QUY HOẠCH TỈNH THANH HÓA THỜI KỲ 2021-2030

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 28/02/2023

Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam, có diện tích đứng thứ 5, dân số đứng thứ 3 cả nước, có vị trí chiến lược quan trọng với đầy đủ các loại hình giao thông, địa hình trải dài từ vùng núi cao, trung du, đồng bằng, có bề dày lịch sử và văn hóa đa dạng. Thanh Hóa đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh, khẳng định được vị thế của mình. Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 là kim chỉ nam cho tỉnh xây dựng các đường lối, căn cứ cho việc phát triển nhanh, bền vững của mình.

Vị trí tỉnh Thanh Hóa 

Tổ chức không gian 

Tổ chức cụm công nghiệp 

- Văn bản: Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Phạm vi: toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tỉnh Thanh Hóa và không gian biển

Thanh Hóa cần Phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi, giữa thành thị với nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo; đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ Quốc.

- Mục tiêu phát triển đến năm 2030:

+ Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đưa Thanh Hóa thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa thể thao. Đến năm 2025 nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước – một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ Quốc, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.

+ Mục tiêu cụ thể:

√ Về kinh tế: tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 – 2030: 10,1% trở lên. Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp, xây dựng: 57%, dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

√  GRDP bình quân đầu người đến năm 2025: 4.200 USD trở lên, năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

√  Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội 2021-2025: 750.000 tỷ đồng trở lên, giai đoạn 2026-2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên.

√  Sản lượng lương thực bình quân hàng năm: 1,5 triệu tấn

√  Giá trị xuất khấu năm 2025: 8 tỷ USD, năm 2030: 15 tỷ USD.

√  Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030: 50% trở lên.

√  Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025: 88%, đến năm 2030: 100%.

√  Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025: 9,6%; giai đoạn 2026-2030 đạt trên 8,1%.

√  Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm giai đoạn 2021-2025: 40%, giai đoạn 2026-2030: 45%.

√  Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm: 0,5-0,75%

√  Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động đến năm 2025: 30%, đến năm 2030: dưới 20%.

√  Số bác sỹ/1 vạn dân năm 2025: 13 bác sỹ, năm 2030: 15 bác sỹ. tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2025: trên 92%, năm 2030 đạt trên 95%.

√  Tỷ lệ lao động qua đào tai năm 2025: 75%, năm 2030: 80%.

√  Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1,5% trở lên.

√  Tỷ lệ che phủ rừng năm 2025: 54%, năm 2030: 54,5%

√  Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh năm 2025: 98,5%, năm 2030 đạt 99,5%.

√  Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn đến năm 2030 khu vực nông thôn đạt: 90%, thành thị đạt 98%.

+ Tầm nhìn đến năm 2045:

Đến năm 2045 Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Phát triển tình thanh Hóa theo mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng kinh tế số, kinh tế tri thức, sáng ạo với nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, hạ tầng các ngành dịch vụ hiện đại, kết nối đồng bộ với hạ tầng quốc gia và các nước trong khu vực, ngành nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, sản phẩm an toàn, hệ thống kết cấu hạ tầng thông minh tương thích công dân thông minh.

- Các đột phá phát triển:

+ Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch và công bằng cho phát triển; xây dựng các cơ chế chính sách khyến khích thu hút đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chính trị tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực, trách nhiệm, uy tín, tận tụy gắn với xây dựng bộ máy hành chính tin gọn, hiệu lực và hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp.

+ Huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực, tạo đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, lan tỏa, các dự án hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, xây dựng cơ sở dữ liệu của tỉnh đồng bộ với hạ tầng dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số,

+ Nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ các ngành kinh tế trọng tâm, trọng điểm của tỉnh.

- Phát triển các ngành quan trọng (trụ cột):

+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: phát triển tỉnh Thanh Hóa thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, làm nền tảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị công suất cao định hướng một số ngành công nghiệp chủ yếu: Công nghiệp hóa dầu, hóa chất và chế biến sản phẩm từ hóa dầu tại khu kinh tế Nghi Sơn, công nghiệp sản xuất, cung ứng điện, công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại, công nghiệp sản xuất vật liệu, công nghiệp dệt may, giầy da.

+ Nông nghiệp: cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ vào các hoạt động nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động. Định hướng phát triển một số ngành nông nghiệp chủ yếu: trồng trọt, đẩy mạnh tích tụ tập trung đất đai, sản xuất quy mô lớn; chăn nuôi, phát triển theo hướng trang trại công nghiệp tập trung, công nghệ cao theo chuỗi giá trị; lâm nghiệp, phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tổn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; thủy sản, phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng.

+ Du lịch: đến năm 2030 Thanh Hóa thành một trong những trung tâm lớn về du lịch của cả nước với các sản phẩm du lịch chất lượng cao, khẳng định được thương hiệu, có khả năng cạnh tranh, tập trung phát triển các loại hình du lịch: du lịch biển với trọng tâm là Sầm Sơn, Hải Tiến, Hoằng Trường, Hải Hòa, vùng ven biển Quảng Xương, du lịch khám phá đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê; du lịch sinh thái cộng đồng với các trọng tâm là vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Suối cá Cẩm Lương, khu vực Hàm Rồng; du lịch văn hóa lịch sử trọng tâm là các danh thắng như Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, các khu di tích quốc gia đặc iệt Lam Kinh, Lê Hoàn, Bà Triệu, Hang Con Moong, núi Nưa, Phủ Na, Cửa Đạt…

- Mạng lưới giao thông

+ Hệ thống giao thông quốc gia: thực hiện theo quy hoạch quốc gia đã được duyệt

+ Cảng hàng không: thực hiện theo Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Giao thông cấp tỉnh: Quy hoạch điều chỉnh 63 tuyến đường tỉnh hiện có với độ dài 1.499,67 km; nâng cấp 99 tuyến huyện lên đường đô thị lên đường tỉnh với chiều dài 2044km

+ Tuyến thủy nội địa: đến năm 2030 đưa vào quản lý, khai thác 818,5km

+ Cảng thủy nội địa: quy hoạch 07 cảng  gồm 01 càng khách Hàm Rồng, 06 cảng tổng hợp hàng hóa.

+ Hệ thống bến thủy nội địa: quy hoạch 80 bến thủy nội địa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Cảng cạn, trung tâm Logistics: trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại khu kinh tế Nghị Sơn, trung tâm cấp tỉnh tại phía Tây TP Thanh Hóa quy mô 10ha, trung tâm tại khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng quy mô 20ha.

- Chợ, trung tâm thương mại:

+ Đến năm 2025, toàn tỉnh có 420 chợ, trong đó có 14 chợ hạng 1, 43 chợ hạng 2, 363 chợ hạng 3. Năm 2030 có 486 chợ, trong đó có 14 chợ hạng 1, 44 chợ hạng 2, 428 chợ hạng 3

+ Năm 2025 có 15 trung tâm thương mại, trong đó đô thị loại I có 07, đô thị loại III có 02, đô thị loại IV có ít nhất 02, đô thị loại V có 04. Năm 2030 có 36 TTTM, trong đó đô thị loại I ít nhất 10, đô thị loại III có ít nhất 08, đô thi loại IV có ít 08, đô thị loại V có ít nhất 10.

+ Trung tâm hội nghị, triển lãm: toàn tỉnh có 02 trung tâm, 01 cái ở Đông Hải, 01 cái ở khu đô thị Lam Sơn – Sao Vàng có quy mô 20 ha trở lên.

- Phát triển không gian lãnh thổ:

+ Xây dựng 05 vùng huyện:

√ Vùng 1: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, Quảng Xương, Đông Sơn, Hoằng Hóa.

√ Vùng 2: Thọ Xuân, Yên Định, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Thường Xuân.

√ Vùng 3: Thị xã Bỉm Sơn, Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc, Thạch Thành, Vĩnh Lộc

√ Vùng 4: TX Nghi Sơn, Như Thanh, Như Xuân, Nông Cống.

√ Vùng 5: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Ba Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.

- Các trung tâm kinh tế động lực: (04 trung tâm):

+ TT Động lực phía Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn): phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị, công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước; một khu vực phát tiển đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo, dịch vụ gắn với khai thác hiệu quả cảng biển Nghi Sơn.

+ TT động lực TP Thanh Hóa – Sầm Sơn: phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chí trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, đào tao phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa, đưa đô thị du lịch sầm sơn thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước.

+ Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn – Sao Vàng): phát triển khu vực Lam Sơn – Sao Vàng trở thành kinh tế động lực mới của tỉnh gắn với cảng hàng không Thọ Xuân và KCN, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành đô thị Lam Sơn – Sao Vàng, phát triển du lịch gắn với Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Lê Hoàn.

+ Trung tâm động lực phía Bắc (Bỉm Sơn – Thạch Thành): phát triển khu vực Bỉm Sơn, Thạch Thành thành trung tâm kinh tế động lực phía Bắc tỉnh gắn với KCN Bỉm Sơn.

- Các hành lang kinh tế: theo thứ tự ưu tiên:

+ Hành lang kinh tế ven biển: là hành lang kết nối Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố ven biển phía Bắc và tỉnh Nghệ An qua tuyến đường bộ ven biển và Quốc lộ 10.

+ Hành lang kinh tế Bắc Nam: là trục trung tâm của tỉnh theo hướng Bắc Nam giữ vai trò liên kết chính giữa Thanh Hóa với Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, thông qua đường QL1A và đường cao tốc Bắc Nam.

+ Hành lang kinh tế trung tâm: Là trục trung tâm của cả tỉnh theo hướng Đong Tây, giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế, đô thị và dịch vụ của cả tỉnh. Kết nối thành phố Sầm Sơn – TP Thanh Hóa – Huyện Thọ Xuân thông qua Đại lộ Nam sông Mã, đại lộ Lê Lợi, đường từ TP Thanh Hóa đi Cảng Hàng không Thọ Xuân.

+ Hành lang kinh tế Quốc tế: là tuyens nối cảng biển Nghi Sơn với cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh Tây Bắc và nước CH Dân chủ Nhân dân Lào, thông qua tuyến đường từ cảng Hàng Không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, QL 15, QL217, cửa khẩu Quốc tế Na Mèo.

+ Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh (xa lộ Nông nghiệp): là trục kết nối Thanh Hóa với Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, Nghệ An, các huyện và khu vực rung du miền núi của tỉnh.

+ Hành lang kinh tế Đông Bắc: là tuyến kết nối cảng Lạch Sung – Nga Sơn – Bỉm Sơn – Thạch Thành với các tỉnh phía Bắc thông qua QL217B, QL217 và đường Hồ Chí Minh.

- Phương án phát triển đô thị:

+ Đến năm 2025: tỉnh có 47 đô thị, trong đó có 01 đô thị Loại I (sáp nhận huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa), 02 đô thị loại III (Sầm Sơn, Thị xã Bỉm Sơn); 01 đô thị loại IV (Nghi Sơn), 43 đô thị loại V.

+ Năm 2030: có 47 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I (TP Thanh Hóa), 02 đô thị loại III (TP Sầm Sơn, Tp Nghi Sơn); 04 đô thị loại IV (Hà Trung sáp nhập vào TX Bỉm Sơn, Thị xã Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương); 40 đô thị loại V

- Khu Kinh tế: Khu Kinh tế Nghi Sơn thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp, dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. Sau năm 2030 phát triển cửa khẩu Na Mèo thành khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo.

+ Khu công nghiệp:

√ 8 khu cũ, diện tích 1.424,2 ha gồm: Lễ Môn, Đình Hương – Tây Bắc Ga, Bỉm Sơn, KCN – đô thị Hoàng Long; Lam Sơn – Sao Vàng, Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, Ngọc Lặc, Bãi Trành, huyện Như Xuân.

√ Phát triển mới 09 KCN mới, tổng diện tích: 2.281,5 ha, gồm: KCN Tây TP Thanh Hóa, KCN Phú Quý, KCN Bắc Hoằng Hóa, KCN Hà Long, Hà Trung, KCN Lưu Bình, Quảng Xương, KCN Tượng Lĩnh, Nông Cống, KCN Giang Quang Thịnh, Thiệu Hóa, KCN Nga Tân, huyện Nga Sơn, KCN Đa Lộc, huyện Hậu Lộc.

√ Sau năm 2030 phát triển thêm 02 KCN với diện tích 872 ha, là: Phong Ninh, Yên Định, Hà Lĩnh, Hà Trung.

√ Cụm CN: Năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm CN với tổng diện tích 5.267,25 ha. Sau năm 2030  là 126 cụm, diện tích 5.893,65 ha.

Năm 2030 Thanh Hóa sẽ trở thành trung tâm của cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo…có mức sống bình quân cao hơn cả nước.

 

 

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích đứng thứ 5, dân số đứng thứ 3 cả nước, có vị trí chiến lược quan trọng với đầy đủ các loại hình giao thông, địa hình trải dài từ vùng núi cao, trung du, đồng bằng, có bề dày lịch sử và văn hóa đa dạng.

Thanh Hóa đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh, khẳng định được vị thế của mình. Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 là kim chỉ nam cho tỉnh xây dựng các đường lối, căn cứ cho việc phát triển nhanh, bền vững của mình.

Đến năm 2030 Thanh Hóa là trung tâm lớn của cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo…

Thu nhập bình quân đầu người đạt 7.850 USD, có mức sống cao hơn bình quân cả nước.

Thanh Hóa có 04 trung tâm kinh tế động lực gồm: Khu kinh tế Nghi Sơn, Tp Thanh Hóa, Sầm Sơn, Lam Sơn – Sao Vàng, Bỉm Sơn – Thạch Thành; 06 hành lang kinh tế: hành lang kinh tế ven biển – theo quốc lộ biển, QL10, hành lang kinh tế Bắc Nam – theo QL1A, cao tốc Bắc Nam, hành lang kinh tế Trung Tâm – Sầm Sơn, TP Thanh Hóa, Thọ Xuân, hành lang kinh tế quốc tế Nghi Sơn – Thọ Xuân – Na Mèo, hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh – xa lộ Nông nghiệp, hành lang kinh tế Đông Bắc – Lạch Sung, Nga Sơn, Bỉm Sơn, Thạch Thành.

Năm 2030, Thanh Hóa có 47 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại I – TP Thanh Hóa, 02 đô thị Loại III là TP Sầm Sơn, Tp Nghi Sơn, 04 đô thị loại IV là Hà Trung sáp nhập với TX Bỉm Sơn, TX Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương, 40 đô thị loại V.

02 khu kinh tế: Khu kinh tế Nghi Sơn, khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo.

19 Khu Công nghiệp, với diện tích 4.577,7 ha, 126 cụm CN với diện tích 5.893,65 ha.

Thanh Hóa sẽ là cực Thứ 4 trong tứ giác kinh tế Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng – Thanh Hóa.

Thanh Hóa hiện tại mới đang chớm bước vào con đường phát triển (đi được 1/3 chặng đường) khi xây dựng hạ tầng khung giao thông, đặc biệt đường cao tốc Bắc Nam. 10 năm tới là thời kỳ bùng nổ của kinh tế Thanh Hóa.

thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: