QUY HOẠCH KĐT VỆ TINH XUÂN MAI

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 24/05/2023

Đô thị vệ tinh Xuân Mai là một trong 05 đô thị vệ tinh của Hà Nội, cùng với đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây trở thành chuỗi đô thị phía Tây. Đô thị có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp, du lịch, đào tạo, đầu mối giao thông phía Tây của Hà Nội.

- Văn bản: 2523/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 địa điểm huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội.

- Vị trí: nằm phía Tây Nam thành phố Hà Nội, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình, bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thị trấn Xuân Mai, 4 xã Thủy Xuân Tiên, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ.

- Ranh giới:

+ Phía Tây Bắc – Tây Nam: giáp tỉnh Hòa Bình

+ Phía Đông Bắc: giáp xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, các xã Đông Sơn, Thanh Bình, Trung Hòa, Tốt Động, huyện Chương Mỹ.

+ Phía Đông Nam: giáp xã Hữu Văn, Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ.

- Tính chất:

+ Là một trong những đô thị vệ tinh phía Tây Nam của đô thị trung tâm Hà Nội.

+ Là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, hệ thống làng nghề của địa phương.

+ Là cửa ngõ giao thông phía Tây Hà Nội giao thương với các tỉnh phía Tây Bắc

+ Là đô thị đại học với trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng

+ Là đô thị sinh thái dựa trên cảnh quan thiên nhiên hiện có.

- Quy mô đất đai:

+ Diện tích: 6.537,66 ha, trong đó:

+ Diện tích đất khu vực nội thị: 3.585,76 ha, trong đó: Diện tích đất khu vực ngoại thị khoảng: 2.951,9 ha.

- Quy mô dân số:

+ Năm 2020 khoảng: 100.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 42.420 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42,4%.

+ Đến năm 2030 khoảng: 220.000 người, trong đó dân số đô thị 171.820 người, tỷ lệ đô thị hóa: 78%.

- Bố cục không gian kiến trúc cảnh quan chung của đô thị:

+ Phát triển không gian đô thị theo hướng mở rộng về phía Nam, gắn với khu đại học tập trung, hình thành các trung tâm dịch vụ thương mại, y tế, văn hóa, hành chính cùng với khu đô thị mới trên cơ sở hệ thống đường giao thông: trục đường chính đô thị theo hướng Bắc – Nam, đường Hà Nội – Xuân Mai theo hướng Đông – Tây và các tuyến đường quy hoạch mới.

+ Khu vực phía Tây đường Hồ Chí Minh phát triển các khu du lịch sinh thái gắn với cảnh quan hồ Văn Sơn, sân Golf Skylake, hồ Miễu.

+ Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là các công trình thấp tầng, trung tầng, mật độ thấp. Khu vực trung tâm hiện hữu được xây dựng với mật độ cao hơn.

+ Khu vực núi Thoong được phát triển thành điểm nhấn cảnh quan, tổ chức trung tâm cây xanh của đô thị và định hướng không gian cho khu vực.

+ Các tuyến sông, mương, kênh rạch và mặt nước hiện có được khai thác phát triển tạo thành khung không gian xanh cho toàn đô thị. Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Tiến Xuân được hình thành dọc phía Bắc tuyến đường Hồ Chí Minh, được cách ly với khu vực phát triển đô thị mới bởi khu công viên cây xanh.

+ Các khu vực dân cư hiện hữu được khoanh vùng, bảo vệ, tạo khoảng đệm với các khu vực phát triển mới bởi các công viên cây xanh, công trình công cộng, hạn chế gia tăng mật độ, tầng cao đối với khu vực làng xóm hiện hữu. các khu vực phát triển mới kế cận phải đảm bảo không gian có nét tương đồng với khu vực làng xóm hiện hữu, tránh các xung đột về mỹ quan.

- Phân vùng kiến trúc cảnh quan trong đô thị:

+ Khu vực đô thị hiện có: thuộc địa giới hành chính thị trấn Xuân Mai, phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam và Đông Nam giáp xã Thủy Xuân Tiên. Diện tích 780 ha. Định hướng: cải tạo chỉnh trang các tuyến phố; tăng mật độ xây dựng để đạt hiệu quả sử dụng; khống chế tầng cao xây dựng để đảm bảo sự hài hòa giữa các công trình xây mới với các công trình hiện hữu; bảo tồn các công trình tôn giáo di tích, kết nối với các không gian công cộng khác; xây dựng các công trình kiến trúc mới theo hình thức hiện đại và hài hòa với các công trình hiện hữu và cảnh quan thiên nhiên; khuyến khích chuyển đổi các cơ sở công nghiệp sang chức năng dịch vụ đô thị, chức năng hỗn hợp; tổ chức xây dựng các trung tâm thương mại gắn kết với hệ thống giao thông công cộng đặc biệt tại khu vực giao điểm của các tuyến đường sắt nội đô.

+ Khu vực làng xóm hiện có: thuộc địa giới hành chính xã Thủy Xuân Tiên và xã Tân Tiến, có vị trí phía Bắc giáp thị trấn Xuân Mai, phía tây nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông Bắc giáp sông Bùi, phía Đông Nam giáp khu vực cảnh quan núi Thoong. Diện tích 1.200 ha. Hạn chế xây dựng, bảo vệ hệ thống cảnh quan tự nhiên và cấu trúc làng xóm hiện hữu; cải tạo hệ thống mặt nước nhằm tăng khả năng thoát nước trong trường hợp có lũ rừng Ngang; khai thác không gian xanh mặt nước; xây dựng công trình mới thấp tầng, mật độ thấp, hình thức kiến trúc phù hợp với công trình thuộc làng xóm hiện hữu, không gian cây xanh mặt nước và cảnh quan thiện nhiên đa dạng bao gồm hệ thống sông, suối, hồ, núi, gò đồi; thiết kế hệ thống giao thông cho người đi bộ và đi xe đạp; triển khai các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gần các mặt nước lớn: hồ Văn Sơn, hồ Miễu.

+ Trung tâm phát triển công nghiệp: thuộc địa giới xã Thủy Xuân Tiên và Nam Phương Tiến, nằm phía Đông Bắc giáp núi Thoong, phía Đông Nam giáp đường quy hoạch, phía Tây Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp khu vực núi Bé. Diện tích khoảng 290ha. Điều chỉnh ranh giới dự án cụm công nghiệp Nam Tiến Xuân về một phía đường Hồ Chí Minh, lựa chọn các lĩnh vực sản xuất không gây ô nhiễm, công nghệ cao, kết hợp với khu chức năng nghiên cứu, đào tạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng công trình đảm bảo khoảng cách ly, bố trí các không gian cây xanh trong khu công nghiệp để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường và các khu dân cư hiện có, khu giáo dục liền kề.

+ Khu công viên, cây xanh mặt nước: là các khu công viên trung tâm gồm khu cảnh quan núi Thoong, diện tích 250 ha, hai bên bờ kênh Văn Sơn, diện tích 390 ha. Tạo thành khu công viên vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn, khu công viên trung tâm của đô thị là trục không gian xanh kết nối khu vực Bắc – Nam của đô thị vệ tinh Xuân Mai.

+ Khu vực phát triển đô thị mới: tại khu đất giữa núi Thoong và sông Bùi, nằm trên trục phát triển không gian chính, vị trí trung tâm của đô thị, thuộc địa giới hành chính xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, diện tích 470 ha. Khu vực trung tâm hành chính mới tầng cao trung bình, mật độ xây dựng cao. Xây dựng các công trình có quy mô lớn kết hợp với không gian quảng trường và cảnh quan thiên nhiên tạo thành một trong các điểm nhấn cảnh quan kiến trúc của đô thị; khu trung tâm y tế bố trí tại khu vực thuận lợi về giao thông và điều kiện môi trường vi khí hậu tốt; khu vực trung tâm văn hóa bố trí hai bên quảng trường và tạo không gian mở đô thị, kết hợp với trung tâm hành chính chính trị tạo không gian thuận tiện cho các hoạt động tập trung đông người; các công trình công cộng cấp đô thị được tổ chức hai bên tuyến đường trục trung tâm Bắc Nam kết hợp với tuyến đường sắt đô thị. Khu vực phát triển đô thị mới xây dựng theo hướng thấp tầng, mật độ xây dựng thấp, nhiều không gian xanh.

+ Khu vực phát triển đào tạo, đại học: nằm chủ yếu về phía Nam của đường Hà Nội – Xuân Mai và tiếp giáp với khu cảnh quan kênh Vân Sơn, diện tích 250ha. Xây dựng công trình có tầng cao trung bình, tổ hợp công trình có hình thức kiến trúc hiện đại, mật độ xây dựng thấp, có thể tổ chức một số công trình điểm nhấn cao tầng. Bố trí diện tích cây xanh chiếm 40% diện tích toàn bộ khu trường. Tổ chức các không gian mặt nước nhan tạo trong các trường đại học và khu công cộng trung tâm kết nối với hệ thống mặt nước tự nhiên.

+ Khu dự trữ phát triển giáo dục và nông nghiệp xung quanh: nằm tiếp giáp về phía Đông Nam của kênh Vân Sơn, diện tích 320 ha, là khu vực dự trữ phát triển giáo dục, trước mắt kết hợp sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cảnh quan khu vực sông Bùi, chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang.

+ Khu vực nông nghiệp sinh thái: khu vực ngoại vi, diện tích khoảng 1.400 ha, là khu vực kết hợp sản xuất nông nghiệp và bảo vệ cảnh quan sông Bùi, là vùng trũ nước trong trường hợp lũ rừng ngang kết hợp lũ sông Bùi, cải tạo hệ thống đồng ruộng phù hợp với mô hình nông nghiệp sinh thái, dựa trên mô hình đảm bảo hiệu quả trong việc kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt.

+ Khu vực trồng rừng, phát triển nông nghiệp: nằm về dải đất phía Nam đô thị vệ tinh tiếp giáp sâu với tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp khu vực hồ Miễu và hồ Văn Sơn, diện tích 320 ha.

- Các khu vực trọng tâm: 02 trọng tâm của đô thị Xuân Mai gồm thị trấn hiện hữu và khu vực giữa núi Thoong và sông Bùi. Tại khu vực đô thị cũ cải tạo tập trung tạo lập không gian trọng tâm tại điểm giao cắt giữa QL6 và trục trung tâm, là điểm trung chuyển tạp trung các đầu mối giao thông, là điểm giao cắt 02 tuyến đường sắt đô thị. Khu vực trung tâm hành chính mới tại khu vực trục không gian núi Thoong – sông Bùi, bố trí quảng trường công cộng của đô thị gắn với trung tâm hành chính tạo không gian mở gắn với khu vực núi Thoong và trục cảnh quan sông Bùi.

- Các tuyến quan trọng: QL6, đường Hồ Chí Minh, trục trung tâm Bắc – Nam, trục Hà Nội – Xuân Mai và trục cảnh quan sông Bùi.

- Quy hoạch sử dụng đất: được chia thành 06 khu

+ Khu A: nằm phía Tây Bắc đô thị, giáp tỉnh Hòa Bình, QL21, trục Bắc – Nam đô thị nối Xuân Mai đến Hòa Lạc. Diện tích 1.159,92 ha; dân số 72.700 người. Là khu vực nội thị có một phần đô thị hiện có, một phần đất làng xóm đô thị hóa kết hợp cây xanh mặt nước và phát triển các dự án sinh thái.

+ Khu B: nằm phía Đông Bắc của đô thị, giáp xã Đông Yên, huyện Quốc Oai và xã Đông Sơn huyện Chương Mỹ, phía Tây giáp QL21 và trục Bắc – Nam đô thị, phía Nam giáp trục đường quy hoạch nối từ phía Bắc núi Thoong đến hồ Hạnh Tiên, diện tích 1.040,63 ha. Dân số 49.500 người. Gồm cả đất khu vực nội thị và khu vực ngoại thị, trong đó có một phần đất đô thị hiện có, một phần đất làng xóm đô thị hóa kết hợp cây xanh mặt nước và phát triển các dự án sinh thái.

+ Khu C: nừm tại khu vực Núi Thoong, giữa đường trục Bắc – Nam và đường Hồ Chí Minh hiện trạng, phía Bắc giáp trục đường quy hoạch mới và khu A, phía Tây Nam giáp đường Hồ Chí Minh hiện trạng, phía Đông giáp trục Bắc – Nam, phía đông Nam giáp trục Hà Nội – Xuân Mai. Diện tích 558,32 ha, dân số 18.800 người. Gồm đất khu nội thị phát triển trung tâm hành chính mới đô thị, công nghiệp, giáo dục gắn với cây xanh cảnh quan núi Thoong.

+ Khu D: Nằm phía Đông núi Thoong, phía Bắc giáp xã Thanh Bình và xã Trung Hòa qua sông Bùi, phía Tây Nam giáp trục đường Bắc – Nam nối từ Xuân Mai đi Hòa Lạc, phía Đông Nam giáp trục Hà Nội – Xuân Mai, phía Tây Bắc giáp khu B, diện tích: 715,04 ha, dân số 53.100 người. là khu vực đô thị phát triển mới, trung tâm văn hóa, thể thao, giáo dục, có một phần đất khu vực ngoại thị.

+ Khu E: Nằm ở vị trí cuối phía Đông Nam của đô thị, phía Đông Bắc giáp xã Trung Hòa, phía Đông Nam giáp xã Hữu Văn, phía Tây Bắc giáp đường Hà Nội – Xuân Mai, phía Nam giáo QL21, diện tích 1.530,48 ha, dân số 68.500 người. Gồm đất khu vực nội thị và đất khu vực ngoại thị, tập trung phát triển giáo dục đại học, cao đẳng, dạy nghề, khu cảnh quan, hành lang thoát lũ kênh Văn Sơn.

+ Khu F: nằm ở dải đất phía Tây Nam của đô thị, phía Bắc giáp QL21, phần còn lại giáp các xã thuộc tỉnh Hòa Bình. Diện tích 1405 ha, dân số 17.400 người. Thuộc khu vực ngoại thị, chủ yếu đất làng xóm, khu vực cảnh quan hồ Văn Sơn, Núi Bé.

- Giao thông đường bộ:

+ Các trục đường chính: Đường Hồ Chí Minh – vành đai 5; đường QL6; QL21 (rộng 70m); đường Hà Đông – Xuân Mai (rộng 60m)

+ Bãi đỗ xe, bến xe tập trung: diện tích 98,41 ha, quy mô từ 0,5 – 1 ha. Xây 2 bến xe khách kết hợp điểm đàu cuối xe buýt, quy mô 3ha/bến xe.

- Giao thông đường sắt: 02 tuyến

Tuyến Hà Nội – Xuân Mai – đi trùng với trục QL6, ga cuối ở Depot tại khu vực tiếp giáp QL6 và bến xe Xuân Mai, quy mô dự kiến 15-20 ha.

Tuyến Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây chạy dọc theo hành lang QL21. Depot bố trí tại phía Nam đô thị Xuân Mai, quy mô 15-20 ha.

thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: