Doanh nghiệp địa ốc phía Nam ồ ạt đổ về Hà Nội, thách thức là gì?

Đăng bởi Phạm Ngọc Hoàng vào lúc 21/10/2020

Hàng loạt doanh nghiệp(DN) địa ốc phía Nam đang tiến ra Hà Nội, dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục nở rộ trong thời gian tới. Việc đặt chân lên một thị trường(TT) mới vốn có nhiều khác biệt, làm thế nào để thành công vẫn là câu hỏi lớn của các doanh nghiệp địa ốc.

Các doanh nghiệp lần lượt 'Hà Nội tiến'

Việc các DN địa ốc tại thị trường phía Nam "kéo quân" ra Hà Nội thực tế đã xuất hiện từ nhiều năm trước. Từ những năm 2009, Refico từng gây chú ý với Watermark 19 tầng ở Hồ Tây hay Bitexco cũng rầm rộ với khu chung cư cao cấp The Manor ở Mỹ Đình, Tổng Công ty Kinh Bắc gắn với Toà nhà thương mại văn phòng Kinh Bắc Hà Nội... Sau này, MIK, Him Lam cũng lần lượt công bố sẽ đầu tư loạt DA mới tại thị trường lớn thứ 2 cả nước. Sự xuất hiện của các DN phía Nam lúc bấy giờ đã góp phần tạo ra nguồn cung lớn cho TT chung cư Hà Nội. 

Đến 2017, Phú Long đánh dấu bước đi mới khi mua lại 50% phần góp vốn của Posco E&C tại DA Spendora, Bắc An Khánh, tự thêm mình vào danh sách các "ông lớn" ngành địa ốc hoạt động tại thị trường Thủ đô.

Trung Thủy cũng đổ bộ thị trường Hà Nội với loạt DA mang thương hiệu Lancaster ở khu vực hồ Giảng Võ (Ba Đình) và đường Láng (Đống Đa). Gần đây nhất, thương hiệu Masteri cũng "Hà Nội tiến" với loạt DA ở Long Biên, Gia Lâm và theo thông tin của bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, sắp tới, DN này sẽ triển khai thêm DA ở khu vực trung tâm Thủ đô. Him Lam cũng vừa bổ sung thêm DA ở Hà Nội với Him Lan Vạn Phúc (Hà Đông).

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, cho hay sắp tới, Phú Mỹ Hưng cũng có kế hoạch phát triển DA ở phía Tây Hà Nội.

Theo dự báo của các đơn vị nghiên cứu như CBRE, Batdongsan.com.vn, trong thời gian tới, làn sóng dịch chuyển của các nhà phát triển bất động sẽ có thể mạnh mẽ hơn. 

Bà Đỗ Thu Hằng, đại diện Savills Hà Nội, cho hay sở dĩ nhà đầu tư phía Nam đang có xu hướng Bắc tiến và chọn Hà Nội làm điểm đến là bởi pháp lý bất động sản ở Hà Nội có phần "sạch" hơn TP HCM. Ngoài ra, đại diện Savills cũng cho rằng những khó khăn về đất đai như việc khan hiếm quỹ đất, khó xin đất làm DA ở TP HCM cũng làm cho các DN địa ốc phải tính toán đến việc dịch chuyển, mở rộng TT, và họ chọn Hà Nội không phải là điều quá khó hiểu.

Theo giám đốc Bộ phận nghiên cứu và tư vấn Savills Hà Nội, TP HCM là một TT lớn năng động hơn so với Hà Nội. "Trong con mắt của nhiều DN phía Nam, kinh nghiệm phát triển TT, điều kiện bàn giao, đầu tư hạ tầng, điều kiện tiện ích chưa thể bằng thị trường TP HCM. Họ kỳ vọng sẽ mang được triết lý kinh doanh ra Hà Nội, cạnh tranh trực diện với các chủ đầu tư Hà Nội", bà Hằng nói.  

Thành công hay không là một câu hỏi lớn

"Sự góp mặt của các DN địa ốc phía Nam sẽ góp phần làm đa dạng TT bất động sản ở Hà Nội. Tuy nhiên, cuộc đua của các DN ở đất Bắc vẫn luôn ẩn chứa những thách thức nhất định, thậm chí, làm thế nào để thành công rực rỡ là một câu hỏi lớn", chuyên gia đến từ Savills nói.

Vị chuyên gia phân tích thách thức lớn nhất của các nhà đầu tư khi "Hà Nội tiến" là hiểu được tâm lý khách hàng. “Hiểu được TT là thách thức lớn nhất. Hà Nội là một thị trường nhạy cảm về giá, ở TP HCM, giá chung cư quận 1 có thể vượt 10.000 USD/m2, nhưng ở Hà Nội, một số DA có giá trên 5.000 USD/m2 đã khó bán rồi"

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó Giám đốc Bộ phận Đầu tư Savills Hà Nội, thì cho rằng thách thức của nhà đầu tư phía Nam khi gia nhập TT Hà Nội là tìm kiếm được DA để có thể hợp tác. Để giải quyết vấn đề này, bà Minh cho rằng các nhà đầu tư đang phải rất linh động về cấu trúc giao dịch. "Nếu như trước đây, tỷ lệ lệ đầu tư được yêu cầu là phải chiếm ưu thế tuyệt đối, trên 76%, thì bây giờ người ta có thể chấp nhận ở tỷ lệ 49-51%  để có thể đặt chân vào TT Hà Nội", bà Minh phân tích.  

Thực tế chứng minh trong những năm qua, nhiều nhà đầu tư phía Bắc đã Nam tiến, đổ tiền vào TP HCM và các thị trường giáp ranh TP HCM khiến giá nhà đất tại các khu vực này liên tục tăng vọt, trong khi nhiều khu vực ở Hà Nội và thị trường phía Bắc có hạ tầng hoàn thiện, phát triển nhưng giá chỉ tăng nhẹ hoặc đi ngang.Theo ông Nguyễn Quốc Anh, theo quy luật, dòng tiền đổ vào TT nào thì giá bất động sản ở đó sẽ tăng. Việc các ông lớn ngành địa ốc phía Nam tham gia vào thị trường Hà Nội có thể khiến giá bất động sản thủ đô tăng. 

"Ngoài ra, việc các doanh nghiệp Bắc tiến sẽ mang tới sự đa dạng lựa chọn cho TT và làm tăng chất lượng căn hộ", ông Quốc Anh nói.

Ông Quốc Anh nhìn nhận giữa thách thức và cơ hội của các DN địa ốc phía Nam khi Bắc tiến, cơ hội là nhiều hơn. Giá bất động sản phía Bắc thấp hơn khu vực phía Nam và còn nhiều dư địa phát triển, đặc biệt là tại các thị trường tỉnh. Tuy nhiên, đại diện Batdongsan.com.vn cũng cho rằng nhà đầu tư cần hiểu khách hàng và hiểu thị trường vì TT miền Bắc khác miền Nam, từ đó đưa ra chiến lược phát triển các sản phẩm phù hợp.

Một thách thức khác được ông dẫn ra là đại dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả nền kinh tế nói chung, trong đó có TT bất động sản. Thị trường có sự suy giảm cả cung và cầu, tâm lý phòng thủ xuất hiện, nghe ngóng diễn biến dịch bệnh và thận trọng hơn. Tuy nhiên, những tác động này được cho là chỉ trong ngắn hạn, tới khi dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Theo Thuỷ Tiên

Người đồng hành

Tags : Phân tích - nhận định, tin thị trường
popup

Số lượng:

Tổng tiền: