Thủ tục pháp lý thêm tên vợ hoặc chồng vào sổ đỏ như thế nào?

Đăng bởi SJK Land - 01 vào lúc 21/08/2021

Để thêm tên vợ hoặc tên chồng vào giấy chứng nhận (GCN) cần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện: Nhà, đất là tài sản (TS) chung của vợ và chồng nhưng GCN đã cấp chỉ ghi tên một người. Có yêu cầu cấp đổi để ghi cả tên vợ và chồng.

Theo đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây, việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi tên cả vợ và chồng.

Như vậy, trường hợp nhà, đất là TS chung của vợ chồng nhưng trên sổ đỏ đã cấp chỉ ghi tên một người thì được quyền cấp đổi để ghi tên cả vợ và chồng.

Theo Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc cấp đổi giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong trường hợp:

Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu TS gắn liền với đất là TS chung của vợ và chồng mà giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi GCN để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Vậy, để thêm tên vợ hoặc tên chồng vào giấy chứng nhận cần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện: Nhà, đất là TS chung của vợ và chồng nhưng GCN đã cấp chỉ ghi tên một người. Có yêu cầu cấp đổi để ghi cả tên vợ và chồng.

Về thủ tục có làm hồ sơ này có 4 bước cụ thể:

Bước 1: Nộp hồ sơ: Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi GCN theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, bao gồm: Đơn đề nghị cấp đổi theo Mẫu số 10/ĐK. Bản gốc GCN đã cấp.

Địa điểm nộp hồ sơ: Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Cách 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của UBND cấp tỉnh; nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường nếu chưa có văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin và trao phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu: Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi GCN. Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Trao kết quả: Trao giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết phải trao GCN cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Bảo Anh

Theo Nhịp sống kinh tế

Tags : Chính sách - quản lý, Phân tích - nhận định
popup

Số lượng:

Tổng tiền: