QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 07/04/2023

Thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, cả nước. Hải Phòng đang có những bước đi sớm trở thành một thành phố năng động, phát triển tầm cỡ Chấu Á, trở thành đô thị loại đặc biệt.

Thành phố Hải Phòng 

- Văn bản: 323/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

- Diện tích: 1.526,52km2

- Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh

+ Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương

+ Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình

+ Phía Đông giáp vinh Bắc Bộ.

- Tầm nhìn: đến năm 2045-2050: Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới

- Mục tiêu: xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với tỏng nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường hàng không và đường thủy nội địa, trọng điểm dịch vụ logistics và du lịch; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế biển.

- Tính chất: là đô thị loại I trực thuộc trung ương, một trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm giáo dục, y tế và khoa học, công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ, là thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại, là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

- Quy mô dân số,

+ Đến năm 2030: 2,8 – 3,0 triệu người, dân số đô thị khoảng 2 – 2,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa 74-76%.

+ Năm 2040: 3,9 – 4,7 triệu, dân số đô thị 3,2 – 4 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80-86%.

- Quy mô đất đai 2030 đất xây dựng đô thị 52.500 – 53.500 ha. Năm 2040 là 72.000 – 73.000 ha.

- Mô hình không gian đô thị: phát triển từ mô hình đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh thành mô hình đô thị đa trung tâm và các đô thị vệ tinh.

+ Cấu trúc không gian đô thị: hai vành đai – ba hành lang – ba trung tâm và các đô thị vệ tinh. Trong đó:

+ Hai vành đai kinh tế: vành đai kinh tế ven biển phát triển dịch vụ - du lịch – đô thị hướng ra biển; vành đai kinh tế công nghiệp dịch vụ cảng Lạch Huyện đến phóa Bắc huyện Thủ Nguyên, phía Tây đường QL10, phía Nam dọc sông Văn Úc kết nối với mang lưới khu, cụm công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và hệ thống cảng Hải Phòng.

+ Ba hành lang cảnh quan gồm: hành lang sông Cấm. sông Lạch Tray và Văn Úc.

+ Ba trung tâm đô thị và các đô thị vệ tinh gồm: trung tâm đô thị lịch sử và đô thị hành chinh mới Bắc sông Cấm; trung tâm thương mại, tài chính Quốc tế (CBD) ở Hải An và Dương Kinh; đô thị sân bay Tiên Lãng, Các đô thị vệ tinh gồm các đô thị trong vùng sinh thái biển, nông nghiệp, nông thôn.

- Định hướng phát triển hệ thống đô thị:

+ Khu đô thị trung tâm:

√ Khu A: khu vực đô thị nội đô lịch sử thuộc các quận Hông Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền. Là KĐT cũ gắn với TT kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, thương mại, dịch vụ. Dân số 2040 đạt 58-60 vạn người, đất xây dựng đô thị khoảng 3.000 – 3.300 ha. Đối với khu phố có gia strij lịch sử, kiến trúc được định hướng bảo tồn, tôn tạo các không gian, các công trình kiến trúc có giá trị cao, cải tạo cảnh quan, nâng cấp hạ tầng để tạo dựng được bản sắc của một đô thị có bề dày lịch sử. Các khu phố cũ được từng bước hiện đại hóa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Ưu tiên cải tạo chỉnh trang kiến trúc cảnh quan các tuyến phố, hệ thống kênh, sông hồ, các công viên, vườn hoa, các không gian mở khác gắn với không gian đi bộ. Điều chỉnh lại các chức năng sử dụng đát cho phù hợp với định hướng mới của thành phố, trên cơ sở di dời các cơ sở công nghiệp, kho bãi, cảng gây ô nhiễm hoặc kém hiệu quả để tái thiết lại đô thị và bổ sung quỹ đất cho hệ thống hạ tầng, cây xanh và các chức năng đô thị còn thiếu trong khu vực. Tái thiết các khu nhà ở, chung cư cũ xuống cấp từng bước di chuyển đến các khu chung cư mới theo hướng hiện đại, tiện nghi. Các tuyến phố mới mở trong khu vực phải quy hoạch và khai thác tốt và hiệu quả quỹ đất hai bên đường. Tái thiết khu vực bờ Nam sông Cấm thành một dải cảnh quan đô thị văn hóa, hiện đại. Kiểm soát mật độ cư trú và các hoạt động xây dựng tái thiếu đô thị phù hợp để đảm bảo không quá tải cho hệ thống hạ tầng đô thị. Kiểm soát hanjc hế phương tiện giao thông cơ giới trong khu vực lõi trung tâm, bổ sung các bãi đỗ xe công cộng và các bãi đỗ xe trong công trình. Phát triển giao thông công cộng và công trình ngầm đô thị, phát triển các trung tâm đô thị gắn với giao thông công cộng theo mô hình TOD.

√ Khu vực B: Khu vực đô thị mở rộng phía Bắc (phía Nam huyện Thủy Nguyên). Là KĐT mới gắn với trung tâm hành chính, chính trị mới của TP Hải Phòng, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch văn hóa và giải trí, y tế, giáo dục, trung tâm nghề cái vùng duyên hải Bắc Bộ. Dân số 2040 khoảng 64 – 68 vạn người, đất xây dựng đô thị khoảng 10.000 – 14.000 ha. Định hướng xây dựng huyện Thủy Nguyên thành thành phố trực thuộc thành phố. Phát triển trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa mới của TP Hải Phòng gắn với đô thị mới Bắc sông Cấm. Khuyến khích phát triển công trình cao tầng, các công trình có kiến trúc hiện đại đặc sắc; khu quy hoạch không gian, kiến trúc cảnh quan, bỗ trí đơn vị ở mới tại khu vực này phải đảm bảo không làm ảnh hưởng các khu chức năng của TT hành chính mới của TP. Ưu tiên phát triển quỹ đất cho cây xanh, mặt nước và các không gian văn hóa cộng đồng. Nâng cấp, mở rộng không gian đô thị thị trấn Núi Đèo. Phục hồi hệ sinh thái sông Giá, sông Bạch Đằng, sông Cấm, vùng núi phía Bắc huyện Thủy Nguyên. Khai thác tốt các yếu tố cảnh quan tự nhiên của Thủy Nguyên để phát triển khu đô thị sinh thái, du lịch. Xây dựng trung tâm logistic cấp vùng, dịch vụ y tế trung cao cấp, trung tâm nghề cá Lập Lễ. Bảo tồn, tôn tạo và phát huye giá trị vùng di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng. Khu vực đảo Vũ Yên phát triển đô thị, khu vui chơi giải trí và sân gôn hài hòa với cảnh quan sông nước.

√ Khu C: Khu ĐT mở rông phía Nam và Đông Nam thuộc các quận Hải An, Dương Kinh, KIến An, Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy, là khu vực ĐT phát triển mới gắn với trung tâm dịch vụ hàng haie Quốc tế; trung tâm thương mại, tài chính vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trung tâm công nghiệp, du lịch giải trí, thể thao, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ cấp vùng duyên hải Bắc Bộ, hướng tới đô thị hàng hải Quốc tế. Đến năm 2040 dân số khoảng 1,45 – 1,6 triệu người, đất xây dựng đô thị khoảng 32.000 – 34.000 ha.

√ Khu D: khu vực ĐT mở rộng phía Tây thuộc huyện An Dương.

Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistic, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ. Từng bước xây dựng huyện An Dương cơ bản đạt tiêu chí thành lập quận năm 2025. Đến năm 2040 dân số khoảng 32-35 vạn người, đất xây dựng đô thị khoảng 8.000 – 9.000 ha.

√ Khu E: khu vực phát triển phía Đông thuộc huyện Cát Hải, là khu vực phát triển đô thị, công nghiệp, cảng biển và dịch vụ hàng hải quốc tế, trung tâm du lịch quốc tế, bảo tồn đa dạng sinh thái biển đảo. quy mô dân số 2040 khoảng 11 – 12,5 vạn người, đất xây dựng đô thị khoảng 11.500 – 12.000 ha.

√ Khu F: khu phát triển giai đoạn năm 2040, thuộc phía đông huyện Tiên Lãng và cửa sông Văn Úc. Là khu vực đô thị phát triển công nghiệp, dịch vụ mới gắn với cảng hàng không quốc tế Tiên Lãng và đô thị dịch vụ hàng không. Quy mô dân số 2040 khoảng 47-90 vạn người, đất xây dựng đô thị khoảng 11.000 – 13.00 ha.

- Định hướng phát triển hạ tầng công nghiệp: tổng diện tích phát triển công nghiệp năm 2030 là 13.000 ha, năm 2040 là 17.500 – 18.500 ha. Với trọng tâm là khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải.

- Định hướng phát triển mạng lưới du lịch: mạng lưới du lịch đến năm 2030 có đủ khả năng đáp ứng 30-35 triệu lượt khách, năm 2040 khoảng 35-40 triệu lượt khách. Các khu du lịch như Đồ Sơn, Cát Bà, Long Châu, Bạch Long Vỹ.

- Phát triển mạng lưới dịch vụ: Xây dựng mới trung tâm thương mại, tài chính tầm cỡ quốc gia, quốc tế (CBD) tại Hải An, Dương Kinh; các khu trung tâm dịch vụ thương mại gắn với dịch vụ cảng hàng không (Cát Bi, Tiên Lãng), đô thị mói bắc sông Cấm, đô thị mới phía Tây. Phát triển khu thương mại ự do trong khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Hình thành các tuyến phố thương mại, dịch vụ, cửa hàng miễn thuế. Xây dựng chợ đàu mối nông sản, thủy sản ở Đôg Sơn, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, An Lão.

Mạng lưới logistics khoảng 2.200 – 2.500 ha, gồm trung tâm logistics quốc tế và cấp vùng ở khu vực Đình Vũ – Cát Hải, các trung tâm logistics cấp thành phố, trung tâm chuyên dụng, trung tâm hỗ trợ gắn với các đầu mối giao thương chính.

- Định hướng hệ thống giao thông: tổng diện tích đát quy hoạch giao thông 16.000 – 18.000 ha, chiếm 25% đất xây dựng đô thị, đất dự trữ khoảng 6.000 ha.

+ Cảng biển: phát triển tiếp khu bến Lạch Huyện với chức năng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế và mở rộng cảng Nam Đồ Sơn thành cảng cửa ngõ, kết hợp trung chuyển quốc tế, kết hợp quốc phòng an ninh khi có yêu cầu. từng bước di dời, chuyển đổi chức năng bến cảng hiện hữu khu bên trên sông Cấm – Phà Rừng. Bổ sung cảng hàng và cảng tổng hợp tại đảo Cái Tráp (Cát Hải), cảng Văn Úc (Tiên Lãng). Quy hoạch bến cảng huyện đảo Bạch Long Vỹ là bến cảng đầu mối giao lưu với đất liền, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh. Khu bến Đình Vũ tiếp tục xây dựng các bến phục vụ hàng tổng hợp, container, xăng dầu.

+ Đường bộ: hoàn thiện các tuyến đường bộ liên vùng QL10, QL37. Xây dựng đường cao tốc ven biển Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nghiên cứu hình thành tuyến đường chính đô thị nối cảng quốc tế Hải Phòng với QL18. Đường 359 đi Quảng Ninh qua cấu Bến Rừng.

+ Đường hàng không: nâng cấp mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, công suất đạt 13 triệu hành khách/năm vào năm 2030, và 16,6 triệu hành khách/năm vào năm 2040; sân bay Kiến An phục vụ mục đích quân sự. Dự kiến phát triển cảng hàng không Quốc tế tại Tiên Lãng phục vụ cấp vùng. Quy hoạch mới sân bay taxi tại Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vỹ phục vụ du lịch và cứu hộ.

+ Đường sắt: Xây dựng tuyến Hà Nội – Hải Phòng  song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện; tuyến đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh kết nối cảng Nam Đồ Sơn với các tỉnh duyên hải Bắc Bộ; từng bước chuyển đổi tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đoạn trong khu vực nội thị thành đường sắt đô thị.

+ Giao thông đô thị: đường bộ xây dựng Cầu và đường Tân Vũ – Lạch Huyện 2, cầu đường Tân Vũ – Lạch Huyện 3, đường hầm nối đường bộ ven biển qua khu vực CBD với cảng Lạch Huyện. Phát triển các trục chính đô thị hiowngs tâm và đường vành đai thành phố. Quy hoạch mới đường cao tốc đô thị hướng Bắc – Nam tiếp cận với khu nội đô lịch sử.

+ Giao thông công cộng: vận tải hành khách công cộng đạt chỉ tiêu 25% vào năm 2030, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I, 35% vào năm 2040 đạt tiêu chuẩn đô thị loại đặc biệt. Xây dựng các tuyến đường sắt đô thị và các ga kết nối các đô thị, khu chức năng và đầu mối giao thông chính của thành phố theo mô hình TOD. Quy hoạch các tuyến xe buýt nhanh, phát triển các tuyến xe buýt hiện có đẩm bảo tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại bằng xe buýt từ 10-15%.

+ Quy hoạch mới 08 bến xe liên tỉnh, di dời các bến xe trong khu vực đô thị trung tâm để bố trí bãi đỗ xe công cộng gắn với hệ thống dịch vụ đô thị, hình thành các điểm đầu cuối xe buýt gắn với hệ thống công trình dịch vụ, công viên cây xanh.

- Định hướng thiết kế đô thị tổng thể: xây dựng một đô thị hướng sông – đô thị hướng biển là hỉnh ảnh, chủ đề cho mọi giải pháp thiết kế đô thị mức tổng thể cũng như chi tiết.

+ Kiến tạo không gian kiến trúc cảnh quan đô thị hàng hải toàn cầu với hạ tầng hiện địa, thông minh với ba trụ cột phát triển gồm cảng – công nghiệp – du lịch, dịch vụ.

+ Xây dựng thành phố xanh, tối ưu hóa sử dụng nông lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu, tôn vinh giá trị văn hóa, lịch sử và bảo vệ hệ sinh thái có không gian sống hấp dẫn.

- Các trục và không gian cảnh quan:

+ Trục cảnh quan xanh: hình thành ba dải không gian xanh đô thị hướng Đông Tây gồm sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc và giải không gian xanh ven biển hướng Bắc – Nam từ cửa sông Lạch Tray đến sông Văn Úc.

+ Trục đô thị chính: Các tuyến trục Lạch Tray, Lê Hồng Phong, Phạm Văn Đồng,vv kết nối trung tâm hành chính Bắc sông Cấm – TT Thương mại, tài chính CBD – bán đảo Đồ Sơn – đô thị dịch vụ sân bay Tiên Lãng, các tuyến trục kết nối trung tâm đô thị với trung tâm khu vực.

+ Quảng trường đô thị: Cảu tạo nâng cấp các quảng trường văn hóa, thương mại trong khu phố cũ có giá trị về lịch sử, kiến trúc. Phát triển mới quảng trường biển Hải Phòng, Đồ Sơn; quảng trường hành chính Bắc sông Cấm; quảng trường văn hóa, giải trí trên dải công viên bờ Nam sông Cấm. Hình thành các quảng trường hành chính, văn hóa, thương mại, giải trí khu vực gắn với trung tâm quận huyện và trung tâm chuyên ngành.

thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: