Huyện Đan Phượng thuộc khu đô thị trung tâm, nằm trong đường vành đai 4, là cửa ngõ phía Tây Bắc Hà Nội, dự kiến đến năm 2025 sẽ lên quận. Quận đang có những phát triển mạnh mẽ, là trọng điểm đầu tư của Hà Nội
huyện Đan Phượng
Văn bản: 5515/QĐ-UBND ngày 20/10/2015
Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đến năm 2030.
Huyện Đan phượng nằm phía Tây Bắc trung tâm TP Hà Nội, có tính chất là trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính, giáo dục và đào tạo, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, du lịch gắn với nông nghiệp sinh thái.
Ranh giới: Phía Bắc giáp sông Hồng và huyện Mê Linh, phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ, phía Nam giáp huyện Hoài Đức.
Quy mô diện tích: 7.735,48 ha, khu vực phát triển đô thị là 3.102,04 ha.
Dân sô năm 2030 dự báo: 183.000 người, trong đó dân số đô thị là 117.390 người.
Quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch phát triển không gian: được chia thành 02 phần bởi đường vành đai 4.
+ Phần phía Đông vành đai 4 gồm khu vực dân cư đô thị thuộc phân khu S1, S2, GS, sông Hồng được xác định phát triển theo hướng đô thị, gắn với các dịch vụ công cộng chất lượng cao về y tế, giáo duchj với tổng quy mô: 2.522,62 ha.
+ Phần phía Tây Vành đai 4 nằm trong khu vực hành lang xanh của Thủ đô: Khu vực phát triển đô thị (Thị trấn Phùng và vùng phụ cận) có quy mô 579,4 ha, phát triển thành đô thị mang tính sinh thái, công nghệ gắn với trục phát triển mới Tây Thăng Long, đóng vai trò là trung tâm của huyện hỗ trợ phát triển vùng nông thôn.
Khu vực làng xóm, dân cư thuộc Hành lang xanh: gồm các làng xóm hiện hữu gắn với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và tiếp tục các hoạt động sản xuất TTCN. Định hướng phát triển khu vực nông thôn mới kết hợp với sinh thái nôn nghiệp, khuyến khích phát triển các không gian nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông thôn với xác xã gắn với nông thôn mới. Không gian kiến trúc làng xóm được cải tạo chính trang, khuyến khích các kiến trúc đặc trưng như nhà thấp tầng, có sân vườn, ao cá,…góp phần tạo hình ảnh nông thôn mới bênh cạnh đó cũng lưu giữ được bản sắc văn hóa, kiến trúc địa phương. Đảm bảo tiêu chí không gian sống bền vững, sinh thái.
Định hướng phát triển đô thị: một phần phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng.
Hình thành các trung tâm mới về thương mại, dịch vụ của đô thị. Tạo dựng đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc của đô thị trung tâm.
Phát triển các đô thị mới đồng bộ, hiện đại gắn với cải tạo chính trang xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chính, đáp ứng nhu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
Tổ chức không gian cảnh quan của phân khu đô thị S1, S2 kết nối với không gian xanh của phân khu GS và không gian cảnh quan sinh thái của phân khu sông Hồng, tạo hướng không gian kiến trúc hiện đại. hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.
Hình thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật, là đầu mối giao thông gắn với các trung tâm đô thị, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng chung khu vực.
Thị trấn Phùng và vùng phụ cận: Hình thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, thể dục thể thao huyện Đan Phượng. Phát triển theo mô hình sinh thái mật độ thấp, mở rộng không gian về phía Bắc, Tây Nam gồm phần đất thuộc các xã Song Phương, Đan Phượng, Thượng Mỗ, Tân Hội kết nối với tuyến đường Tây Thăng Long.
Định hướng phát triển không gian xanh:
Không gian xanh của huyện gồm: vùng nông nghiệp sinh thái, mặt nước, công viên đô thị và không gian xanh trong các cụm làng.
Vùng sinh thái nông nghiệp chủ yếu trong hành lang xanh của Hà Nội.
Mặt nước: giữ gìn và khôi phục hệ thống sông, hồ, đầm nước, thiết lập hành lang bảo vệ hệ thống trong đô thị, trong các cụm làng tăng cường khả năng thoát nước đô thị và phát triển du lịch sinh thái.
Công viên đô thị: xây dựng hệ thống công viên, vườn hoa theo quy hoạch đô thị, phát triển các vườn cây ăn quả, vườn cây kinh tế trong các đô thị sinh thái.
Không gian xanh trong các cụm làng: duy trì các không gian trống như vườn hộ gia đình, ao, hồ, lạch nước, đất nông nghiệp xen kẹp phát triển thành các mô hình kinh tế sinh thái để khai thác hiệu quả đất đai và kiểm soát mật độ xây dựng.
Quy hoạch giao thông:
Định hướng phát triển đường sắt:
Tuyến đường sắt Quốc gia vành đai phía Tây chạy dọc theo đường vành đai IV, dự kiến xây dựng ga Phùng (ga trung gian) bố trí gần thị trấn Phùng, phía Bắc trục đường Tây Thăng Long.
Tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh (đường sắt đô thị số 3) dự kiến đi trên cao tại dải phân cách giữa đường QL32. Bố trí 02 ga đường sắt tại thị trấn Phùng.
Đường bộ:
Đường Vành đai 4: quy mô mặt cắt ngang rộng 120m, gồm 06 làn xe cao tốc, đường xong hành 2 bên, hành lang bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật.
QL32: đoạn qua thị trấn Phùng có vai trò là đường trục chính, quy mô mặt cắt ngang rộng 35m.
Đường Tây Thăng Long đoạn phía đông đường Vành đai 4 là đường trục chính đô thị, có mặt cắt 60,5m, phía Tây đường vành đai 4 mặt cắt rộng 40m.
Đường tỉnh 417, 422
Giao thông thủy: Khai thác các tuyến vận tải trên sông Hồng, sông Đáy.
Xây dựng cảng Tiên Tân – Hồng Hà công suất 1-2 triệu tấn/năm
Bến xe: xây dựng bến xe khách liên tỉnh cấp thành phố xây tại nút giao QL32 với đường vành đai 4, quy mô 8-10 ha.
Xây dựng bến xe tải Phùng tại nút giao đường Tây Thăng Long với đường vành đai 4, quy mô 6ha.
Xây dựng bến xe khách kết hợp trung chuyển xe buýt phục vụ cho thị trấn Phùng quy mô 3ha, thuộc xã Đồng Tháp, giáp QL32. Xây dựng 02 bến xe kết hợp điểm đàu cuối xe buýt tại xã Tân Lập, Thọ An, quy mô 0,5 – 1 ha.
Cầu qua sông: cầu Hùng qua sông Đáy, xây dựng cầu mới Hồng Hà trên vành đai 4.
Huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, quận Bắc Từ Liêm sẽ là những địa phương phát triển nhanh bậc nhất Hà Nội trong thời gian tới
thông tin tham khảo: biệt thự, shophouse Avenue Garden