QUY HOẠCH TỈNH SÓC TRĂNG THỜI KỲ 2021 – 2030

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 29/08/2023

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của vùng và quốc gia. Việc quy hoạch tỉnh đến năm 2030 tạo cơ sở định hướng quan trọng để tỉnh phát huy được các thế mạnh của mình, tập trung được nguồn lực để tạo nên những bứt phá trong thời gian tới.

Vị trí tỉnh Sóc Trăng 

- Mục tiêu tổng quát đến năm 2030:

Phấn đấu đến năm 2030, Sóc Trăng là một trong những tỉnh phát triển khá của vùng đông bằng sông Cửu Long; có công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển, nông nghiệp hiện đại và bền vững; hình thành cảng biển ngoài khơi cửa Trần Đề có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có hệ thống đô thị phát triển theo hướng xanh, thông minh, bền vững; có đủ năng lực thích ứng với biển đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

- Một số chỉ tiêu cụ thể:

+ Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt bình quân 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 124 triệu đồng

Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 27%; công nghiệp – xây dựng đạt khoảng 35%; dịch vụ đạt khoảng 30%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt khoảng 8%.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn khoảng 14.000 tỷ đồng

Kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh

Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP đạt khoảng 45%.

Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có 80/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó có ít nhất 04 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-3%/năm; trong đó, giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo 3-4%/năm

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%; trong đó, đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32,5%.

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 90%.

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%, tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân là 33 giường, tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân là 11 người.

+ Về môi trường:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị, công nghiệp, dịch vụ được thu gom và xử lý đạt 98-99%. Tỷ lệ chất thải rẵn sinh hoạt khu dân cư nông thôn, làng nghề được thu gom và xử lý đạt 75%.

Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xư rlys nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tạp trung đạt 98-100%

Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn đạt 75%

Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 3%.

- Tầm nhìn đến năm 2050:

Sóc Trăng trở thành khu vực phát triển động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển cảng biển Trần Đề; là tỉnh có kinh tế phát triển khá của cả nước, vận hành theo phương thức chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đối với các hoạt động kinh tế - xã hội; các ngành sản xuất, dịch vụ thông minh với các mô hình kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Các lĩnh vực xã hội phát triển hài hòa; môi trường và cảnh quan thiên nhiên được gìn giữ. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Không gian phát triển 

- Các hành lang kinh tế:

+ Hành lang kinh tế Bắc – Nam gồm các tuyến: Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau (Quốc lộ 1): đảm nhận phần lớn khối lượng hàng hóa liên tỉnh;

Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau (đường Quảng Lộ - Phụng Hiệp); Cần Thơ – Sóc Trăng (Quốc lộ 91B): thu gom nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, mở rộng cửa ngõ vùng cho cảng biển Trần Đề;

Sóc Trăng – Bạc Liêu: kết nối tỉnh Sóc Trăng với Bạc Liêu thông qua tuyến đường bộ ven biển.

Quốc lộ 60: kết nối thị xã Ngã Năm – Thạnh Trị - Mỹ Tú – Châu Thành – TP Sóc Trăng – Long Phú và tỉnh Trà Vinh.

+ Hành lang kinh tế Đông – Tây: cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng: lết nối cảng biển nước sâu Trần Đề với các tỉnh phía Tây vùng đồng bằng sông Cửu Long và vương quốc Campuchia.

Đường tỉnh 937B: kết nối thị xã Ngã Năm – huyện Thạnh trị - huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu

Đường tỉnh 934B: là một trong những trục động lực phát triển của tỉnh, kết nối thành phố Sóc Trăng với huyện Trần Đề.

- Các vùng kinh tế - xã hội: Tổ chức 04 vùng kinh tế - xã hội gồm:

+ Vùng ven biển: là vùng gồm toàn bộ diện tích đất liền của thành phố Sóc Trăng với đất liền và phần không gian biển của thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề. Đây là vùng động lực, trung tâm phát triển, lan tỏa; phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực gồm: đô thị - công nghiệp – thương mại, dịch vụ hậu cần logistics – du lịch – nông nghiệp, thủy sản gắn với kinh tế biển, cảng biển.

+ Vùng ven sông Hậu: là vùng gồm toàn bộ diện tích của huyện Châu Thành, huyện Kế Sách và huyện Long Phú. Phát triển kinh tế vùng ven sông Hậu theo hướng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả cao, công nghiệp, đô thị và dịch vụ.

+ Vùng nội địa: là vùng gồm toàn bộ diện tích của thị xã Ngã Năm, huyện Thạnh Trị, huyện Mỹ Tú và huyện Mỹ Xuyên. Phát triển kinh tế vùng nội địa theo hướng khai thác các điều kiện thuận lợi sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, đô thị và dịch vụ (nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến).

+ Vùng Cù Lao Dung: là vùng chỉ gồm huyện Cù Lao Dung; định hướng phát triển chủ yếu về du lịch kết hợp đô thị, thương mại, dịch vụ và các mô hình nông nghiệp. Đây là vùng đặc biệt, vùng du lịch trọng điểm của tỉnh với tầm nhìn sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp và nơi đáng sống cảu nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Hệ thống đô thị 

- Phương án quy hoạch hệ thống đô thị:

Khi có đủ điều kiện, tiêu chí theo quy định, phấn đấu đến năm 2030 phát triển hệ thống đô thị của tỉnh gồm 25 đô thị: 01 đô thị loại I, 02 đô thị loại III, 09 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40-45%. Đến năm 2050, hệ thống đô thị của tỉnh gồm 31 đô thị: 01 đô thị loại I, 01 đô thị loại II, 02 đô thị loại III, 09 đô thị loại IV và 18 đô thị loại V. Trong đó, có một số đô thị trọng tâm:

+ Thành phố Sóc Trăng: là trung tâm kinh tế của tiểu vùng ven biển Đông; trung tâm công nghiệp chế biến nông – thủy sản, công nghiệp năng lượng sạch, trung tâm du lịch văn hóa, lịch sử; thành phố Sóc Trăng với vai trò là đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng của tỉnh. Nghiên cứu việc mở rộng địa giới hành chính nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho việc định hướng đến năm 2030, thành phố Sóc Trăng cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

+ Đô thị Vĩnh Châu: là một trong những đô thị trung tâm của vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu là đô thị thương mại, công nghiệp, dichjv ụ, du lịch sinh thái cảnh quan, nông, lâm, ngủ nghiệp và các ngành kinh tế biển như: điện gió ngoài khơi, nuôi trồng thủy sản mặn/lợ, dịch vụ hậu cần biển. bên cạnh đó, nghiên cứu phát triển mở rộng đô thị theo hướng tạo lập các khu chức năng, các khu đô thị lấn biển với tính chất, quy mô phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất, thủy văn và đảm ảo điều kiện kết nối với hạ tầng theo định hướng phát triển của thị xã.

+ Thị xã Ngã Năm là trung tâm của vùng nội địa về phía Tây Nam tỉnh Sóc Trăng; là đô thị thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với phát triển nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sông nước, chợ nổi truyền thống.

+ Định hướng đến năm 2030, Trần Đề cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV, là thị xã trực thuộc tỉnh và định hướng phát triển thành thị xã; hướng phát triển hông gian chính là hướng về thành phố Sóc Trăng và ven sông Hậu; là trung tâm kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng, phát triển mạnh công nghiệp, thương mại dichjv ụ hậu cần biển, vận tải, hàng hải, các khu sản xuất công nghiệp, năng lượng tái tạo ven biển, du lịch biển và đô thị biển; gắn kết với cảng biển ở cửa ngõ Trần Đề, khu kinh tế ven biển Trần Đề, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; là trung tâm nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá cho cả vùng duyên hải Biển Đông.

+ Nghiên cứu phát triển hệ thống các đô thị còn lại tương xứng với tiềm năng của tỉnh và theo kế hoạch phân loại, nâng cấp đô thị được xác định cho từng đô thị trong quy hoạch tỉnh, trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế của từng đô thị kết hợp với lợi thế chung của tỉnh với hơn 72km bờ biển và khoảng 70km sông Hậu. Tối ưu hóa việc kết hợp cải tạo, chỉnh trang khu vực đô thị hiện hữu với phát triển các khu đô thị mới đồng bộ về các khu chức năng thương mại, dịch vụ, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các khu nhà ở. Nghiên cuwuscacs khu đô thị, khu chức năng dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng ven biển, lấn biển, ven sống; khai thác các tiềm năng du lịch gắn với phát triển đô thị tại Cù Lao Dung, các cồn nổi trên sông Hậu và khu vực bãi bồi ven biển.

Vùng huyện 

- Phương án quy hoạch vùng huyện:

+ Vùng huyện Trần Đề: xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV gắn kết với thành phố Sóc Trăng và dọc sông Hậu. Hình thành cảng biển cửa ngõ Trần Đề; nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp, trung tâm logistics, khu chức năng dịch vụ hậu cần cảng.

+ Vùng huyện Thạnh Trị: là trong những huyện quan trọng của tỉnh về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Phát triển các khu nông nghiệp tập trung, khu nhân giống và sản xuất lúa đặc sản, xây dựng các cánh đồng thông minh; chuyển đổi nông nghiệp bền vững, hình thành các khu nông nghiệp, trồng màu, chăn nuôi gia súc theo hướng kết hợp ứng dụng công nghệ cao; phát triển cụm công nghiệp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

+ Vùng huyện Châu Thành: là vùng phát triển theo hướng tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dichjv ụ, du lịch, vận tải, đô thị và phát triển nông nghiệp kết hợp ứng dụng công nghệ cao. Phát huy lợi thế về giao thông kết nối, vị trí tiếp giáp với thành phố Sóc Trăng để phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và là vùng nguyên liệu về nông nghiệp; đồng thời nghiên cứu phát triển bền vững ngành nông nghiệp theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ cao và sản xuất, định hướng huyện Châu Thành trở thành một huyện nông thôn mới – hiện đại.

+ Vùng huyện Kế Sách: là vùng phát triển theo hướng tổng hợp, đa ngành đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị và nông – ngư nghiệp gắn với lợi thế của sông Hậu; là vùng nguyên liệu cây ăn trái của tỉnh; phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ, du lịch, hỗ trợ và phục vụ phát triển nông nghiệp; phát triển theo hướng nông nghiệp kết hợp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ; phát triển kinh tế du lịch trên cơ sở gắn kết với các tuyến du lịch khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Vùng huyện Mỹ Tú: là vùng phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kết hợp phat triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị khu vực tiếp giáp với thành phố Sóc Trăng; du lịch văn hóa lịch sử. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh cao; chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; xây dựng, phát triển một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị để khai thác lợi thế về giao thông và vị trí tiếp giáp thành phố Sóc Trăng; phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịc nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về di tích lịch sử tại địa phương.

+ Về huyện Long Phú: là vùng phát triển tổng hợp công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị, logistics và nông – ngư nghiệp gắn với lợi thế là điểm giam thương giữa hành lang kinh tế quốc lộ 91B và hành lang kinh tế quốc lọ 60. Đầu tư hoàn thiện, phát triển các khu, cụm công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, hoàn thành xây dựng nahf máy Nhiệt điện Long Phú 1; chú trọng phát triển nông nghiệp, hình thành các vùng trồng lúa tập trung chất lượng cao, lúa thơm, đặc sản; phát triển vùng trồng cây ăn trái, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.

+ Vùng huyện Mỹ Xuyên: là vùng có thế mạnh phát triển nông nghiệp toàn điện kết hợp trồng lúa, chăn nuôi và nôi trồng thủy sản; là vùng nguyên liệu lớn, ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản. Định hướng di dời trung tâm huyện lỵ về khu vực xã Hòa Tú 1; phát triển các cum công nghiệp nhằm tận dụng lợi thế về nguồn nguyên liệu nông nghiệp và thủy sản của địa phương; đẩy mạnh phát triển lúa đặc sản, lúa chất lượng cao các loại, tổ chức sản xuất lúa gạo, rau màu theo hướng phát triển cụm ngành, chuỗi giá trị; xây dựng khu thương mại, du lịch, dịch vụ vườn Cò kết hợp phát triển các mô hình du lịch cộng đồng.

+ Vùng huyện Cù Lao Dung: Là vùng huyện phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh, bao gồm các xã đảo. Phát triển du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng cao cấp và là nơi đáng sống của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Hình thành các khu chức năng phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dưỡng; phát triển dô thị phù hợp với điều kiện đặc thù; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng kết hợp ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển các loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sinh thái ven biển, du lịch sinh thái dưới tán rừng.

- Khu kinh tế: Nghiên cứu phát triển, thành lập khu kinh tế ven biển Trần Đề dọc theo cửa biển Trần Đề và vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, quy mô dự kiến khoảng 40.000 ha, với định hướng là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành,d da chức năng, nhằm khai thác, phát huy đồng bộ, hiệu quả cảng biển nước sâu Trần Đề khi được bổ sung, điểu chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng điều kiện theo quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Quy hoạch công nghiệp 

Khu công nghiệp 

Cụm công nghiệp 

- Khu công nghiệp:

Phát triển, thành lập mới 03 khu công nghiệp và mở rộng 01 khu công nghiệp tại những vị trí thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển và có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, với tổng quy mô phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030, định hướng phát triển các khu công nghiệp có tính chất đa ngành, trong đó chú trọng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ và thân thiện môi trường.

Nghiên cứu phát triển, thành lập 05 khu công nghiệp và mở rộng 01 khu công nghiệp trong trường hợp tỉnh Sóc Trăng được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp và khu kinh tế.

- Cụm công nghiệp: Mỗi đơn vị cấp huyện có ít nhất 01 cụm công nghiệp; trừ huyện Cù Lao Dung; quy hoạch mới 08 cụm, đưa tổng số cụm trên địa bàn lên 18 cụm.

- Khu du lịch: phát triển du lịch kết hợp dịch vụ tổng hợp, vui chơi giải trí, thể thao. Nghiên cứu xây dựng các khu sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp với vui chơi giải trí, thể dục thể thao, đô thị trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố, nhất là huyện Long Phú, Trần Đề, Cù Lao Dung, thị xã Vĩnh Châu; trong đó có những công trình, dự án có điểm nhấn khu kết hợp sân goft, đô thị biển, cáp treo.

Giao thông đường bộ 

- Đường bộ Quốc gia: Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; cao tốc TPHCM – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng; cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu; Quốc lộ 1; Quốc lộ 60; Quốc lộ 61B; Quốc lộ 91B; đường Quảng Lộ - Phụng Hiệp; đường bộ Ven Biển.

- Đường thủy nội địa: các tuyến đường quốc gia tuyến cửa Định An – Campuchia, tuyến duyên hải TPHCM – Cà Mau, tuyến Cần Thơ – Cà Mau.,

- Cảng hành khách, hàng hóa nội địa: cảng Sóc Trăng, cảng Long Hưng, cảng Ngã Năm, cảng Cái Côn, cảng Trần Đề.

- Cảng hàng không: phát triển sân bay chuyên dùng có tiềm năng tại Trần Đề để phục vụ nhu cầu bay cá nhân, du lịch, cứu nạn.

- Cảng biển: Đầu tư, phát triển cảng biển Trần Đề trở thành cảng đặc biệt.

 

Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê shophouse avenue garden, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: