Dự báo những điểm sáng bất động sản quý II/2022

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 15/04/2022

Dù có nhiều động lực từ gói phục hồi kinh tế, đầu tư công nhưng theo các chuyên gia, trong năm 2022, thị trường BĐS Việt Nam nói chung vẫn phải đối mặt với những rủi ro, thách thức.

 

Nhận định về giá cả BĐS trong thời gian tới, ông Hoàng Anh - SJKland chỉ ra một số yếu tố sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung và giá BĐS trong tương lai như sau: (i) trong năm 2022, nguồn cung sản phẩm sơ cấp ra thị trường ít do các quy định của pháp luật chặt chẽ hơn, các trình tự, thủ tục để thực hiện dự án cần phải chuẩn chỉ và đầy đủ, vì thế để thực hiện một dự án chuẩn chỉ và đảm bảo đủ điều kiện mở bán ra thị trường thì thời gian triển khai và thực hiện sẽ bị kéo dài hơn. (ii) công tác đấu giá đấu thầu trong thời gian qua đang gặp nhiều vấn đề cần phải chấn chính. Nhà nước đã có những chính sách mới liên quan đến hoạt động quản lý, đảm bảo sự trong sạch trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất và tránh thất thu ngân sách hoặc tránh trường hợp làm giá gây lũng đoạn thị trường, từ đó hoạt động đấu giá đất cũng sẽ phải thực hiện khắt khe hơn, đảm bảo tính pháp lý rõ ràng, năng lực nhà đầu tư phải đủ và hơn nữa đảm bảo sự công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. (iii) về quy định kê khai và chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng bất động sản cũng đã và đang được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản và quyết liệt. Cuối cùng là tình hình kinh tế thị trường đang trong giai đoạn lạm phát chi phí, giá cả vật liệu tăng cao ảnh hưởng tới nguồn cung và giá bất động sản.

 

 

 

 

Nhận định về những ảnh hưởng của tình hình lạm phát đối với thị trường BĐS, ông Trí Hiếu - Giám đốc đầu tư SJKgroup nêu: nếu tình hình lạm phát tiếp tục diễn ra và biến động theo chiều hướng tăng cao hơn thì những nhà đầu tư ngắn hạn, sử dụng dòn bẩy tài chính hoặc vay lãi suất cao để đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, điều này lại tốt đối với những nhà đầu tư, khách hàng mua bất động sản để giữ hoặc đầu tư dài hạn (đầu tư giá trị), và mức hưởng lợi của những nhà đầu tư theo hướng này sẽ hưởng lợi lớn. Với tình hình lạm phát tiếp tục thì các nhà đầu cơ sẽ không thể chịu được nhiệt và sẽ nhanh chóng rút vốn ra khỏi thị trường, còn đối với nhà đầu tư dài hạn thì việc thị trường kinh tế càng lạm phát thì bất động sản lại là kênh trú ẩn an toàn và giữ giá trị hoặc tăng giá trị trong tương lai cho các nhà đầu tư theo xu hướng này.

 

Xét về thị trường và các yếu tố theo xu hướng, ông Bùi Ngọc Khanh - CT. HĐQT SJK Việt Nam đưa ra ý kiến: 'thị trường bất động sản giai đoạn 2020 - cuối 2021 bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh covid-19, tuy nhiên các giao dịch bất động sản bị ảnh hưởng lớn nhất đối với các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, còn các loại hình bất động sản liền thổ, bất động sản thuộc khu đô thị, bất động sản nhà phố vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Điển hình của loại này tập trung ở các tỉnh đang được chính phủ đầu tư và triển khai đầu tư công mạnh mẽ, hoặc ở những địa phương đang chuẩn bị được nâng lên thành quận/thành phố..., giai đoạn 2022 các loại hình bất động sản này tiếp tục phát triển. Tập trung ở Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hòa Bình, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu....; Đầu năm 2022, ngoài tình hình thị trường kinh tế toàn cầu đang ở mức lạm phát cao, thì tình hình căng thẳng và dẫn đến chiến tranh giữa Nga và Ukraina lại càng tăng thêm cho nền kinh tế sức ép mạnh hơn, khiến cho nhiều quốc gia đi tới tình trạng vỡ nợ, bất động sản cũng theo đó mà bị ảnh hưởng nhiều hơn; tại Việt Nam, ngày 15/03/2022 chính phủ đã nới lỏng giãn cách xã hội và chính thức cho các ngành nghề kinh doanh quay trở lại hoạt động bình thường, các biện pháp phòng - chống covid-19 cũng được thay đổi, tình hình du lịch và di chuyển giữa các địa phương trong cả nước được khơi thông, điều này khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi nhanh chóng, nhiều dự án được các chủ đầu tư lớn tung hàng ngay tại thời điểm tháng 3/2022... cùng với bất động sản nghỉ dưỡng thì bất động sản công nghiệp cũng quay trở lại guồng phát triển với các địa phương nổi bật như: Thái Nguyên, Hải Phòng, Bình Dương, Bình Phước, Thanh Hóa....';

 

Đối với thị trường bất động sản Hà Nội, ông Khanh cho biết: "Hà Nội là thành phố lớn của Việt Nam và cũng là thủ đô, là trung tâm chính trị lớn của đất nước, chính vì vậy định hướng phát triển của Hà Nội hiện tại cũng như việc công bố các phân khu đô thị của thủ đô chính là cơ sở để thị trường bất động sản thủ đô phát triển. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng nóng thì Hà Nội không phải là thị trường được giới đầu tư nhắc đến nhiều, bởi các khu dự án, các vùng quy hoạch đều được phát triển theo đúng tiến độ mà thành phố đề ra, điều này giải quyết được vấn đề tăng trưởng ổn định, tăng trưởng đồng đều, tùy theo giai đoạn mà chúng ta thấy được điều đó. Hiện tại, Phân khu S1 và các dự án ven trục đường Tây Thăng Long, đường vành đai 3,5 ở phía Tây của Hà Nội đang là tâm điểm chú ý và phát triển trong giai đoạn 2022 - 2025 của nhiều chủ đầu tư lớn. Vì thế, đây sẽ là cơ hội, cũng là thị trường thu hút các nhà đầu tư theo hướng dài hạn, đầu tư về giá trị và khai thác giá trị tại chỗ".

 

Dự báo về phân khúc có sự tăng trưởng thời gian tới, nhiều chuyên gia trong giới bất động sản nhận định, nguồn vốn FDI đổ vào BĐS công nghiệp hiện vẫn rất mạnh mẽ đến từ căng thẳng thương mại thế giới và chủ trương thu hút vốn có hiệu quả mà Chính phủ đề ra. Do vậy, dư địa cho đầu tư BĐS vẫn còn rất lớn, song song với đó sẽ phát triển về nhu cầu ở, nhu cầu thương mại, nhu cầu bất động sản… của của các tỉnh thành là những yếu tố đó cấu thành nên nhu cầu về BĐS công nghiệp".

 

Các chuyên gia cũng khuyến nghị, hiện không còn là giai đoạn cho đầu tư BĐS có tính chất đầu cơ bởi các chính sách, khuôn khổ pháp lý ngày càng thắt chặt hơn. Do vậy, khi chọn mua BĐS, nhà đầu tư cần xác định bất động sản đó phải là sản phẩm có thể cho thuê, kinh doanh hay để ở. Điều này mới có thể khiến cho thị trường bất động sản phát triển ổn định được.

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: