QUY HOẠCH PHÂN KHU ĐÔ THỊ SÔNG HỒNG VỚI BIỆT THỰ, SHOPHOUSE TÂY TỰU

Đăng bởi SJK Land - 01 vào lúc 16/03/2021

Sông Hồng con sông của ngàn năm lịch sử, gắn liền với sự hình thành phát triển của Thủ đô Hà Nội. Dòng sông này chính là sự sống, là cội nguồn của nền văn minh sông Hồng mà điển hình là văn hiến Thăng Long. Hà Nội hiện nay đã được mở rộng lên 3.334km2, nằm trong số 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Một Thăng Long – Hà Nội đang không ngừng vươn lên thể hiện vị thế của mình, trong sự phát triển đó Sông Hồng luôn ở vị trí trung tâm. Dự kiến đến tháng 6 năm 2021 này Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ chính thức được thông qua. Sự kiện này sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khu vực trên địa bàn Hà Nội, trong đó có khu dân cư shophouse, biệt thự Tây Tựu.

Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định Hai bên bờ sông Hồng là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, là nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của thủ đô. Khai thác, kế thừa quy hoạch cơ bản phát triển sông hồng đoạn qua Hà Nội (đã được thành phố Hà Nội tổ chức nghiên cứu) tiếp tục nghiên cứu phát triển đồng bộ hai bên đoạn tuyến chảy qua thành phốm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan văn hóa – đô thị Hồ Tây – Cổ Loa. Trên dọc tuyến sông Hồng, phần đất đoạn tuyến đi qua Tứ Liên không xây dựng công trình cao tầng làm ảnh hưởng tới trục không gian cảnh quan kết nối Hồ Tây – Cổ Loa.

Sau nhiều lần quy hoạch không thành thì dự kiến tháng 6 này quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được ban hành. Ngày 10/3/2021 Thường vụ Thành Ủy Hà Nội cho ý kiến về chủ trương hoàn thiện đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000. Đồ án nghiên cứu trên không gian đoạn sông Hồng dài khoảng 40km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, bao phủ diện tích 11.000 ha trong đó sông Hồng chiếm 3.600 ha (33%), đất bãi sông trên 5.400 ha (50%), phần còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; ….; thuộc 55 phường, xã và 13 quận, huyện Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm; dân số ước tính khoảng từ 280.000 đến 320.000 người.

Tính chất và chức năng chính của quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là trục không gian cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, tập trung phát triển các công trình công cộng, công viên cây xanh, công trình văn hóa, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô.

Hình thành nên Trục không gian văn hóa – cảnh quan sinh thái Hồ Tây – Cổ Loa; cải tạo, chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu, bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng.

Đồ án quy hoạch cũng đề cập đến việc xây dựng cầu, hầm kết nối đô thị hai bên sông, kết nối giao thông đô thị và đường thủy; phát triển hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông, đường dành cho người đi bộ, đi xe đạp.

Nhiệm vụ số một của đồ án đối với quy hoạch hai bên bờ sông Hồng là nhiệm vụ chống lũ cho đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình, các công trình thiết kế chịu lũ, giảm thiểu thiệt hại khi có lũ. Nhiệm vụ này phải được đảm bảo mới tới nhiệm vụ mở rộng không gian, phát triển các loại hình công viên, quảng trường đô thị, các khu đô thị mới hiện đại, nhà ở sinh thái chất lượng cao.

Sông Hồng không chỉ là xương sống trong sự phát triển của Hà Nội, tầm ảnh hưởng của dòng sông này rất lớn, ở lưu vực hai bên bờ trong đó có các khu như shophouse, biệt thự Tây Tựu.

Quy hoạch hai bên bờ sông Hồng chính là trục chính cảnh quan của khu đô thị trung tâm. Với việc được thông qua đây là một đồ án quan trọng bậc nhất giúp hình thành bộ mặt đồng bộ cho Thủ đô nói chung và khu đô thị trung tâm nói riêng. Khi vấn đề này được thông qua thì một Hà Nội hiện đại, đồng bộ sẽ được hình thành trong tương lai, những khu dân cư gần đồ án này được hưởng lợi lớn như khu dân cư biệt thự, shophouse Tây Tựu.

Một lý do quan trọng nữa đó là việc trong quy hoạch thì nhiệm vụ trọng yếu nhất của đồ án là đảm bảo sự an toàn, phòng chống lũ lên trên nhiệm vụ kinh tế. Người dân được bảo vệ một cách tốt nhất, những lo lắng về các cơn lũ lịch sử sẽ không còn, người dân của khu biệt thự, liền kề Tây Tựu sẽ yên tâm hơn.

Vì là trục cảnh quan chính của Hà Nội trong đó khu vực hai bên bờ sông sẽ được bảo tồn, xây dựng các công viên sinh thái, công viên chất lượng cao đây là những dịch vụ còn thiếu, điểm yếu của Hà Nội thì giờ người dân có thể được tận hưởng, sử dụng những dịch vụ đẳng cấp nhất, đời sống đươc nâng cao lên rất nhiều.

Đồng thời với việc quy hoạch hai bên bờ sông Hồng hệ thống các tuyến đường, cầu, hầm kết nối giữa hai bờ sông sẽ được thuận lợi hơn, giúp cho cư dân có thể di chuyễn từ bờ Nam sang bờ Bắc từ bờ Đông sang bờ Tây không thể tốt hơn, từ đó dân cư ở biệt thự, liền kề Tây Tựu cũng được thuận lợi hơn trong di chuyển, kinh doanh, buôn bán, nhất là các các cây cầu Hồng Hà, Thượng Cát, Thăng Long, Nhật Tân.

Có thể nói, quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ là mảng ghép hoàn hảo cho việc quy hoạch Hà Nội, xây dựng thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050 một cách đồng bộ nhất. Không thể đủ nguồn lực để thực hiện đồng thời tất cả các hạng mục nhưng về cơ bản có thể tạo ra được bộ khung và điểm nhấn quan trọng trong sự phát triển của mình vì mục tiêu xanh – văn minh – văn hiến – hiện đại.

Thông tin tham khảo: Biệt thự, shophouse Tây Tựu

Tags : Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch, tiến độ hạ tầng, tin thị trường
popup

Số lượng:

Tổng tiền: