THÔNG TIN QUY HOẠCH TỈNH TUYÊN QUANG

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 13/04/2023

- Văn bản: 325/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 về việc Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Diện tích: 5.867,9km2, thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang, tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.

Vị trí tỉnh Tuyên Quang 

Liên kết giao thông tỉnh 

- Mục tiêu tổng quát: Tuyên Quang la tỉnh phát triển khá, toàn diện, bao trùm và bền vững trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; kinh tế phát triển xanh và năng động, nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy manh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Không gian kinh tế - xã hội được tổ chức, phát triển hài hòa, hợp lý gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo đảm về môi trường, sinh thái. Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng số đồng bộ, tích hợp, hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc; phát triển văn hóa, y tế giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; quốc phòng, an ninh vững chắc; hợp tác, hội nhập quốc tế ngày cangd sâu rộng. Xây dựng Tuyên Quang là tỉnh điển hình về phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất, chế biến gỗ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Về mục tiêu cụ thể:

+ Tốc độ tăng trưởng GRDP: 9,5%

+ Cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 42,8%; ngành dịch vụ chiếm 40,8%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 13,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 3,2%.

+ GRDP bình quân đầu người đạt trên 130 triệu đồng/người/năm

+ Huy động vốn toàn xã hội đạt khoảng 361 nghìn tỷ đồng

+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 10.000 tỷ đồng

+ Thu hút khách du lịch đật 5,5 triệu lượt người

+ Tăng trưởng kinh tế số đạt khoảng 30% GRDP của tỉnh

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 7,5%//năm

Về xã hội:

+ Chỉ số phát triển con người HDI phấn đấu đạt trên 0,7

+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học mầm non trên 65%, cấp tiểu học và trung học cơ sở trên 83%, cấp trung học phổ thông trên 60%; tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi có trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương đạt 90%.

+ Đạt 40 giường bệnh/10.000 dân, 11 bác sĩ/10.000 dân

+ Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo quốc gia giảm bình quân 2-2,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số dưới 10%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, trong đó tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện đạt 50%.

Về môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng trên 65%.

+ Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 98%.

+ Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị đạt 100%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư nông thôn tập trung đạt 96%. Tỷ lệ hộ gia đình có công trình vệ sinh hợp vệ sinh đạt 96%; tỷ lệ thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải rắn nguy hại phát sinh từ sinh hoạt, công nghiệp, y tế đạt 100%; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đã thu gom được xử lý bằng công nghệ tái chế đạt tối thiểu 25%. Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý trước khi thải ra môi trường đạt 75%.

+ 100% nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các bệnh viện được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Về kết cấu hạ tầng:

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt 35%

+ Hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (100% số xã)

+ Hạ tầng giao thông vận tải thông suốt, năng lực vận tải và tốc độ khai thác được nâng cao, hậ tầng thủy lợi, cấp nước đảm bảo mục tiêu cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt; hạ tầng cấp điện đảm bảo cấp điện đầy đủ, ổn định cho sản xuất và sinh hoạt; mạng lưới viễn thông và thiết bị đầu cuối hiện đại; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

Bản đồ tỉnh Tuyên Quang 

Các hướng đột phá phát triển:

+ Tạo trung phát triển ba trụ cột kinh tế: Công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng theo hướng kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng canh; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản và kinh tế lâm nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới.

+ Hình thành bốn cực tăng trường: cực tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đô thị tại TP Tuyên Quang và phía Nam huyện Yên Sơn, cực tăng trưởng công nghiệp, đô thị, du lịch tại huyện Sơn Dương; cực tăng trưởng du lịch, nông nghiệp hàng hóa đặc sản, chất lượng cao tại huyện Na Hang và Lâm Bình; cực tăng trưởng công nghiệp và nông, lâm nghiệp tại khu vực huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa.

+ Chủ động tham gia phát triển các hành lang kinh tế: Hà Nội – Tuyên Quang – Hà Giang, Hà Nội – Phú Thọ - Tuyên Quang – Bắc Kan – Cao Bằng, liên kết sâu rộng với các hành lang kinh tế liên tỉnh, liên vùng khác.

+ Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại và kết nối, trọng tâm là kết nối hạ tầng giao thông và hạ tầng số.

+ Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện có hiệu quả mục tiêu và chuyển dổi số, trọng tâm là xây dựng chính quyền số và phát triển kinh tế số, xã hội số.

+ Phát huy mạnh mẽ nguồn lực con người. Tiếp tục đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tập trung hỗ trợ, đầu tư nguồn lực cho công tác đào tạo để tăng tỷ lệ lao động chất lượng cao trong cơ cấu lao động.

- Tầm nhìn đến năm 2050:

Tuyên Quang là tỉnh phát triển, thu nhập cao của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, có môi trường xã hội văn minh, hiện đại, sáng tạo, dân chủ. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển xanh, công nghiệp sinh thái, thông minh; dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và kết nối; hệ thống đô thị thông minh, xanh và bền vững. Di tích, di sản văn hóa, lịch sử được bảo tồn, phát huy. Người dân có cuộc sống tốt, mức sống cao.

Quy hoạch đô thị 

- Quy hoạch hệ thống đô thị:

+ Đầu tư xây dựng Thành phố Tuyên Quang đạt đô thị loại I, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, ã hội của tỉnh Tuyên Quang và trở thành đô thị loại I vào năm 2030; có vai trò là trung tâm phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc bộ; là trung tâm thương mại, dịch vụ, giáo dục, đào tạo, logistics, du lịch tỉnh; là vùng sản xuất công nghiệp chế biến, công nghệ cao.

+ Đầu tư xây dựng 04 đô thị: Sơn Dương (huyện Sơn Dương), Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hóa), Tân Yên (huyện Hàm Yên), Na Hang (huyện Na Hang), đạt tiêu chí đô thị loại IV; 19 đô thị còn lại đạt đô thị loại V.

+ Đầu tư các khu đô thị đồng bộ với các khu chức năng thương mại, dịch vụ, nhà ở, công trình hạ tầng xã hội và các công trình chức năng khác. Nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng khu trung tâm hành chính mới của tỉnh.

- Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

Thu hút đầu tư KCN Long Bình An, Thành phố Tuyên Quang; đầu tư, xây dựng mới khu công nghiệp Nhữ Khê – Đội Cấn (dọc đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ), huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang, KCN Tam Đa, huyện Sơn Dương.

- Khu du lịch:

Định hướng phát triển du lịch gồm 04 vùng:

+ Vùng 1: thành phố Tuyên Quang và vùng phụ cận: Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch vui chơi giải trí cao cấp, mua sắm, thưởng thức nghệ thuật, hội nghị, hội thảo,…

+ Vùng 2 – Khu vực huyện Sơn Dương và phía Đông huyện Yên Sơn và huyện Chiêm Hóa: phát triển sản phẩm du lịch lịch sử, văn hóa, du lịch sinh thái tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, các điểm di tích lịch sử, văn hóa của vùng,…

+ Vùng 3- Khu vực huyện Na Hang, Lâm Bình: phát triển du lịch sinh thái, tham quan cảnh quan, văn hóa, thể thao, nghỉ dưỡng, trải nghiệm, cộng đồng,…

+ Vùng 4- khu vực huyện Hàm Yên và phía Tây của các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa: phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, tham quan cảnh quan, du lịch.

- Phương án phát triển mạng lưới giao thông:

+ Phát triển hạ tầng giao thông vận tải quốc gia trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh vùng Đông Bắc với các tỉnh vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

+ Nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay chuyên dùng và thủy phi cơ tại Na Hang. Sau năm 2030 nghiên cứu đề xuất đầu tư cảng hàng không tại Hàm Yên.

- Phương án phân bổ đất đai:

Đến năm 2030 tổng diện tích đất tự nhiên là 586.795 ha, trong đó:

Đất nông nghiệp 532.720 ha

Đất phi nông nghiệp 51.830 ha

Đất chưa sử dụng còn: 2.245 ha.

- Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện:

+ Vùng liên huyện phía Nam tỉnh gồm huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Định hướng: kinh tế đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

+ Vùng liên huyện phía Bắc tỉnh gồm Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình. Định hướng phát triển: nông nghiệp chất lượng cao, lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch và công nghiệp chế biến nông sản.

Ruộng bậc thang 

Hồ Na Hang 

Thành phố Tuyên Quang 

- Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện:

+ Vùng huyện Lâm Bình: đầu tư, xây dựng đơn vị hành chính Lăng Can, đô thị loại V. các đơn vị hành chính Thượng Lâm, Phúc Sươn đạt tiêu chí đô thị loại V, đầu tư xây dựng đơn vị hành chính Khuôn Hà theo tiêu chí đô thị loại V. Định hướng phát triển trọng tâm: là trung tâm du lịch sinh thái, văn hóa, thể thao, cộng đồng, trải nghiệm của tỉnh. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng khác đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

+ Vùng huyện Na Hang: Đầu tư, xây dựng đô thị Na Hang đạt đô thị loại IV, các đơn vị hành chính Đà Vị, Yên Hoa đạt tiêu chí đô thị loại V, đầu tư xây dựng đơn vị hành chính Hồng Thái theo tiêu chí đô thị loại V. Định hướng: phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, trải nghiệm, cộng đồng và nông nghiệp hữu cơ. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng khác đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

+ Vùng huyện Chiêm Hóa: đầu tư, xây dựng đô thị Vĩnh Lộc đạt đô thị loại loại IV, các đơn vị hành chính Hòa Phú, Kim Bình, Trung Hà, Ngọc Hội đạt tiêu chí đô thị loại V. Định hướng phát triển: phát triển lâm nghiệp tập trung quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng khác đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương.

+ Vùng huyện Hàm Yên: đầu tư, xây dựng đô thị Tân Yên đạt đô thị loại IV, các đơn vị hành chính Thái Sơn, Phù Lưu đại tiêu chí đô thị loại V. Định hướng phát triển trọng tâm: la fvungf phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng nông thôn mới; đảm bảo môi trường sinh thái, nguồn nước, an sinh xã hội và quốc phòng an ninh. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng khác đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

+ Vùng huyện Yên Sơn: đầu tư, xay dựng đơn vị hành chính Yên Sơn đạt đô thị loại V, các đơn vị hành chính Mỹ Bằng, Trung Môn, Xuân Vân, Trung Sơn đạt tiêu chí đô thị loại V. Định hướng phát triển trọng tâm: phát trienr kinh tế các xã ven đô thị liên kết với thành phố Tuyên Quang. Phát triển công nghiệp, đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ưu tiên thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp lĩnh vực chê biến ché tạo. Hình thành các khu nông nghiệp, lam nghiệp tạp trung gắn với công nghiệp chế biến, chuỗi giá trị và thị trường tiêu thụ.

+ Vùng huyện Sơn Dương: Đầu tư, xây dựng đô thị Sơn Dương đạt đô thị loại IV, các đơn vị hành chính Sơn Nam, Hồng Lạc, Tân Trào đạt tiêu chí đô thị loại V. Định hướng phát triển trọng tâm: phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn, đầu tư xây dựng các KCN, CCN, ưu tiên thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp lĩnh vực chế biến chế tạo, phát triển du lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái, trải nghiệm chất lượng cao, hình thành các vùng nông nghiệp, lâm nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến và chuỗi giá trị.

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: