Đô thị hóa là câu chuyện tất yếu ở Việt Nam, Việt Nam là nước nông nghiệp hàng nghìn năm qua, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa mới diễn ra khoảng 30 năm qua đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, đô thị hóa cần phải được định hướng, quy hoạch chặt chẽ để phát huy được những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.
- Định hướng tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam.
+ Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, hình thành hệ thống đô thị, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Nâng cao chất lượng phát triển đô thị cả về kinh tế, xã hội và kết cấu hạ tầng, nhà ở, chất lượng sống của người dân. Nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và hội nhập của hệ thống đô thị.
+ Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền; phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biển đổi khí hậu. Bảo đảm tính kết nối giữa đô thị - nông thôn. Lựa chọn đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ…có khả năng cạnh tranh khu vực quốc tế cao. Phát triển hệ thống đô thị ven biển và hải đảo theo hướng bền vững, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên; chú trọng phát triển đô thị trên cơ sở bảo tồn, phát huy các yếu tố di sản, văn hóa lịch sử.
+ Hình thành và phát triển một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Xây dựng, phát triển các đô thị trung tam lớn trở thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; đủ sức cạnh tranh, hội nhập khu vực và quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á, Châu Á. Tập trung phát triển các dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo, công nghệ thông tin,…hạn chế thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng nhiều đất, lao động. Phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của một số đô thị lớn, nhất là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Ưu tiên phát triển các đô thị gắn với các hành lang kinh tế để trở thành các đô thị trung tâm phù hợp với chức năng vùng, thúc đẩy lan tòa phát triển.
+ Phát triển đô thị vừa và nhỏ trong mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ chức năng với đô thị lớn, giảm dần khoảng cách phát triển giữa các đô thị. Chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị đặc thù (đô thị du lịch, đô thị đại học, đô thị sáng tạo, đô thị cửa khẩu, đô thị đảo,…)
- Định hướng phân bố các vùng đô thị lớn
+ Vùng đô thị Hà Nội
Xây dựng hệ thống đô thị vùng Hà Nội gồm Thủ đô Hà Nội và các đô thị vệ tinh thuộc các tỉnh xung quan thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du miền núi phía Bắc nhằm chia sẻ chức năng về giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, thương mại – dịch vụ - du lịch, hạn chế sự tạp trung quá mức vào đô thị trung tâm Hà Nội.
Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và hạ tầng kết nối đồng bộ, hiện đại, bao gồm các trục từ Hà Nội kết nối với các đô thị lớn của vùng, các đường vành đai 4, 5 và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt vành đai phía Đông thành phố Hà Nội thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực phía Bắc. Hình thành các vành đai công nghiệp – đô thị - dịch vụ dọc theo các tuyến đường vành đai 4,5.
Phát triển đô thị Hà Nội thành đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, dẫn dắt; đầu tàu trong khoa học, công nghệ; trung tâm giao dịch quốc tế, dịch vụ giáo dục – đào tạo, y tế, tài chính – ngân hàng chất lượng cao; đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế. Tập trung xây dựng hạ tầng đô thị hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông, thoát nước, sớm khắc phục tình trạng tắc nghẽn, ngập úng. Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị; xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống, phát triển không gian ngầm đô thị.
Xây dựng các thành phố trực thuộc Thủ đô, các đô thị vệ tinh có hạ tầng đồng bộ, tiện ích và dịch vụ đô thị, giao thông kết nối thuận tiện với trung tâm, nhằm đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, giảm tải khu vực nội đô và mở rộng không gian phát triển của Hà Nội.
+ Vùng thành phố Hồ Chí Minh
Xây dựng hệ thống đô thị vùng thành phố Hồ Chí Minh gồm thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị các thuộc các vùng Đông Nam Bộ và một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm chia sẻ chức năng về dịch vụ, công nghiệp, giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học – công nghệ, hạn chế sự tập trung quá mức vào đô thị trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.
Xây dựng các trục từ thành phố Hồ Chí Minh kết nối với các đô thị lớn của vùng, các đường vành đai 3,4 và các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt kết nối sân bay, cảng biển cửa ngõ quốc tế, thúc đẩy liên kết và lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội cho cả khu vực phía nam. Hình thành các vành đai công nghiệp – đô thị - dịch vụ dọc theo các đường vành đai 3, vành đai 4
Thành phố Hồ Chí Minh là đôt hị hạt nhân, trung tâm phát triển của toàn vùng; chuyển nhanh sang dịch vụ chất lượng cao, trở thành trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh trong khu vực; đi đầu về công nghiệp công nghệ cao, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục – đào tạo, y tế chuyên sâu và là đầu mối giao thương với quốc tế. Chú trọng quy hoạch và khai thác hiệu quả không gian ngầm. Nghiên cứu khai thác tiềm năng và lợi tehes để phát triển khu vực Thủ Đức, Cần Giờ trở thành động lực tăng trường mới cho thành phố Hồ Chí Minh.
+ Vùng đô thị Đà Nẵng
Xây dựng hệ thống đô thị vùng Đà Nẵng bao gồm thành phố Đà Nẵng và các đô thị lân cận. Phát huy vai trò thành phố Đà Nẵng là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tái chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin; là một trong những trung tâm giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ của đất nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành cực tăng trưởng, động lực quan trọng, đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền trung, bắc tây nguyên.
+ Vùng đô thị Cần Thơ
Xây dựng hệ thống đô thị vùng Cần Thơ với đô thị trung tâm là thành phố Cần Thơ và các đô thị lân cận trở thành trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa, thể thao của cả vùng; khai thác các tuyến đường cao tốc kết nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển thành phố Cần Thơ là đô thị hạt nhân, cực tăng trưởng, thúc đẩy phát triển toàn bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden