Ông cha ta thường nói nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ. trong ba yếu tố đó chỉ cần được một yếu tố cũng đã giúp cư dân trù phú một vùng. Biệt thự Tây Tựu, shophouse Tây Tựu gần với sông Hồng, sông Nhuệ có ý nghĩa như thế nào? Trong chuyên mục này chúng tôi sẽ phân tích chuyên sâu để giúp quý khách biết được giá trị của vùng đất này trên khía cạnh “cận giang”.
Dòng sông Hồng, sông Nhuệ là dòng sông lịch sử của Hà Nội. Hai con sông này là nơi khởi nguồn của các tộc người đầu tiên của Hà Nội và cũng là sự khởi nguồn của văn minh lúa nước của chúng ta. Mỗi vùng đất con sông đi qua để lại ảnh hưởng rất đậm nét đến mọi mặt đời sống xã hội của địa phương đó.
Thứ nhất: Dòng sông bồi đắp nên các vùng đất màu mỡ.
Sông Hồng là nơi có trữ lượng phù sa lớn, cũng là con sông có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành nên đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Sông Hồng, các phụ lưu của sông Hồng đã trực tiếp bồi đắp nên các canh đồng, các thôn, làng hai bên bờ sông nó đi qua tạo cơ sở đầu tiên cho việc hình thành làng xóm ven sông. Khu biệt thự Tây Tựu chỉ cách sông Hồng 1.5km nên chắc chắn lượng phù sa của con sông này là tác nhân chủ lực bồi đắp nên. Địa thế của Tây Tựu rộng mà bằng phẳng, đất đai phì nhiêu nên sẽ được cư dân Việt Cổ lựa chọn là đất an cư.
Thứ hai: Là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân.
Văn minh lúa nước, kinh tế nông nghiệp là gốc của người Việt chúng ta vì vậy việc gần với Sông Hồng còn cho chúng ta thấy dòng sông này còn cung cấp nguồn sống cho người dân. Người Việt cổ đã dựa vào dòng sông Hồng này để tưới tiêu, tạo nên những canh đồng lúa, ngô, hoa màu với sản lượng lớn để làm kế sinh nhai của mình hoặc sông Hồng là nơi cho các nguồn lợi về thủy, hải sản như tôm, cá, cua để bổ sung thêm cho nhu cầu người dân sinh sống. Công tác trị thủy là việc sống còn của nông nghiệp, các công trình đê điều là một minh chứng rõ nét cho việc người dân nơi đây chế ngự dòng sông này như thế nào.
Thứ ba: Là nơi điều hòa khí hậu rất tốt.
Cư dân sống tại Biệt thự Tây Tựu được hưởng một đặc quyền rất lớn là không khí luôn được điều hòa mát mẻ. Chính dòng sông Hồng với tầm ảnh hưởng của mình lên hai bên bờ sông giúp người dân hai bên sông có được cảm giác trong lành, yên bình, không bị quá ngột ngạt. Đặc biệt trong giai đoạn Hà Nội bị ô nhiễm môi trường lớn thì việc có được giá trị này sẽ là cơ sở để hình thành nên những cộng đồng chất lượng, vững bền.
Thứ tư: Sông Hồng có lợi thế giao thông lớn.
Với hai cảng sông là Thượng Cát, Chèm trên dòng sông Hồng đã cho thấy giá trị lưu lượng vận tải lớn như thế nào. Từ Sông Hồng có thể ngược lên Vĩn Phúc, Phú Thọ, cũng có thể xui dòng xuống Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình hoặc tới các địa điểm khác trên địa bàn Hà Nội rất thuận lợi. Tương lai đây là điểm nhấn rất lớn của khu vực mà không phải đâu cũng có được, người dân nơi đây cần biết khai thác triệt để để tạo được thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, việc kinh doanh của khu shophouse Tây Tựu hay shophouse Tây Thăng Long cũng vì thế sẽ được sôi động hơn.
Thứ năm: Thành phố Hai bên bờ sông Hồng.
Trên thế giới đã cho thấy thành phố có con sông chạy qua là tiền đề cho sự trù phú và các nước đều lựa chọn xây dựng các thành phố ven sống, để thể hiện sự sầm uất của mình. Sông Hồng cũng vậy, trước đến nay yếu tố này mới chỉ được khai thác một phần nhỏ nơi Hà Nội cũ. Trong tương lai hai bên bờ sông sẽ được quy hoạch lại để tạo thành chuỗi đô thị ven sông Hà Nội.
Thứ sáu: Mốc giới ngăn tạo thành quy hoạch vùng.
Trong Quy hoạch Thành Phố Hà Nội năm 2030 tầm nhìn 2050 Thủ tướng chính phủ đã chia khu mở rộng Hà Nội thành vùng mở rộng Bắc Sông Hồng và vùng mở rộng thuộc Nam sông Hồng. Đây là ranh giới tự nhiên để hoạch định đưa vào phát triển. Mỗi bên bờ có những đặc điểm riêng, cần có cơ chế phù hợp để khai thác hợp lý nó. Còn đối với sông Nhuệ còn có nhiều ý nghĩa hơn khi sông Nhuệ là danh giới tự nhiên để phân chia nội đô Hà Nội và vùng mở rộng. Từ đường vành đai 2 đến bờ sông Nhuệ được coi là khu nội đô mở rộng còn từ Sông Nhuệ đến đường Vành đai 4 được coi là vùng mở rộng Nam sông Hồng nơi được quy hoạch là khu dân cư cao cấp, các trung tâm dịch vụ, tài chính dọc các trục đường chính đô thị. Không những thế sông Nhuệ trong quy hoạch còn được gắn với danh giới để tạo nên vành đai xanh, vùng đệm, vùng nêm xanh đóng vai trò là nơi chuyển tiếp giữa vùng nội đô và khu vực mở rộng của Hà Nội, đồng thời vành đai xanh còn có chức năng tạo được không gian xanh, điều hòa không khí cho vùng nội đô chật chội. Khu biệt thự Tây Tựu, Shophouse Tây Thăng Long như nằm trong bán đảo xanh, ba phía là các khu chức năng công cộng hoặc các khu sinh thai. Đây là giá trị đặc biệt không nơi nào có được để quận đưa ra chủ trương mục tiêu phát triển của mình là xanh – sinh thai được đặt lên hàng đầu.
Có thể nói cư dân trong khu đô thị Tây Tựu chịu ảnh hưởng rất lớn từ hai con sông Hồng và sông Nhuệ này. Trước hết hai con sông là tác nhân chính để tạo nên cái nôi cho các cộng đồng dân cư, đồng thời cũng là yếu tố góp phần tạo cho cư dân Tây Tựu có được lợi thế trong sản xuất, kinh doanh tạo ra sản lượng phục vụ đời sống của mình. Cuối cùng là yếu tố nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người dân trong tương lai.
Thông tin tham khảo: Biệt thự Tây Tựu, shophouse Tây Tựu.