QUY HOẠCH VÙNG HUYỆN QUAN HÓA, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2045

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 31/05/2023

Huyện Quan Hóa là một trong những địa phương an trọng trong sự phát triển nông, lâm nghiệp ở phía Tây Thanh Hóa, là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam và nước bạn Lào. Quy hoạch phát triển vùng huyện đến năm 2045 sẽ là định hướng quan trọng cho địa phương phát triển trong thời gian tới

Nhà máy thủy điện 

Một khu vực của huyện 

- Văn bản: 2088/QĐ-UBND ngày 16/6/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.

- Phạm vi: toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Quan Hóa với 15 đơn vị hành chính (14 xã và 01 thị trấn).

- Ranh giới:

+ Phía bắc giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình.

+ Phía Nam giáp huyện Quan Sơn

+ Phía Đông giáp huyện Bá Thước

+ Phía Tây giáp huyện Mường Lát, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào.

- Quy mô diện tích: 99.069,9 ha

- Dân số 2025 dự kiến: 51.000 người, dân số đô thị 8.500 người, tỷ lệ đô thị hóa 16,6%

- Dân số 2030 dự kiến: 53.000 người, dân số đô thị: 14.500 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 27,2%.

- Dân số 2045 dự kiến: 60.000 người, dân số đô thị khoảng 23.500 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,1%.

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của huyện 

Quy hoạch không gian vùng huyện 

- Tính chất, chức năng:

+ Là vùng sinh thái đầu nguồn; vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng cây gỗ lướn, bền vững gắn với chế biến sâu và xây duwngjt hương hiệu sản phẩm, hình thành các sản phẩm chủ lực. Phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi đại gia súc, tập trung trang trại, gia trại gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vùng sản xuất. Vùng phát triển dịch vụ - du lịch: đa dạng các sản phẩm du lịch thắng cảnh, sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa lễ hội có nhiều nét độc đáo của khu vực biên giới….; kết hợp du lịch trải nghiệm, khám phá tự nhiên, khám phá lịch sử văn hóa dân tộc; vùng phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản khai khoáng và vật liệu xây dựng.

+ Có vai trò quan trọng đảm bảo an ninh môi trường sinh thái; an ninh nguồn nước; quốc phòng, an ninh và đại đoàn kết các dân tộc thuộc vùng núi tỉnh Thanh Hóa. Vị trí có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền núi cao phía Tây tỉnh.

- Mô hình phát triển không gian vùng:

+ Cấu trúc tuyến:

√ Trục QL15: là 1 trong các hành lang kinh tế chiến lược của tỉnh, nối các huyện đông fbawngf với các huyện miền núi phía Tây của tỉnh, tuyến nối các tỉnh Tây Bắc như: Hòa Bình, Sơn La,…với Thanh Hóa và hệ thống các cảng biển tại Thanh Hóa. Đây cũng là trục động lực kinh tế chủ đạo của huyện, kết nối các đô thị, cụm CN, khu, điểm du lịch các xã vùng tuyến sông Mã trên địa bàn huyện.

√  Trục QL15C: trục động lực phát triển nền kinh tế liên huyện, kết nối các xã vùng tuyến sông Luồng, kết nối giữa các huyện miền xuôi với Quang Hóa, Mường Lát và nước bạn Lào qua cửa khẩu Tén Tằn.

+ Cấu trúc điểm: các đô thị

√  Thị trấn Hồi Xuân: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của toàn huyện.

√  Đô thị Phú Lệ (xã Phú Thanh và xã Phú Lệ): là đô thị động lực, trung tâm tiểu vùng liên xã tuyến sông Mã, đầu mối giao thông cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, dịch vụ thương mại đầu mối, du lịch.

√  Đô thị Thiên Phủ (xã Thiên Phủ): là đô thị động lực, trung tâm tiểu vùng liên xã tuyến sông Luồng. Phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, văn hóa.

+ Định hướng tổng thể vùng huyện Quan Hóa xác định trên cơ sở khung giao thông chính gồm: nhánh phía Bắc (tuyến sông Mã) gắn với QL15 và đường tỉnh 521C; nhánh phía Nam (tuyến sông Luồng) liên kết 2 nhánh trên nhằm kết nối hiệu quả các khu vực nội huyện.

+ Phát triển các trung tâm cấp tiểu vùng trên cơ sở bố trí các công trình có vai trò là đầu mối về dịch vụ, kinh tế, văn hóa, xã hội làm cơ sở phát triển lan tỏa cho các khu vực lân cận.

- Phân vùng phát triển: 03 tiểu vùng

+ Vùng 1: Hồi Xuân: gồm thị trán Hồi Xuân, xã Phú Nghiêm, xã Nam Xuân. Vùng phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, du lịch; công nghiệp chế biến nông lâm sản, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Trung tâm tiểu vùng là TT Hồi Xuân.

+ Vùng II: tuyến Sông Mã gồm 7 xã: Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lệ, Phú Sơn, Thành Sơn, Trung Sơn. Trung tâm tiểu vùng là đô thị Phú Lệ. Vùng phát triển dịch vụ thương mại, du lịch; nông lâm nghiệp; công nghiệp năng lượng; công nghiệp chế biến nông lâm sản; đầu mối giao thông quan trọng.

+ Vùng III: Tuyến sông Luồng gồm 5 xã: Nam Động; Nam Tiến Thiên Phủ, Hiền Kiệt. trung tâm tiểu vùng là đô thị Thiên Phủ. Vùng phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, cơ khí nông nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch.

- Định hướng phát triển đô thị:

+ Đến năm 2025: ổn định đô thị hiện nay (Thị trấn Hồi Xuân), đầu tư hạ tầng thị trấn Hồi Xuân và khu vực mở rộng theo các tiêu chí đô thị loại V miền núi.

Dân số toàn huyện 2025: 51.000 người; dân số đô thị: 8.500 người; tỷ lệ đô thị hóa 16,6%.

+ Đến năm 2030: đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực xã Phú Lệ, theo hướng sát nhập 2 xã để hình thành thị trấn Phú Lệ trước 2030.

Đến năm 2030 huyện có 02 thị trấn.

Thị trấn Hồi Xuân: 10.000 người

Thị trấn Phú Lệ: 4.500 người

Dân số toàn huyện 14.500 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 27,3%

+ Đến năm 2045: đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực xã Thiên Phủ, thành lập thị trấn Thiên Phủ. Quan Hóa có 3 thị trấn:

Thị trấn Hồi Xuân: 13.000 người

Trị trấn Phú Lệ : 5.500 người

Thị trấn Thiên Phủ: 5.000 người

Dân số toàn huyện: 23.500 người

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 39,1%.

- Không gian phát triển công nghiệp:

+ Năm 2045 huyện có 02 cụm CN: 73,9 ha.

+ Cụm CN Xuân Phú: 20,5 ha, phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, các ngành hỗ trợ các ngành sử dụng nhiều lao động, cơ khí nông nghiệp, nghề truyền thống,…

+ Cụm CN Nam Động: 23,4 ha phát triển các ngành CN chế biến nông lâm sản, cơ khí nông nghiệp, năng lượng, các ngành nghề truyền thống.

- Bố trí các khu vực phát triển công nghiệp:

+ Khu vực bản mỏ: 10 ha; khu vực Xuân Phú: 20 ha.

+ Công nghiệp năng lượng: ổn định các nhà máy thủy điện hiện nay có, không phát triển thêm các dự án mới không có trong quy hoạch. Nghiên cứu các loại hình phát triển năng lượng tái tạo như điện sinh khối, điện mặt trời, điện gió,…

- Các công trình thương mại dịch vụ:

+ Xây dựng 05 trung tâm thương mại đầu mối chính của vùng: 03 tại 03 đô thị, 02 tại khu vực Hiền Kiệt, Trung Sơn. Là trung tâm phát luồng hàng hóa và đầu mối các hoạt động thương mại và dịch vụ chính cho huyện.

+ Quy hoạch huyện có 07 chợ: gồm 01 chợ Hạng II, 06 chợ hạng III.

+ Quy hoạch 02 chợ phiên tại khu Khằm và Na Sài. Chợ phiên, là nơi giao lưu, mua bán các nông sản địa phương, cũng là nơi giao lưu văn hóa các dân tộc, phù hợp với tập quán các dân tộc miền núi cao.

- Định hướng phát triển du lịch:

+ Phát triển du lịch huyện Quan Hóa trên cơ sở khai thác các tài khoản du lịch bản địa đặc sắc gồm: 3 khu bảo tồn thiên nhiên là: khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và khu bảo tồn các loại hát trần quý, hiếm Nam Động; khu vực quần thể hang Lũng Mu; khu di tích hang Co Phương; lễ hồi Mường CaDa, các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc; các thửa ruộng bậc thang, các bản làng truyền thống…

- Định hướng phát triển hệ thống giao thông:

+ Hệ thống đường bộ:

QL15: dài 38,2km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe. Năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

QL15C: dài 49km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III – IV, 2 - 4 làn xe.

QL16: dài 25km, năm 2045 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, 2 làn xe.

Đường tỉnh: 521; 521C; 530C; Nam Tiến – Trung Sơn; Nam Động – Sơn Điện; Tuyến Ban Công – Na Sài; Tuyến Piềng Mò – Trung Hạ

+ Bến xe khách:

01 bến xe loại IV tại TT Hồi Xuân

02 bến loại V tại đô thị Thiên Phủ và đô thị Phú Lệ

+ Bến Thủy Nội địa:

√  Bến Trung chuyển khu vực Đập Thủy Hồi Xuân tại Bản Giá, xã Thanh Xuân, bến hàng hóa, công suất 50 nghìn tấn/năm.

√  Bến Phú Thanh, tại xã Phú Thanh, bến hàng hóa, công suất 50 nghìn tấn/năm

√  Bến trung chuyển khu vực đập Thủy thành Sơn, tại xã Thành Sơn, bến hàng hóa, 50 nghìn tấn/năm.

√  Bến trung chuyển khu vực đập Thủy điện Trung Sơn, xã Trung Sơn, bến hàng hóa, 50 nghìn tấn/năm.

thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: