THÔNG TIN QUY HOẠCH CHI TIẾT ĐÔ THỊ HÒA LẠC

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 14/03/2023

Hòa Lạc là khu đô thị vệ tinh quan trọng bậc nhất, đóng vai trò là khu công nghệ cao, là trung tâm trong chiến lược hướng Tây mở rộng của Hà Nội. Hòa Lạc đã được quy hoạch và sẽ là trọng điểm đầu tư của Hà Nội trong giai đoạn 2021 – 2023.

Khu đô thị Hòa Lạc 

- Văn bản: Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 Phê duyệt Quy hoạch chung đô Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000

- Phạm vi: thuộc địa giới hành chính các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Diện tích: 17.274 ha.

- Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp trục Hồ Tây – Ba Vì

+ Phía Đông là sông Tích

+ Phía Tây và Nam giáp ranh giới tỉnh Hòa Bình.

- Tính chất:

+ Là đô thị khoa học công nghệ, nơi tập trung trí tuệ và công nghệ tiên tiến, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ cao của cả nước; trung tâm đại học quốc gia và cao đẳng dạy nghề; trung tâm y tế, khám chữa bệnh, điều dưỡng…

+ Là khu đô thị sinh thái – nghỉ dưỡng, đô thị khoa học – công nghệ theo hướng phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội trên cơ sở gắn kết địa hình tự nhiên với hệ thống không gian, cảnh quan khu vực Ba Vì – Đồng Mô và sông Tích, hệ thống giao thông cấp vùng và quốc gia (quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh).

- Quy mô dân số:

+ Dự báo đến năm 2025 khoảng 150.000 người, dân số đô thị khoảng 97.000 người, khoảng 64%.

+ Đến năm 2030 dân số khoảng 600.000 người, dân số nội thị khoảng 510.000 người, chiếm 85%.

- Quy mô đất đai: 17.274 ha, vùng nội thị khoảng 7.450,08 ha chiếm 43,1%.

Quy hoạch phát triển không gian 

- Mô hình phát triển: Đô thị có mô hình phát triển gồm 02 vùng đặc trưng

+ Vùng lõi đô thị (vùng nội thị) phát triển xây dựng theo mô hình đô thị, tập hợp các khu chức năng và khu đô thị mới, với các trung tâm cấp vùng và khu vực, bao gồm: khu công nghệ cao, khu đại học quốc gia Hà Nội và các khu đô thị mới; hệ thống trung tâm công cộng, trung tâm y tế cấp vùng và các khu chức năng đô thị được đan xen, kết nối bời hành lang xanh sinh thái (theo điều kiện địa hình, đường tụ thủy, thoát nước tự nhiên từ dãy núi Viên Nam đến sông Tích) tích hợp với khu nhà ở thấp tầng, nhà biệt thự sinh thái có mật độ xây dựng thấp, kết nối giữa không gian tự nhiên với không gian đô thị hiện đại và bảo vệ, tôn tạo một số làng xóm hiện hữu có chỉnh trang cải tạo, mô hình các trung tâm TOD gắn kết các trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ và hệ thống giao thông đô thị hiện đại (bao gồm mạng lưới các tuyến đường vành đai và đường chính đô thị, được gắn kết bởi mạng lưới giao thông công cộng là chủ yếu, với các làn riêng cho City Bus, BRT, metro, xe đạp và các phương tiện thân thiện với môi trường khác.

+ Vùng vành đai xanh bao quanh đô thị phát triển xây dựng theo mô hình nông thôn mới, bao gồm: khu vực nông nghiệp phía Tây sông Tích, khu sinh thái rừng núi Viên Nam, vùng đệm xanh xung quanh sân bay Hòa Lạc kết nối với hồ Đồng Mô, rừng quốc gia Ba Vì và các khu chức năng đặc thù, sân bay Hòa Lạc, hạn chế phát triển nhóm nhà ở riêng lẻ không đảm bảo đồng bộ, chỉ xem xét bố trí các dự án phát triển khu nhà ở có quy hô ≥ 20ha với các chức năng kết nối hạ tầng đồng bộ, đảm bảo mật độ xây dựng thấp, công trình thấp tầng.

Phân khu chức năng 

- Phân khu chức năng: 07 khu

+ Khu đại học Quốc gia Hà Nội (HL1):

Phát triển khu đại học Quốc gia Hà Nội phải theo hướng mở và gắn với tổng thể toàn đô thị, đặc biệt là về giao thông để dảm bảo kết nối êm thuận với mạng lưới giao thông toàn đô thị, phục vụ cho khu đại học. Bố trí tuyến “giao thông xanh” kết nối khu đô thị đại học với các khu chức năng còn lại của đô thị Hòa Lạc.

+ Khu vực khu công nghệ cao (HL2):

Khu vực này bao gồm một số khu dân cư hiện có và khu công nghệ cao. Phát triển khu CNC phải theo hướng mở và gắn với tổng thể toàn đô thị, đặc biệt là về giao thông để đảm bảo kết nối êm thuận với mạng lưới giao thông toàn bộ đô thị. Bố trí tuyến giao thông xanh kết nối khu CNC với các khu chức năng còn lại của đô thị Hòa Lạc.

+ Khu vực đô thị sinh thái (HL3, HL4, HL5): bố trí trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, kinh tế, thương mại của đô thị Hòa Lạc tại nút giao giữa đại lộ Thăng Long và đường 21, kề cận với CNC Hòa Lạc và Khu đại học quốc gia Hà Nội. Kết hợp với các tổ hợp công trình công cộng phục vụ đô thị xung quanh như trung tâm thương mại, thể dục thể thao, quảng trường, triển lãm, nơi tổ chức sự kiện. Một phần của TTTDTT có tổng quy mô khoảng 28,67 ha bố trí hai bên đường QL21 (chuyển đổi doanh trại của trung đoàn 102); sử dụng trung tâm TTTT trong khu ĐHQG để kết hợp phục vụ cho các hoạt động thể thao của đô thị. Ngoài ra đất công cộng nằm giữa trung tâm TDTT đô thị và đường 21, xem xét nghiên cứu xây dựng các công trình phục vụ thể thao như khách sạn, làng vận động viên, các trung tâm huấn luyện, nhà thi đấu đa năng,…

+ Làng xóm hiện có đô thị hóa: giữ gìn không gian xanh hiện hữu, tránh tăng mật độ xây dựng.

+ Công trình nhà ở mới: theo hướng sinh thái, chủ yếu là công trình thấp tầng, một số vị trí tiếp giáp với các đầu mối giao thông, các khu vực quan trọng, có nhiều lợi thế về giao thông, xem xét nghiên cứu bố trí công trình cao tầng nhưng phải đảm bảo không phá vỡ cảnh quan tự nhiên xung quanh.

+ Các công trình hạ tầng xã hội

+ Trung tâm y tế

+ Các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang

- Khu vực đô thị Phú Cát – Hòa Thạch (HL6):

+ Phần thuộc ranh giới KCN Bắc Phú Cát trước đây, nay thuộc khu CNC

+ Bố trí TT Y Tế cấp vùng

+ Phần phía Nam của khu vực, phát triển đô thị theo hướng hiện đại, tạo điểm nhấn cho khu vực cửa ngõ phía Nam của đô thị Hòa Lạc. phát triển đô thị mật độ cao, khuyến khích áp dụng hệ số sử dụng đất cao hơn các khu vực khác.

- Khu vực sân bay Hòa Lạc (NN1)

+ Là khu vực sân bay Hòa Lạc và vùng đệm xung quanh sân bay, gắn với không gian xanh, khu du lịch Đông Mô, làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam và rừng Quốc gia Ba Vì.

+ Bố trí trung tâm bán buôn quy mô lớn, các mô hình chợ, thương mại mới (đầu mối tiêu thụ sản phẩm, cửa hàng outlet), trạm cuối tuyến đường sắt đô thị và tuyến đường sắt nội vùng theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng thủ đô. Công trình xây dựng tuân thủ quy định tĩnh không sân bay.

+ Sân bay Hòa Lạc phục vụ mục đích quân sự.

- Khu vực Nông nghiệp (thuộc vành đai xanh, khu NN2, NN3, NN4, NN5):

+ Tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp sạch, công nghệ cao, ứng dụng khoa hocjkyx thuật, tạo vành đai rau an toàn, cây cảnh tạo ra sản phẩm về chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ cho đô thị.

+ Làng xóm hiện hữu phát triển theo mô hình nông thôn mới, lập điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới. cải tạo và nâng cấp mạng lưới giao thông, cải thiện môi trường sống nông thôn. Tăng cường khả năng tiếp cận của dân cư nông thôn với các dịch vụ đô thị.

+ Khoanh vùng ranh giới các cụm làng, cung cấp tốt hạ tầng cho các cụm, chống phát triển tự phát theo tuyến.

- Khu vực Viên Nam (Khu ST):

+ Tiếp tục duy trì rừng trồng và bảo vệ rừng, đảm bảo điều kiện phòng chống lũ và các thiên tai khác bảo vệ cho đô thị.

+ Chuyển đổi cây trồng theo hướng khai thác các loài cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu. Tổ chức lập quy hoạch rừng sản xuất và bảo vệ rừng theo hướng duy trì thảm thực vật nhiều tầng, nhiều lớp quanh năm, khai thác rừng sản xuất tập trung một thời điểm làm ảnh hưởng đến khả năng chống lũ, gây ngập úng. Phát triển kết hợp với hoạt động du lịch sinh thái, dã ngoại.

+ Không gian chủ đạo là rừng, đất nông nghiệp và du lịch sinh thái xây dựng mật độ thấp, không phá vỡ cấu trúc nền địa hình và cảnh quan của khu vực.

- Định hướng kiến trúc cảnh quan:

+ Hành lang xanh sinh thái được cải tạo, mở rộng đảm bảo tiêu thoát nước và cảnh quan khu vực, được tích hợp với khu nhà ở thấp tầng, nhà biệt thự sinh thái có mật độ xây dựng thấp, kết nối giữa khôn ggian tự nhiên với không gian đô thị hiện đại và bảo vệ, tôn tạo một số làng xóm hiện hữu có chỉnh trang, cải tạo, có mật độ xây dựng thấp, tạo nên lớp đệm giữa không gian tự nhiên với  không gian đô thị hiện đại và làng xóm hiện hữu có chỉnh trang, cảo tạo, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa và cấu trúc không gian truyền thống có giá trị, mô hình trung tâm TOD gắn kết các trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ và hệ thống giao thông đô thị, hình thành các đon vị hành chính mới tại khu vưc đô thị theo hướng phát triển hiện đại, hài hòa với tự nhiên và bền vững, hệ thống giao thông đô thị hiện đại.

+ Hình thành các hành lang xanh sinh thái trên cơ sở các tuyến sông, suối hiện có, không làm thay đổi đặc điểm tự nhiên của khu vực. Đảm bảo bề rộng của hành lang xanh tối thiểu 100m và phạm vi ranh giới đất rừng, phần còn lại được phép phát triển các khu nhà ở thấp tầng kiểu biệt thự, mật độ xây dựng thấp hoặc duy trì, cải tạo, chỉnh trang các khu dân cư hiện có.

+ Đối với các khu vực đồi núi tự nhiên, các tuyến thoát nước chính: bảo vệ môi trường sinh thái và không gian cảnh quan tự nhiên, bảo vệ cây xanh theo quy định; hạn chế tối đa việc khai thác, san gạt nền địa hình, tăng cường trồng rừng, trồng cây xanh cảnh quan…

+ Duy trì, bảo vệ diện tích mặt nước các hồ hiện có, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa phía Tây Thủ đô…

- Thiết kế đô thị:

+ Gồm 02 vùng chính là vùng phát triển đô thị lõi quy mô 7.450,08 ha chiếm 43.1% và vùng vành đai xung quanh đô thị, có quy mô 9823,92 ha, chiếm 56,9%.

+ Phát triển cao tầng có kiểm soát ở một số khu vực trọng tâm, làm điểm nhấn đô thị, phát triển nhà ở thấp tầng ở các khu vực kề cận nguồn nước, nhà trung tâm các khu vực giáp núi. Phân bổ tầng cao tại các khu vực trung tâm theo nguyên tắc duy trì cảnh quan tự nhiên, đảm bảo cảnh quan nhân tạo khong phá vỡ hình ảnh của cảnh quan tự nhiên, đảm bảo cảnh quan nhân tạo không phá vỡ cảnh quan tự nhiên.

- Giao thông đối ngoại:

+ Đường Hồ Chí Minh: là tuyến giao thông đối ngoại của toàn thành phố Hà Nội và đô thị Hòa Lạc, đoạn qua Hà Nội còn đóng vai trò là đường vành đai 5 của Thủ đô Hà Nội với hành lang tuyến rộng 120m.

+ Đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình: là đường cao tốc kéo dài từ đại lộ Thăng Long đến tp Hòa Bình với tuyến rộng 120m

+ Đường sắt nội vùng Hà Nội – Hòa Bình: kết nối Tp Hà Nội với thành phố Hòa Bình đi theo hành lang đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình với điểm đầu tuyến nằm tai đô thị Hòa Lạc. tuyến này được kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 5 tại tổ hợp gồm ga đầu – cuối, đề pô tuyến đường sắt đô thị số 5, bến xe liên tỉnh phía Tây, điểm đầu cuối xe buýt.

+ 04 bến xe khách liên tỉnh ở các cửa ngõ của đô thị Hòa Lạc và 01 bến xe tải.

- Giao thông đô thị:

+ Tuyến đường sắt đô thị số 5: là tuyến hướng tâm đi trong hành lang địa lọ Thăng Long, đi trung đô thị 12,8km, bố trí 05 nhà ga.

+ Đường sắt nối đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai: là tuyến đường sắt đô thị đi trong đường trục chính đô thị (đường 21 hiện có). Chiều dài tuyến đi qua đô thị Hòa Lạc 15,5km và bố trí 06 nhà ga.

+ Đường cao tốc: Đại lộ Thăng Long và đoạn kéo dài đến nút giao với đường Hồ Chí Minh, là đường cao tốc đô thị, có mặt cắt ngang rộng 120-140m.

+ Đường trục chính đô thị:

√ QL21: đi qua đô thị Hòa Lạc được cải tạo mở rộng và là đường trục chính đô thị, có mặt cắt ngang rộng 80m.

√ Đường Hồ Tây – Ba Vì là tuyến đường xây dựng mới, là đường bao phía Bắc đô thị Hòa Lạc, rộng 60m.

√ Tuyến đường bao phía Đông và phía Nam có mặt cắt rộng 50m, chiều dài đi qua khoảng 13,7km.

√ Các tuyến đường trục chính đô thị và đường liên khu vực kết nối đường cao tốc và đường trục chính đô thị, có mặt cắt 30-50m.

+ Giao thông công cộng:

√ Đường sắt đô thị: gồm tuyến đường sắt đô thị số 5 và tuyến đường sắt đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai.

√ Mạng lưới xe buýt: kết nối với các ga đường sắt đô thị, bến xe khách liên tỉnh, nội tỉnh thông qua các điểm trung chuyển đa phương tiện.

- Các chương trình ưu tiên:

+ Giai đoạn đến năm 2025:

√ Triển khai theo quy hoạch 02 dự án trọng tâm là Khu CNC Hòa Lạc và khu ĐHQG Hà Nội, đặc biệt là hệ thống hạ tầng.

√ Xây dựng khu đô thị sinh thái và KĐT Phú Cát – Hòa Thạch.

√ Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung để thu hút đầu tư, ưu tiên vành đai 1, tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình, mở rộng tuyến QL21, phát triển giao thông công cộng, các tiện ích đô thị tại khu vực lõi trung tâm.

+ Giai đoạn đến 2030 và những năm tiếp theo:

√ Phát triển Khu CNC Hòa Lạc và khu ĐHQG HN đúng theo định hướng.

√ Hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt

√ Phát triển các KĐT theo định hướng quy hoạch chung.

Khi hoàn thành quy hoạch, Hòa Lạc sẽ trở thành đô thị vệ tinh hiện đại, là trung tâm phát triển mới ở phía Tây, đưa Hà Nội hoàn thành quy chung Thủ đô.

Chi tiết vui lòng liên hệ 085.989.3555

Trân trọng!

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: