Những tuyến đường sắt đô thị nào đi qua quận Bắc Từ Liêm?

Đăng bởi Phạm Ngọc Hoàng vào lúc 08/02/2021

Nhằm thực hiện được mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thành phố “Xanh – Văn hiến – Văn hiến – Văn Minh – Hiện đại”, ngày 31/3/2016 Thủ tướng ban hành Quyết định 519/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó một nội dung quan trọng là ưu tiên phát triển loại hình vận tải hành khách công cộng, tập trung ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt 30-35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 khoảng 50-55%, sau 2030 đạt 65 – 70%.  Quận Bắc Từ Liêm có những tuyến đường sắt đô thị nào chạy qua? Chúng tôi xin tổng hợp lại để quý khách hàng tham khảo.

- Tuyến số 2: Nội Bài – Nam Thăng Long – Hoàng Hoa Thám – Bờ Hồ - Hàng Bài – Đại Cồ Việt – Thượng Đình – Vành đai 2,5 – Hoàng Quốc Việt. Tổng chiều dài 42 km, tuyến đi trên cao Nội Bài – Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 32 ga và 02 đề pô tại Xuân Đỉnh và Phủ Lỗ. Tuyến này được tổ chức chạy tàu vành đai kết hợp hướng tâm.

- Tuyến số 3: Trôi – Nhổn – ga Hà Nội – Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26km, tuyến đi trên cao đoạn Trôi – Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 26 ga. Giai đoạn 1 Trôi – Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 26 ga. Giai Đoạn 1 xây dựng đoạn từ Nhổn – Ga Hà Nội với 12 ga và 01 đề pô tại Nhổn.

- Tuyến số 4: Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Vành đai 2,5 – Cổ Nhuế - Liên hà (Đan phượng) với tổng chiều dài khoảng 54 km. Đoạn từ Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – vượt Sông Hồng – Vĩnh Tuy – Thượng Đình được quy hoạch đi trên cao, từ Thượng Đình – Hoàng Quốc Việt được quy hoạch đi ngầm, đoàn từ Hoàng Quốc Việt – Liên Hà quy hoạch đi cao. Tổng số ga trên toàn tuyến 41 ga và 02 đề pô tại Liên Hà và Đại Mạch (Đông Anh). Tuyến số 4 kết nối với các tuyến số 1, số 2A, số 3 và số 5. Đoạn đi dọc đường vành đai 2,5 tuyến số 4 xem xét đi trùng ray với tuyến số 2 và tổ chức chạy tầu phù hợp. Giai đoạn đầu khi chưa xây dựng đường sắt đô thị, bố trí xe buýt nhanh trên từng đoạn.

- Tuyến số 6: Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43km. Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến đường sắt vành đai phía Tây hiện tại và quy hoạch là tuyến đi trên cao hoặc đi bằng với tổng số 29 ga và 02 đề pô tại Ngọc Hồi và Kim Nỗ.

- Tuyến số 7: Mê Linh – Đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội với chiều dài 28km, tuyến đi cao toàn bộ hoặc đi cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị Đông Vành đai 4 với tổng số 23 ga và 01 đề pô tại Mê Linh.

- Tuyến số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) – Vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xã với chiều dài khoảng 37 km. Đoạn từ Sơn Đồng – Mai Dịch quy hoạch đi cao, đoạn tuyến đi theo Vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam – vượt song Hồng – Dương Xá đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến 26 ga và 02 đề pô tại Sơn Đồng và Cổ Bi. Trên tuyến có thể sử dụng xe buýt nhanh từng đoạn phụ thuộc vào lưu lượng giao thông của các giai đoạn.

Như vậy có thể thấy Hà Nội có 8 tuyến đường sắt đô thị thì có tới 6 tuyến đi qua Quận Bắc Từ Liêm. Chức năng của mỗi tuyến đều có sự phân định rõ trong việc đảm bảo kết nối các khu vực theo không gian chiều ngang và theo chiều dọc, đảm bảo việc kết nối với các đầu mối giao thông của các khu vực, các điểm đầu của các nút giao thông đối ngoại của Thủ Đô. Trước mắt tuyến đường sắt số 3 đoạn Nhổn – Cầu Giấy sẽ là một trong những tuyến đi vào hoạt động sớm nhất. Với sự tiện lợi như vậy, cư dân trong địa bàn quận nói chung và các khu đô thị mới sinh sống trong các khu như biệt thự Tây Tựu, liền kề Tây Tựu, kinh doanh tại Shophouse Tây Thăng Long, Shophouse Tây Tựu…vừa đảm bảo sự thuận lợi trong giao thông, vừa giảm thiểu được hoạt động của các phương tiện cá nhân, hạn chế vấn nạn tắc đường và ô nhiễm môi trường cho khu vực.

Tags : Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: