Quy hoạch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 07/08/2023

Văn bản: 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phạm vi: toàn bộ địa giới hành chính thành phố Đà Nẵng, diện tích 129.046 ha, diện tích đất liền: 98.546 ha; diện tích huyện đảo Hoàng Sa: 30.500 ha.

Ranh giới:

Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế

Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam

Phía Đông giáp Biển Đông

Tính chất: là đô thị loại I trực thuộc trung ương, trung tâm kinh tế lớn của quốc gia về du lịch, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính ngân hàng, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia.

Là trung tâm văn hóa thể dục thể thao, giáo dục đào tạo, trung tâm khoa học kỹ thuật và công nghệ của khu vực miền trung và Tây Nguyên.

Là đầu mối giao thông, viễn thông quan trọng trong vùng, quốc gia và quốc tế.

Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh kh vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước.

Mục tiêu: xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ.

Là một trong những trung tâm văn hóa – thể thao, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ phát triển của đất nước

Trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế

Thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền trung – Tây nguyên

Trở thành đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc.

Tầm nhìn đến năm 2045: trở thành đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững.

Dân số năm 2030: 1,79 triệu người; dân số thường trú vào khoảng 1,56 triệu người

Dự báo đến năm 2045 khoảng 2,56 triệu người, trong đó dân số thường trú, tạm trú khoảng 2,13 triệu người.

Quy mô đất xây dựng đô thị, năm 2030: 31.836 ha, chiếm 32,31% diện tích đất trên đất liền.

Diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2045: 35.054 ha, chiếm 35,57%.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030:

Đất xây dựng đô thị: 31.836 ha, chiếm 32,31%, trong đó:

Đất đơn vị ở: 9.591 ha

Đất dịch vụ - công cộng cấp đô thị: 456 ha

Đất trường THPT: 108 ha

Đất cây xanh sử dụng công cộng cấp đô thị: 1.394 ha

Đất sử dụng hỗn hợp: 2.560 ha.

Đất ngoài dân dụng: 17.727 ha.

Đất khác: 66.710 ha.

Đất Hoàng Sa: 30.500 ha

Mô hình và cấu trúc phát triển không gian:

Cấu trúc đô thị:

Cấu trúc đô thị được gắn với cảnh quan đặc trưng theo 03 vùng đô thị, gồm: vùng ven mặt nước, vùng lõi xanh, vùng Sườn đồi và 01 vùng sinh thái, gồm khu vực rừng, núi, đồi phía Tây và phía Bắc, khu du lịch quốc gia Sơn Trà và huyện Hoàng Sa, các sông và hồ cùng với đường bờ biển trong vùng sinh thái.

Hình thành 02 vành đai kinh tế: vành đai phía Bắc – vành đai công nghiệp công nghệ cao và cảng biển – logistics và vành đai phía Nam – vành đai Đổi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Điều chỉnh cấu trúc đô thị đơn tâm (Thanh Khê và Hải Châu)thành phát triển đa cực, bổ sung 04 cụm việc là ưu tiên tập trung gồm: Cụm cong nghiệp công nghệ cao; cụm cảng biển và Logistics; cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cụm đổi mới sáng tạo.

Phát triển du lịch trên toàn thành phố với trọng tâm ven Bờ Đông (biển Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn) và vịnh Đà Nẵng với đặc điểm mặt nước tự nhiên, di sản văn hóa và dịch vụ du lịch đường thủy; du lịch sinh thái khu vực đồi núi phía Tây, phía Bắc và bán đảo Sơn Trà để tận dụng cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Mô hình phát triển:

Phát triển trung tâm phân tán gồm: trung tâm đô thị gắn với trung tâm thành phố; trung tâm dịch vụ công nghệ cao tại khu vực Tây Bắc Thành phố; trung tâm thương mại dịch vụ gắn với ga đường sắt mới; trung tâm đổi mới sáng tạo tại phía Nam Thành Phố.

Hình thành các khu đô thị, mỗi khu đô thị có dân số: 50.000 đến 250.000 người; tổ chức khu đô thị thành các đơn vị ở có dân số 18.000 đến 20.000 người trên cơ sở tổ chức từ các nhóm nhà ở từ 1.400 đến 2.100 người; đáp ứng cơ bản hệ thống cơ sở dịch vụ, công trình phúc lợi xã hội, thiết chế văn hóa cơ sở theo từng cấp độ, phù hợp quy chuẩn, đặc tính văn hóa và nhu cầu của người dân.

Định hướng phát triển không gian tổng thể:

Khu đô thị hiện hữu: tái phát triển các khu đô thị hiện hữu theo mô hình đô thị nén, nâng cao hệ số sử dụng đất, bổ sung các tiện ích đô thị và tích hợp với hệ thống giao thông công cộng. Kiểm soát hành lang ven biển kết nối các dự án riêng lẻ thành tổng thể chung, ưu tiên phát triển các không gian, công trình, dịch vụ phục vụ cộng đồng; thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Khu vực phát triển mới: mở rộng, phát triển mới các khu đô thị, hình thành khu vực có chức năng chuyên biệt; thay đổi cơ cấu, hình tahis không gian, phân bố dân cư và mô hình mới của đô thị bao gồm phát triển các khu vực ở cao tầng. Khai thác các khu vực đồi núi để tăng cường, bổ sung không gian xanh, phát triển dịch vụ du lịch hài hòa hình thành thành không gian cảnh quan, địa hình. Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao hiện có được cải tạo, nâng cấp và mở rộng; các khu công nghệ cao hiện có được cải tạo, nâng cấp và mở rộng; các khu công nghiệp mới được xây dựng với cấu trúc hoàn chỉnh; phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ tập trung có quy mô lớn.

Định hướng phát triển đô thị huyện lỵ huyện Hòa Vang, là trung tâm hành chính huyện, cửa ngõ kết nối các huyện Tây Bắc tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên; là tiểu trung tâm kinh tế đa ngành, ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ hỗ trợ cho vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quy mô diện tích khoảng 200 ha, dân số 36.000 người. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo tiêu chuẩn đô thị.

Khu vực nông thôn: tổ chức lại không gian, cơ cấu chức năng các khu vực đang trong quá trình đô thị hóa tiệm cận theo các tiêu chuẩn khu đô thị gắn với gìn giữ bản sắc kiến trúc truyền thống; đến năm 2030, các xã thuộc huyện Hòa Vang phát triển đạt chuyển đô thị V. Tạo lập các khu vực dự trữ phát triển cho các giai đoạn sau năm 2030, sau năm 2045. Khu vực nông thôn tập trung tại huyện Hòa Vang, bao gồm khu dân cư nông thôn, các làng nghề truyền thống được cải tạo, chỉnh trang, các khu nhà vườn gắn kết với các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch, sinh thái, cộng đồng, bảo tồn thiên nhiên, các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp hiện có.

Định hướng phát triển không gian theo các phân khu: toàn thành phố tổ chức thành 12 phân khu

Phân khu ven sông Hàn và Bờ Đông: diện tích 6.644 ha, dân số 484.000 người.

Phân khu ven vịnh Đà Nẵng: diện tích 1.530 ha, dân số 192.000 người.

Phân khu Cảng biển Liên Chiểu: diện tích khoảng 1.285 ha. Dân số 19.000 người.

Phân khu Công nghệ cao: 5.585 ha, dân số: 314.000 người.

Phân khu trung tâm lõi xanh: diện tích 4.775 ha, dân số: 61.000 người.

Phân khu Đổi mới sáng tạo: diện tích 3.903 ha, dân số: 233.000 người.

Phân khu Sân bay: diện tích: 1.327 ha, dân số 104.000 người.

Phân khu Sườn Đồi: diện tích: 2.729 ha, dân số: 270.000 người.

Phân khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: diện tích 2.986 ha, dân số dự kiến 27.000 người.

Phân khu dự trữ phát triển: diện tích 5.858 ha, dân số: 62.000 người.

Phân khu sinh thái phía Tây: diện tích 57.692 ha, dân số 21.000 người.

Phân khu sinh thái phía Đông: gồm huyện Hoàng Xa diện tích 30.500 ha, bán đảo Sơn Trà diện tích: 4.232 ha, dân số 7.000 người.

Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội.

Trung tâm hành chính, cơ quan: quy mô diện tích 43 ha, trung tâm hành chính thành phố đặt tại quận Hải Châu, diện tích 1,1 ha.

Du lịch: Diện tích đất: 2.388 ha, trọng điểm: tổ hợp trung tâm tài chính, thương mại, dichjv ụ, vui chơi, giải trí tổng hợp; công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía Đông Nam đài tưởng niệm; khu sân golf Vina Capital; khu tổ hợp công trình phục vụ lễ hội pháo hoa quốc tế; công viên chuyên đề phía Nam bán đảo Sơn Trà; Bà Nà – Suối Mơ, Bà Nà Hills; khu nghỉ dưỡng tổng hợp Làng Vân, khu nghỉ dưỡng Inter Continental Danang Sun Peninsula.

Thương mại, tài chính: hình thành các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc gia, quốc tế; hình thành tuyến phố thương mại, tài chính; thành lập khu phi thuế quan nằm trong khu phức hợp đô thị, thương mại, phi thuế quan.

Công nghệ cao: diện tích 1.710 ha gồm: Khu công nghệ cao Đà Nẵng và KCN cao mở rộng; KCN thông tin tập trung số 1, số 2, khu Công viên phần mềm số 1, số 2, số 3; hình thành cụm đổi mới sáng tạo tại phía Nam Thành phố gắn liền với Khu đô thị đại học Đà Nẵng, trung tâm đổi mới sáng tạo và công viên phần mềm.

Công nghiệp và kho tàng: diện tích 229ha, gồm: trung tâm logistics cảng Liên Chiểu, ga Kim Liên mới, trung tâm logistics khu công nghệ cao, trung tâm Hòa Nhơn, trung tâm cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, các trung tâm nhỏ lẻ và kho bãi khác.

Đầu tư phát triển các KCN với quy mô 2.326 ha, gồm: KCN Hòa Cầm, Liên Chiểu, Hòa Khánh, KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, KCN hỗ trợ công nghệ cao.

Hình thành mới các cụm CN: diện tích 83 ha. Duy trì các làng nghề truyền thống.

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: diện tích đất nông nghiệp 4.619 ha, hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Lâm nghiệp diện tích: 56.334 ha, rừng đặc dụng: 31.081 ha, rừng phòng hộ 8.938 ha, đất rừng sản xuất: 16.315 ha. Tập trung vào việc bảo tồn khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, ứng dụng công nghệ trong trồng rừng sản xuất.

Y tế: diện tích 137 ha. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng bệnh viện đa khoa, chuyên khoa cấp thành phố, quận, huyện. Hình thành bệnh viên quốc tế tại phân khu đổi mới sáng tạo.

Giáo dục – đào tạo: Mở rộng các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiên cứu đào tạo hiện có, tập trung ở phía Nam Thành phố, đăc biệt là làng Đại học Đà Nẵng. Quy mô diện tích đất trung tâm nghiên cứu đào tạo: 569 ha.

Văn hóa: duy trì, nâng cấp, cải tạo các thiết chế đã có như thư viện, nhà hát, rạp chiếu phim,…đầu tư mới các thiết chế văn hóa cấp thành phố bao gồm các công viên biển dọc vịnh Đà Nẵng, Bờ Đông, Nhà hát lớn thành phố, TT văn hóa thành phố, quảng trường trung tâm thành phố, công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn, ….Đất tôn giáo, di tích khoảng 109 ha.

Thể dục – thể thao: diện tích 931 ha, tiếp tục đầu tư, khai thác khu liên hợp thể dục thể thao Hòa Xuân, làng thể thao Tiên Sơn, cung thể thao Tiên Sơn, sân golf, các trung tâm thể thao cấp quận, huyện.

Giao thông đối ngoại:

Hàng không: nâng cấp cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đạt công suất 30 triệu hành khách/năm, cấp 4E, quy mô diện tích 856 ha.

Đường sắt: quy hoạch hành lang tuyến cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia chạy song song về phía Đông đường bộ cao tốc; xây dựng nhà ga đường sắt mới đạt công suất 10 triệu khách/năm, diện tích 30 ha, depot: 60 ha,

Cảng biển: xây dựng mới cảng Liêu Chiểu công suất: 50 triệu tấn/năm, diện tích 450 ha; diện tích hậu cần cảng 195 ha. Cảng Tiên Sa chuyển dần thành cảng du lịch. Phát triển khu bến Thọ Quang là cảng tổng hợp cho tàu trọng tải 10.000 – 20.000 tấn, có bến chuyên dùng cho tàu trọng tải 5.000 – 10.000 tấn.

Đường bộ: xây dựng, nâng cấp QL14B đoạn từ Túy Loan đến cầu Hà Nha (Đại Lộc, Quảng Nam), đoạn qua địa phận Đà Nẵng dài 8km, quy mô đường trục chính đô thị 6 làn xe. Nâng cấp QL14G từ huyện Hòa Vang đi Tây Giang (Quảng Nam), đoạn qua địa phận Đà Nawgx dài 23km, quy mô đường cấp III, đồng bằng.

Đường thủy: phát triển các tuyến đường thủy: sông Hàn – sông Cổ Cò – sông thu Bồn, sông Hàn – sông Vĩnh Điện – sông Thu Bồn; tuyến từ Vịnh Đà Nẵng đi Hòn Sơn Trà Con, Cù Lao Chàm để kết nối trung tâm thành phố với Hội An phục vụ phát triển du lịch. Phát triển cảng sông Hàn thành cảng đón tàu biển du lịch cỡ lớn, phát huy tối đa lợi thế cảng đường thủy trong khu vực trung tâm thành phố, thúc đẩy phát triển du lịch đường thủy nội địa và đường biển quốc tế.

Đường sắt nội đô: quy hoạch phát triển các tuyến đường sắt nhánh kết nối từ ga hàng hóa đến các khu công nghiệp, trung tâm logistic, cảng cạn.

Đường bộ nội đô: kéo dài đường Vành đai phía Tây đi qua khu công nghệ cao, kết nối tại điểm giao đường cao tốc La Sơn – Túy Loan và đường tránh Nam hầm Hải Vân.

Quy hoạch bổ sung tuyến đường giữa đường vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc nối từ đường Nguyễn Tất Thành qua QL14B gần TT hành chính huyện Hòa Vang và kéo dài đến biển. Kéo dài tuyến đường Vành đai phía Tây 2 đến đường vành đai phía Nam.

Quy hoạch và xây dựng hầm chui xuyên qua sân bay, kết nôi phía Đông và phía Tây; bổ sung các tuyến đường mới kết nối trực tiếp từ cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam hầm Hải Vân – Túy Loan, từ đường Nguyễn Sinh Sắc đến đường Hoàng Văn Thái nối dài, từ khu công nghiệp Hòa Khánh đến ga đường sắt mới để tạo thành trục chính kết nối Đông – Tây.

Trong trung tâm Thành phố quy hoạch tuyến đường Lê Duẩn kết nối với đường Đống Đa tạo tuyến trục liên thông từ đường Điện Biên phủ đến đường 3 tháng 2; quy hoạch tuyến đường Hoàng Hoa Thám thông qua đường Nguyễn Tất Thành để tạo thành tuyến trục liên thông chính từ Nguyễn Hữu Thọ - Lê Đình Lý – Hoàng Hoa Thám – Nguyễn Tất Thành nhằm giảm tải cho các tuyến đường lân cận.

Quy hoạch  và xây dựng công trình hầm qua sông kết nối từ khu vực đường Đống Đa – Trần Phú sang đường Vân Đồn – Trần Hưng Đạo; cầu đường bộ nối đường 29 tháng 3, quận Cẩm Lệ với tuyến đường Bùi Tá Hán, quận Ngũ Hành Sơn,…

Hệ thống giao thông công cộng: quy hoạch 02 tuyến MRT, 11 tuyến LRT, 02 tuyến Tramway cùng các điểm Depot, trung chuyển phù hợp.

Công trình đầu mối: quy hoạch mới bến xe khách liên tỉnh phía Bắc tại cụm công nghiệp Thanh Vinh diện tích 43 ha; bến xe phía Tây tại khu vực Nhà máy xi măng Hòa Khương, diện tích 13 ha; tiếp tục phát triển bến xe phía Nam; định hướng chuyển đổi bến xe trung tâm phục vụ giao thông công cộng; phát triển khu vực Ga đường sắt hiện trạng sau khi dời thành Ga giao thông công cộng trung tâm kết hợp phát triển dịch vụ thương mại, công viên.

Phân kỳ thực hiện quy hoạch:

Giai đoạn 2020 – 2030:

Trong 05 năm đầu là giai đonạ cũng cố, tập trung chủ yếu vào hoàn thiện các dự án đã được phê duyệt và chưa hoàn thành. Khuyến khích sự phát triển của khu dân cư mới nhằm hỗ trợ khu công nghệ cao và phân khu Sườn đồi để phục vụ các khu dân cư được di dời trong những năm tiếp theo. Tập trung phát triển các dự án trong khu vực đô thị và trung tâm thành phố hiện có, bao gồm phố tài chính và trung tâm kinh doanh thương mại CBD để hiện đại hóa Thành phố.

Trong giai đoạn 2025 – 2030 sẽ là giai đoạn biến chuyển, sẽ tái phát triển và mật độ hóa khu vực đô thị hiện tại. Đồng thời tập trung vào các dự án thương mại, văn hóa và du lịch đẳng cấp cao; hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án hạ tầng quan trọng như mở rộng nhà ga T1 và xây dựng  nhà ga hàng hóa tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng; cảng Liên Chiểu, cảng biển du lịch Tiên Sa; Ga đường sắt mới, hầm qua sân bay, hầm qua sông Hàn, đường sắt đô thị, tái thiết khu vực ga đường sắt cũ,…

Giai đoạn 2030 – 2045: sẽ tái thiết hoàn chỉnh khu đô thị hiện tại, các vùng đất dự trữ ở phía Nam và phía Tây cũng được phân vùng để sử dụng phù hợp. Các dự án trọng điểm sẽ hoàn thiện như Khu công nghệ cao Đà Nẵng, khu đổi mới sáng tại ở phía Nam, các cụm du lịch và các khu đô thị mới ở phía Tây thành phố, các dự án giao thông: đường Metro Tramway Đà Nẵng – Hội An; các dự án văn hóa như Nhà hát lớn, …các khu vực sử dụng đất hiện trạng mâu thuẫn với cấu trúc tổng thể của thành phố sẽ dẫn được di dời bao gồm: khu dân cư hiện trạng để phát triển đô thị tại phân khu Sườn đồi và phân khu đổi mới sáng tạo ở phía Nam; các khu dân cư để mở rộng khu đô thị Sân Bay.

Các dự án ưu tiên lựa chọn các chương trình: để triển khai cụ thể hóa quy hoạch chung; các dự án theo lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đầu mối; các dự án theo nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước; các nguồn vốn khác. Dự án cụ thể, nguồn lực và phân kỳ đầu tư tại Phụ lục kèm theo.

Thông tin tham khảo: Biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: