Trục sông Hồng là không gian đặc biệt đa chức năng, không gian biểu tượng, giá trị, nhiều ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội. Các chức năng chính gồm: trục không gian xanh trung tâm của thủ đô; trục không gian trung tâm kết nối văn hóa, giaot iếp xã hội, nghệ thuật sáng tạo; trục không gian trọng tâm về kinh tế, thương mại dịch vụ; trục không gian biểu tượng của thành phố Hà Nội.
Trục không gian xanh trung tâm của Hà Nội: các không gian xanh và môi trường sinh thái là giá trị cốt lõi có ý nghĩa quan trọng bền vững mà một đô thị hướng đến. Phát triển không gian xanh với tầm nhìn lâu dài có thể giúp đảm bảo các giá trị thiên nhiên và sinh thái không chỉ được bảo vệ ngay lúc này mà còn cho tương ai. Điều này còn có thể góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố và cuộc sống của người dân trong thời gian dài. Tạo trục sinh thái để duy trì tính liên tục của hệ sinh thái tự nhiên khu vực sông Hồng. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng công viên ven sông, một dạng không gian mở, vừa bảo tồn được hệ sinh thái sông Hồng, vừa tạo không gian nghỉ ngơi cho cư dân Hà Nội; trước mắt ưu tiên phát triển các giải pháp về không gian xanh sinh thái, cung cấp các tiện ích, dịch vụ cộng đồng cho người dân đô thị. Kết nối không gian sinh thái sông Hồng với hệ thống các tuyến sông, mặt nước đô thị.
Khu vực bãi sông hình thành 03 mô hình không gian xanh phù hợp với hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất tương ứng với hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất tương ứng với từng khu vực:
- Khu vực trung tâm từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì: được phát triển theo hướng đa chức năng gồm công trình văn hóa, thương mại dịch vụ và các không gian cảnh quan thúc đẩy tiện nghi giải trí của đo thị ở khu vực bãi giữa, trcj không gian lịch sử liên kết khu vực Hồ Tây – Cổ Loa. Tối đa hóa khả năng kết nối từ quản trường, công viên, các dãy nhà phố và công trình đô thị trong khu vực trung tâm với công viên, quảng trường công cộng, ven sông tạo điều kiện để người dân thực sự có thể tiếp cận khong gan mặt nước và công viên ven sông có gắn với các dãy phố dịch vụ đa dạng (có người ở), khiến cho các khu vực ven sông này có thể thực sự trở thành trung tâm, thành điểm đến giao lưu quan trọng, góp phần to lớn vào sức hấp dẫn của thành phố.
- Khu vực từ cầu Thăng Long về phía Tây: được quy hoạch trở thành một không gian sinh thái, bảo tnf đặc tính tự nhiên của phần đất bãi và đất nông nghiệp của huyện xung quanh. Khu vực này được xác định sẽ thành công viên chuyên đề với mô hình trang trại sinh thái và nông nghiệp đô thị phục vụ du lịch thương mại và vận chuyển hàng hóa.
- Từ cầu Thanh Trì xuôi xuống phía Nam: là không gian sinh thái trọng tâm với các khu vực nông nghiệp trồng rau màu, cây cảnh, các khu vực nuôi thủy sản cùng các làng nông nghiệp truyền thống và các công trình di tích lịch sử. Định hướng bảo tồn, khôi phục các giá trị tự nhiên và văn hóa phục vụ du lịch, phát triển các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển, làng nghề Bát Tràng.
Trục không gian trung tâm kết nối văn hóa, giao tiếp xã hội, nghệ thuật sáng tạo: Sông Hồng là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn như: Lễ hội đèn Quảng Chiếu; lễ hội âm nhạc mùa thu; lễ hội đền Bạch Mã và nghi lễ rước nước từ sông Hồng như: Lễ hội đền Và, đình Chèm, đình Tứ Liên, đình Đức Thắng. Cùng các giá trị văn hóa phi vật thể, bên bờ sông Hồng còn xuất hiện nhiều làng nghề truyền thống hàng trăm năm nay như: Làng giấy Yên Thái, làng đào Nhật Tân, làng gốm Bát Tràng.
Hình thành hệ thống quảng trường mở xen kẽ trong chuỗi các công viên, các khu đô thị mới ven sông để tạo các không gian hội tụ những lễ hội lớn dành cho cư dân thủ đô.
Phát triển của các không gian sáng tạo ở khu vực sông Hồng sẽ có những đóng góp quan trọng đối với Thủ đô. Làm nên diện mạo mới về văn hóa Hà Nội, để nơi đây thực sự xứng đáng với vịt rí trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước, biểu tượng những giá trị cao đẹp của con người và đất nước Việt Nam.
Hình thành cộng đồng sáng tạo; kết nối đa lĩnh vực công nghiệp văn hóa khác nhau như: kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế,..; hình thành các nền tảng sáng tạo nhằm phát huy các nguồn lực văn hóa, bao gồm văn hóa truyền thống của Hà Nội.
Cầu Long Biên sẽ được cải tạo thành một bảo tàng ký ức thế kỷ 20, là một điểm nhấn trong cấu trúc khong gian đô thị và là một công trình mang tính biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Các không gian giao lưu cộng đồng, nghệ thuật sáng tạo mới của Hà Nội sẽ được kết nối với các không gian giao lưu cộng đồng, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hiện hữu: phố đi bộ Hồ Gươm, phố đi bộ Thiền Quang, Trinh Công sơn, phố sách 1912, Hoàng Thành Thăng Long,…
Hình thành thêm các không gian văn hóa, sinh hoạt cộng đồng cho các khu vực ngoại thành Hà Nội tương tự mô hình phố đi bộ thành cổ Sơn Tây để tạo thêm sức sóng, thêm các không gian hoạt động giao lưu sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật cho người dân tại đây cũng như thu hút khách du lịch đến với các khu vực này.
Trục không gian trọng tâm về thương mại, dịch vụ, du lịch, kinh doanh, công nghệ của Thủ đô: CBD của Hà Nội nằm ở trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, trong tương lương lai sẽ tập trung về khu vực Tây Hồ Tây và một phần tại thành phố mới phía Bắc và khu vực đô thị mới phía Đông sông Hồng. Sông Hồng được đính hướng là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho kinh tế đô thị bằng cách cung cấp giao thông thủy và các khu vực kết nối 2 bên bờ sông. Tạo thêm và đẩy mạnh các liên kết từ sông Hồng đến các không gian kinh tế trong thành phố. Hình thành các tổ hợp thương mại dịch vụ hiện đại với kiến trúc độc đáo, ấn tượng ở hai bên sông, tạo hấp lực thu hút cộng đồng và góp phần tạo dựng hình ảnh thành phố 2 bên sông. Ưu tiên các khu vực có khả năng thu hút tập trung đông người: các khu vực cửa ngõ đón luồng khách từ sân bay hoặc các cảng du lịch, khu vực công viên ven sông trung tâm hoặc từ chân cầu Long Biên khi được cải tạo thành trục đi bộ và bảo tàng.
Trục không gian biểu tượng của thành phố Hà Nội: kiến tạo các không gian cộng đồng gắn với các không gian hành chính thành phố và kết nối với các không gian ven sông, ngoài trục không gian lớn Hồ Tây – Cổ Loa, cần tạo thêm các trục không gian liên kết, kể cả liên kết ảo. Đó là những lối vào khu vực hạt nhân lịch sử (thành cổ, phố cổ, phố cũ), công viên Hồ Tây, trung tâm dịch vụ tài chính mới (CBD) Tây Hồ Tây, Phương Trach cùng các trung tâm giải trí, tổ chức sự kiện quốc tế ở phía Bắc,…Đề xuất tăng kết nối 2 bên sông Hồng bằng nhiều dự án cầu. Cần nghiên cứu đề xuất phương án cầu có những thiết kế riêng biệt mang dấu ấn riêng. Sự khác biệt về kiến trúc cảnh quan ở mỗi lối vào các không gian đô thị vừa tạo nên vẻ đẹp đa dạng vừa nhấn ạnh đặc trưng hình thái của các không gian đô thị Hà Nội. Hình thành một số công trình biểu tượng có hình thức iến trúc độc đáo tạo bộ mặt hấp dẫn cho đô thị khi quan sát từ mặt tiền sông Hồng cũng như từ các trục đường chính. Các công trình mang tính biểu tượng khi đặt trong không gian của sông Hồng cần xem xét kỹ các không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực lân cận, đặc biệt không gian gần khu vực Hồ Tây để có phương án kiến trúc phù hợp, nghiên cứu kỹ yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu để có phương án hiệu quả, trách gây lãng phí nguồn lực đầu tư.
Trung tâm kết nối hạ tầng: xây dựng hạ tầng giao thông tiếp cận gồm giao thông dọc sông, cầu qua sông, tuyến đường thủy dọc sông, ….gắn với các giải pháp đảm bảo hành lang thoát lũ và thích ứng với điều kiện thủ văn của sông. Phát triển tổ hợp kiến trúc điểm nhấn dọc sông Hồng, đồng thời với kiểm soạt chặt sự chuyển đổi các khu vực hiện hữu.
Chi tiết vui lòng liên hệ SJK Land 085.989.3555
Chuyên mua, bán, cho thuê biệt thự, shophouse Starlake, Tây Thăng Long, kđt Tây Tựu, Avenue Garden, Sunshine Capital Tây Thăng Long,…
SJK Law: 0962.420.486 - Chuyên các thủ tục về tư vấn đầu tư, thủ tục bất động sản
Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden