QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ NỘI ĐÔ LỊCH SỬ - BƯỚC QUAN TRỌNG TRONG QUY HOẠCH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Đăng bởi SJK Land - 01 vào lúc 24/03/2021

Khu vực nội đô lịch sử chính là trung tâm của Hà Nội, là cội nguồn của văn hiến Thăng Long xưa, là bệ đỡ cho sự phát triển Hà Nội mới nên việc quy hoạch và phát triển khu vực này không những ảnh hưởng sâu rộng tới Hà Nội, và toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có khu dự án mới shophouse, biệt thự Tây Tựu.

Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch cung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định khu nội đô lịch sử giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2, là khu vực bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long, các giá trị truyền thống của người Hà Nội. Bảo tồn, cải tạo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị và tôn vinh văn hóa, lịch sử truyền thống của khu phố cổ, khu phố cũ, Hồ Gươm, Hồ Tây, Thành cổ…điều chỉnh các chức năng sử dụng đất, di dời các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, y tế không phù hợp ra bên ngoài. Bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, cải tạo chỉnh trang kiến trúc đô thị, cảnh quan, tăng cường cây xanh, mặt nước và bảo vệ môi trường. Hạn chế xây dựng nhà cao tầng và kiểm soát sự gia tăng dân số cơ học, giảm từ 1,2 triệu người xuống khoảng 0,8 triệu người.

Ngày 22/3/2021 tại trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm, sở quy hoạch kiến trúc Hà Nội tổ chức hội nghị, công bố 06 đồ án quy hoạch phân khu đô thị, tỷ lệ 1/2000, tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Trước đó ngày 19/3/2021 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị H1-1A, H1-1B, H1-1C, H1-2, H1-3, H1-4 tỷ lệ 1/2000 tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng (khu vực nội đô lịch sử).

Hiện tại theo số điều tra dân số và nhà ở năm 2019 thì dân số của khu vực này vào khoảng 887.000 người, dân số theo quy hoạch đến năm 2030 là vào khoảng 672.000 người, số người phải di dời cơ học ra khỏi khu vực vào khoảng 215.000 người.

Tổng quy mô nghiên cứu lên đến 2.700 ha, nhằm mực tiêu phát triển đô thị tại khu vực nội đô lịch sử theo quy hoạch được duyệt, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cải thiện về cơ bản điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Khu vực phố cổ (Phân khu H1-1A) là khu vực đô thị cổ có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử có chức năng chính là thương mại, dịch vụ, du lịch, kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư.

Khu vực hồ Gươm và phụ cận (thuộc phân khu H1-1B) là vùng thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, đóng vai trò là trung tâm văn hóa, hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp với nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho cộng đồng dân cư, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng.

Khu phố cũ (thuộc quy hoạch phân khu H1-1C và một phần quy hoạch phân khu H1-2, H1-3, H1-4) là khu đô thị cũ có nhiều công trình có giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Có chức năng chủ yếu là di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở, cơ quan dịch vụ thương mại, tài chính, văn hóa, y tế và các chức năng công cộng khác.

Phần còn lại của phân khu H1-2, H1-3, H1-4 là khu vực hạn chế phát triển, cải tạo và hạn chế xây dựng nhà ở cao tầng. Có chức năng là nhà ở, cơ quan, di sản, di tích, du lịch, dịch vụ thương mại, tiện ích đô thị…..

Trong quy hoạch sử dụng đất được chia đất công cộng đô thị, hỗn hợp là 284,54ha (4,39m2/người); đất cây xanh, mặt nước, đất thể dục thể thao đô thị vào khoảng 247,14ha (3,82m2/người); đất trường THPT khoảng 18,34ha (0,28m2/người, tương ứng 7,1m2/học sinh); đất giao thông đô thị khoảng 471,22 ha(7,28m2/người); đất đơn vị ở có tổng diện tích 1.343,34ha (20,27m2/người).

Cấu trúc không gian khu nội đô lịch sử được tổ chức theo các tuyến trục và mạng lưới đường vành đai, trục hướng tâm tạo thành các ô phối với lõi trung tâm. Không gian đô thị được xác lập chủ yếu là công trình thấp tầng. Các công trình cao tầng được bố trí dọc các tuyến đường vành đai, tuyến đường hướng tâm và các khu tái thiết đô thị tạo một số điểm nhấn cao tầng trên các trục tuyến phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch – kiến trục công trình cao tầng, ưu tiên giảm mật độ xây dựng để bổ sung tiện ích đô thị như cây xanh, bãi đỗ xe…..

Điểm chú ý trong khu vực này chính là tầng cao sẽ bị hạn chế. Như khu vực phố cổ, tầng cao đặc trung 3-4 tầng (khoảng 12-16m); khu vực phố cũ Hồ Gươm và phụ cận, tầng cao không quá 16m; khu vực hạn chế phát triển, tầng cao đặc trưng không quá 5-7 tầng (vào khoảng 20-25m).

Giá trị hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc được đúc kết trong một không gian 2.700 ha này. Nó không phải là tất cả nhưng nó là những thứ tinh túy nhất. Cần gìn giữ và bảo tồn để làm minh chứng cho sự trường tồn của dân tộc. Nó cũng là một bản mẫu để cư dân các khu vực mới như dự án biệt thự, shophouse Tây Tựu làm thước đo cho sự phát triển của mình.

Việt Nam hiện nay đang không ngừng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, đồng hành cùng với đó là việc nếp sống, văn hóa cũng phải ngày càng đầm đà bản sắc, vừa tiếp thu cái hiện đại của thế giới vừa có những cái truyền thống của dân tộc. Các khu dự án mới không chỉ là nhà mới cần xây dựng văn hóa sống ngay từ khi khởi lập như thế này để sức mạnh nội đô lịch sử mới phát huy được hết giá trị của mình.

Thông tin tham khảo: biệt thự, shophouse Tây Tựu.

 

 

 

 

 

Tags : Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: