THÔNG TIN QUY HOẠCH TỈNH LÀO CAI THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 14/04/2023

- Văn bản quy hoạch: 316/QĐ – TTg ngày 29/3/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Tổng diện tích tự nhiên 6.364,03 km2, gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và 07 huyện.

- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu và phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

- Mục tiêu:

+ Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để Lào Cai phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên các trụ cột về kinh tế, xã hội, môi trường, đảm bảo quốc phòng – an ninh và đối ngoại; nâng cao nhanh và bền vững năng lực cạnh tranh dựa trên thu hút đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển kinht ế cửa khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, nông nghiệp hàng hóa là động lực; trở thành cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước Asean với vùng tây nam Trung Quốc.

+ Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người tỉnh Lao Cao đứng trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có GDRP bình quân đầu người cao của cả nước; thu nhập bình quân đầu người đứng trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao của cả nước, trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp chế biến chế tạo.

Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP bình quân: phấn đấu đạt trên 10%/năm.

+ Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 7,7%, công nghiệp – xây dựng 50,6%, dịch vụ - thương mại 36%, thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm 5,6%.

+ GRDP bình quân đầu người đạt 260 triệu/năm, thu nhập bình quân đầu người phấn đấu đạt trên 145 triệu đồng.

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân hàng năm 7,5%/năm.

+ Phấn đấu tự cân đối ngân sách vào năm 2030. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 745 ngàn tỷ đồng.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%.

+ Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới đạt trên 90% và trên 70% số huyện đạt nông thôn mới.

+ Phấn đầu có 15.000 doanh nghiệp, đảm bảo tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên 70%.

+ Khách du lịch đến địa bàn đạt trên 13 triệu lượt người, đóng góp GRDP của ngành du lịch trong tổng GRDP của tỉnh đạt trên 20%.

+ Giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt trên 15 tỷ USD.

Về xã hội:

+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1-1,2%/năm

+ Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98%.

+ Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt trên 80%, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương trên 90%.

+ Đạt 46 giường bệnh/1 vạn dân và 16,5 bác sĩ/1 vạn dân

+ Tỷ lệ giảm hộ nghèo theo chuẩn quốc gia giảm bình quân 2-3%/năm.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 45%.

+ 80% các thiết chế văn hóa trên địa bàn được kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoatjd dộng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.

Về bảo vệ môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%

+ Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt 100%; 100% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh

+ Tỷ lệ số xã đạtt iêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới đạt 90%

+ Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đạt 97% tại các đô thị; 95% tại khu dân cư nông thôn. Tỷ lệ số khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt tập trung hợp vệ sinh đạt 100%, 100% chất thải nguy hại được thu gom, tạm trữ và xử lý đạt tiêu chuẩn.

+ Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt trên 85%, 100% các khu, cụm công nghiệp mới hình thành được đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải.

+ Tầm nhìn đến năm 2050:

Xây dựng Lào Cai thành tỉnh phát triển, là một trung tâm phát triển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước, là trung tâm kết nối quan trọng trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh giữa Trung Quốc, Việt Nam, ASean và Châu Âu với hệ thống kết cấ hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại và tích hợp. Kinh tế Lào Cai phát triển theo hướng chủ đạo là sáng tạo, xanh, sạch; một trong những trung tâm hoạt độngv ăn hóa lớn của vùng Tây Bắc với các thế mạnh về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lớn của vùng Tây Bắc với các thế mạnh về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của vùng đồng bào các dân tộc; bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

- Các khâu đột phá: hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là các công trình giao thông trọng điểm, hạ tầng đô thị lớn, hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng số. phát triển, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, đỏi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số. Phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao: kinh tế cửa khẩu, du lịch, giáo dục – đào tạo, y tế.

- Ưu tiên phát triển: một trục động lực, hai cực phát triển, ba vùng kinh tế, bốn trụ cột phát triển.

+ Hình thành một trục kinh tế động lực dọc sông Hồng, trong đó phát triển đô thị: Thị trấn Bát Xát mở rộng, Thành phố Lào Cai, thị trấn Tằng Loong, thị trấn Phố Lu mở rộng, các đô thị mới Bảo Hà – Tân An, Trịnh Tường, Võ Lao, phát triển công nghiệp gia công, chế biến chế tạo, công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến sâu nông sản; thu hút đầu tư xây dựng các khu logistics, cảng cạn, hạ tầng thương mại phục vụ kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển các khu dịch vụ, du lịch văn hóa – tâm linh và vui chơi giải trí. Trục kinh tế động lực dọc sông Hồng có vai trò liên kết không gian phát triển hai cực phát triển, ba vùng kinh tế của tỉnh, kết nối liên tỉnh và kết nối cả nước với vùng Tây Nam Trung Quốc trên ba bền tảng kết nối là hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa lịch sử và doanh nghiệp.

+ Hai cực phát triển: cực phía Bắc gồm Thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà và một phần huyện Bảo Thắng: phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, đô thị, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, là khu vực kết nối trực tiếp với vùng Tây Nam Trung Quốc. Cực phía Nam gồm huyện Bảo Yên, huyện Văn Bàn: phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch, nông lâm nghiệp, là khu vực kết nối tỉnh với vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ với khu vực Asean.

+ Ba vùng kinh tế gồm: vùng thấp gồm các huyện Văn Bàn, Bảo Yên, vùng cao gồm các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Thị xã Sapa, phần phía Tây huyện Bát Xát. Vùng trung tâm gồm thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng, phần hạ huyện Bát Xát theo dọc sông Hồng.

+ Bốn trụ cột kinh tế: phát triển kinh tế cửa khẩu, dịch vụ. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo. phát triển du lịch. Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Phương án quy hoạch hệ thống đô thị

+ Đầu tư xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống đô thị để đến năm 2030, tỉnh Lào Cai có 16 đô thị gồm: 01 đô thị loại I; 01 đô thị loại III; 06 đô thị loại IV; 08 đô thị loại V. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, xanh, thông minh và bền vững.

- Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 07 khu công nghiệp, toàn tỉnh có 20 cụm công nghiệp.

- Phát triển không gian theo 03 vùng du lịch trọng điểm:

+ Vùng I - Tây Bắc gồm thị xã Sa Pa, huyện Bát Xát, thành phố Lào Cai;

+ Vùng II - Đông Bắc, gồm các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai;

+ Vùng III - Phía Nam gồm các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn. Định hướng mở rộng không gian du lích của Sa Pa kết nối với Y Tý, trụng tâm kinh tế cửa khẩu thành phố Lào Cai;

- Hạ tầng giao thông đường bộ: Phát triển hạ tầng giao thông quốc gia theo quy hoạch; trước năm 2025, xây dưng hoàn chỉnh đường cao tốc Nôi Bài - Lào Cai; hoàn thiên xây dựng, nâng cấp các tuyến QL.70, QL.4, QL.4D, QL.4E, QL.279 đạt tối thiểu quy mô cấp IV-III.

- Hạ tầng giao thông đường sắt: Thống nhất phương án kết nối, triển khai xây dựng đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai (tỉnh Lào Cai, Việt Nam) với ga Hà Khẩu Bắc (tỉnh ỳân Nam, Trung Quốc). Đầu tư tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435 mm Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trước năm 2030. Cải tạo tuyến đường sắt Phố Lu - Cam Đường, chuyển tuyến đường sắt vận tải quặng Cam Đường - Đông Hồ ra ngoài khu trụng tâm đô thị.

- Hạ tầng giao thông đường hàng không: Hoàn thành xây dựng Cảng hàng không Sa Pa đạt tiêu chuẩn cấp 4C, định hướng là cảng hàng không quốc tế. Nghiên cứu xây dứng các sân bay ừực thăng tại các huyện Bắc Hà, Bát Xát, thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai phục vụ phát triển du lịch, cứu hộ cứu nạn.

- Hạ tầng giao thông đường thủy:

Đầu tư, xây dựng các bến trên sông Chảy đoạn Bảo Nhai - Cốc Ly và vùng hồ Bắc Hà. Kêu gọi đầu tư và triển khai xây dựng tuyến đường thuỷ nội địa trên sông Hồng từ tỉnh Yên Bái đến ngã ba Nậm Thi (thành phố Lào Cai) đạt cấp III để phát triển du lịch và vận tải hàng hóa.

Xây dựng 02 đập dâng nước kết hợp với thủy điện, có âu thông thuyền trên tuyến; xây dựng các cụm cảng hàng hóa Lục cẩu (Kim Thành), Phố Mới, Phố Lu, Bảo Hà và cảng khác.

- Cảng cạn: Xây dựng hệ thống cảng cạn, cụm cảng cạn Lào Cai đến năm 2030 vói tổng năng lực thông quan hàng hóa trên 1.500.000 TEU tại: Thành phố Lào Cai, khu vực Kim Thành - Bản Vược, khu vực Cảng hàng không Sa Pa và cảng khác khi có nhu cầu.

- Phương án phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất

+ Đến năm 2030 diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai là 636.425 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 560.697 ha, chiếm 88,10% diện tích tự nhiên, thực tăng 35.097 ha so với hiện trạng năm 2020; đất phi nông nghiệp 50.832 ha, chiếm 7,99% diện tích tự nhiên, thực tăng 13.951 ha so với năm 2020; đất chưa sử dụng 24.896 ha, chiếm 3,91% diện tích tự nhiên, thực giảm 49.049 ha so với hiện trạng năm 2020.

- Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện

Quy hoạch phân vùng liên huyện của tỉnh thành 4 vùng, gồm:

+ Vùng liên huyện 1 gồm thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng. Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển, mở rộng đô thị hóa thành phố Lào Cai, các đô thị của huyện Bảo Thắng nhằm hình thành vùng đô thị trung tâm tỉnh, động lực của trục kinh tế dọc sông Hồng

+ Vùng liên huyện 2 gồm thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát. Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển du lịch theo hướng xanh, thông minh, hấp dẫn, có tính cạnh tranh cao; tập trung xây dựng, phát triển, nâng cao chất lượng các đô thị Sa Pa, Y Tý, Bát Xát, Trịnh Tường

+ Vùng liên huyện 3 gồm huyện Văn Bàn và huyện Bảo Yên. Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển các đô thị Phố Ràng, Khánh Yên, đầu tư xây dựng Bảo Hà - Tân An, Võ Lao đạt tiêu chí đô thị; phát triển công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp chế biến chế tạo, chế biến nông lâm sản, thực phẩm; phát triển kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, nâng cao năng suất, giá trị nông lâm sặn; hoàn thành mục tiêu phát triển nông thôn mới.

+ Vùng liên huyện 4 gồm huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai. Đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng các đô thị Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai; phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: