trạng B=33-35m.

- Đoạn từ VĐ 3 đến VĐ 4 được quy hoạch 8 làn xe với quy mô mặt cắt ngang B = 50m.

Đường này chính là đường Quốc lộ 32 – đoạn qua gần dự án là đường Cầu Giấy cách shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây 2km.

Trục TD1: trục Lĩnh Nam – Kim Đồng – Định Công – Khương Đình – Yên Hòa – Xuân Đỉnh – Phú Thượng (vành đai 2,5)

Trục TD1 bắt đầu từ Lĩnh Nam chạy qua Kim Đồng – Định Công – Nguyễn Trãi – Yên Hòa – Xuân Đỉnh và kết thúc tại vành đai 2 ở Phú Thượng với tổng chiều dài 19,60 km. Tuyến có tính chất như đường vành đai trong khu đô thị phía nam sông Hồng.

- Trong đó, đoạn tuyến từ vành đài 3 đến Trần Thái Tông dài 12,40 km có quy mô mặt cắt ngang 40 m được quy hoạch 4 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp.

- Đoạn tuyến từ Trần Thái Tông đi Xuân Đỉnh theo quy hoạch 90 hướng tuyến đi theo đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài và Nguyễn Phong Sắc qua công viên Hòa Bình tuyến tách thành hai nhánh kết nối với đường Phạm Văn Đồng và đường trục 50 m. Để phát huy hiệu quả tuyến đường vành đai kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến đi theo đường Yên Hòa – bảo tàng Dân Tộc Học – Xuân Đỉnh kết nối với đường trục phía Bắc khu đô thị Ciputra với mặt cắt ngang rộng 50 m được quy hoạch thành 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp.

Con đường này đi qua trước mặt dự án shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây. Mặt shophouse quay ra mặt đường này chính là loại sản phẩm kinh doanh có giá trị bậc nhất khu vực.

Trục liên khu vực LK1: Phú Thượng - Thượng Cát – Liên Hồng - Đức Thượng - An Khánh dài 26,94 km chạy từ Phú Thượng qua Thượng Cát rồi kết thúc tại giao với Đại lộ Thăng long tại xã An Khánh. Tuyến có quy mô mặt cắt ngang từ 40 m. Chính là đường hiện hữu chạy bao quanh phía Bắc Ciputra nối cầu Thăng Long và cầu Nhật Tân, cách dự án biệt thự, shophouse K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây 3,4km.

Trục liên khu vực LK3: Đức Thượng - Phú Diễn - Xuân La. Tuyến đi qua các xã Đức Thượng, Tân Lập, Minh Khai, Phú Diễn, Xuân La có chiều dài 13,13 km, mặt cắt ngang B=40 m, gồm 4 làn xe. Tuyến đường này chính là đường chạy qua chính giữa khu đô thị có hướng đông – tây mà hiện hữu đã có. Tuyến đường cách dự án biệt thự, shophouse K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây 250m.

Trục liên khu vực LK23: Đông Ngạc - Cổ Nhuế - Cầu Diễn - Mễ Trì. Đường dọc hai bên bờ sông Nhuệ, bắt đầu từ cống Chèm - xã Đông Ngạc, kết thúc tại đại lộ Thăng Long. Tuyến có chiều dài 12,46 km, mặt cắt ngang B = (12-17,5)x2, với 4 làn xe (mỗi bên 2 làn). Đường này chính là đường ven sông Nhuệ hiện tại (một phần trùng với đường K3), cách dự án 1,8km.

Trục liên khu vực LK24: Trục Nhật Tân – Yên Phụ - Trần Khát Chân có chiều dài 10,08 km, quy mô mặt cắt ngang 45-50 m. Tuyến đường này đi song song với trục TC5, có điểm xuất phát tại chân cầu Nhật Tân, cách dự án shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake 3,6km.

Trục liên khu vực LK25: Thụy Phương - Phú Thượng. Tuyến có tổng chiều dài 5,78 km, mặt cắt ngang B=40-64 m, gồm 4 làn xe. Đoạn giao với đường Vành đai 3 mặt cắt ngang 64 m, còn lại mặt cắt ngang là 40 m. Đường này chính là đường này giao cắt với đường Phạm Văn Đồng ngay tại nút giao Xuân Đỉnh cũ, cách dự án 2,9km

Trục liên khu vực LK26: Đi qua các xã Xuân Đỉnh - Nghĩa Tân - Dịch Vọng. Tuyến có chiều dài 4,95 km, mặt cắt ngang B=30m, với 4 làn xe. Cuối tuyến kết nối vào Vành đai 2,5 tạo thuận lợi cho giao thông theo hướng Đông – Tây.

Đường này là tuyến đường bao phía Tây của khu đô thị - vẫn hay gọi là đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, cách dự án shophouse, biệt thự K5, K7 Starlake Tây Hồ Tây 500m

Trục liên khu vực LK27: Đi từ Cầu Diễn đến xã Dịch Vọng. Theo quy hoạch chung tuyến bắt đầu từ khu vực Cầu Diễn, kết thúc tại đường LK26. Tuy nhiên, để giảm tải cho đường Xuân Thủy thường xuyên bị ùn tắc giao thông tuyến đường này sẽ được kéo dài đoạn từ đường LK26 đi về phía nam của công viên Yên Hòa và kết nối vào đường Vành đai 2,5. Tuyến có chiều dài 3,88 km, mặt cắt ngang B=40 m, với 4 làn xe. Tuyến đường theo đường 2.5 đi về công viên Cầu Giấy, cách dự án 2,8km

Trục liên khu vực LK28: Trục Hữu Hồng – Hùng Vương – Văn Cao, trong đó đoạn từ Hữu Hồng – Hùng Vương dài 1,7 km, quy mô mặt cắt ngang 20-26 m, đoạn Hùng Vương – Văn Cao dài 2,22 km, quy mô mặt cắt ngang 53,5 m. Tuyến đường cách dự án vào khoảng 2km, ngay điểm cuối của đường Văn Cao giao với Hoàng Hoa Thám.

Trục liên khu vực LK29: Trục Tràng Tiền – Tràng Thi – Nguyễn Thái Học – Kim Mã – Voi Phục. Tuyến bắt đầu từ đê Hữu Hồng đi theo đường Tràng Tiền –Tràng Thi - Nguyễn Thái Học – Kim Mã, kết thúc tại Voi Phục. Đoạn từ đê Hữu Hồng đến Kim Mã được giữ nguyên mặt cắt ngang hiện trạng B=20-58,5 m, đoạn từ Kim Mã đến Voi Phục xây dựng mới mặt cắt ngang là 30m. Tổng chiều dài tuyến là 6,41 km, quy mô 4 làn xe. Tuyến đường cách dự án 2,8km.

Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối, môi giới shophouse, biệt thự K5, K7 Tây Hồ Tây, cho thuê mặt bằng văn phòng Tây Hồ Tây. Chi tiết liên hệ hotline 085.989.3555 hoặc 0987.429.748

Trân trọng!

Tags : Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch, tiến độ hạ tầng
popup

Số lượng:

Tổng tiền: