Tuyến đường Tây Thăng Long là một trong những tuyến đường huyết mạch quan trọng phía Tây Bắc Hà Nội, tuyến đường sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội nơi tuyến đường đi qua trong đó có dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden. Tuyến đường này quy hoạch như thế nào. Tầm quan trọng ra sao. Chúng tôi xin thông tin đến quý khách hàng.
Đường Tây Thăng Long
Theo Quyết định 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 31/3/2016 về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường Tây Thăng Long có ký hiệu là trục TC-06, có tổng chiều dài 33km với 2 đoạn đường: Đoạn 1 là trục đường chính đô thị có chiều dài 13 km từ đường Vành đai 2 đến đường Vành đai 4. Thiết kế của đoạn đường này có bề rộng mặt cắt đường quy hoạch mặt cắt 61m, thiết kế 2 lòng đường xe chạy chính rộng 11,25x2 = 22,5m, 2 lòng đường gom rộng 7x2=14m, dải phân cách trung tâm rộng 6m, 2 dải phân cách giữa lòng đường chính và đường gom rộng 1mx2 = 2m, vỉa hè 2 bên đường rộng 8mx2 = 16m. Đoạn thứ 2 là trục giao thông chính ngoài đô thị từ đường Vành đai 4 đến Sơn Tây chiều dài 20 km. Thiết kế tuyến đường có bề rộng mặt đường cắt ngang quy hoạch rộng 40m, gồm 2 lòng đường xe chạy rộng 10.5mx2=21m, dải phân cách và vỉa hè xác định phù hợp với cấu tạo mặt cắt ngang của tuyến đường trục phát triển của huyện Phúc Thọ.
Như vậy xét về tính chất thì tuyến đường Tây Thăng Long này là trục chính, được ký hiệu TC6. Có chức năng là trục chính đô thị và trục chính ngoài đô thị, là tuyến đường nối đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh Sơn Tây..
Đường trục chính đô thị có chức năng giao thông chính của đô thị. Đường trục chính được nối liên thông với hệ thống đường đối ngoại. Điểm đầu của tuyến đường bắt đầu từ đường Vành đai 2 kết thúc tại Thành phố Sơn Tây – đấu nối với tuyến đường Quốc lộ 32. Hiện tại hệ thống giao thông Hà Nội có tổng 22 trục đường chính đô thị, trong đó trục chính đô thị phía Nam sông Hồng chỉ có 09 tuyến đường. Tuyến đường Tây Thăng Long là một trong những tuyến đường đó.
Đường trục chính này chính là khung xương trong hệ thống giao thông đô thị của Hà Nội, giữa vai trò chính yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả một vùng và của cả Hà Nội, kết nối giao thông đối ngoại của địa phương với các trục đường còn lại của đô thị mà tuyến đường đi qua. Phần đô thị phía Nam của sông Hồng chỉ có 09 tuyến trục chính, số lượng rất ít, được phân bổ cho các khu vực khác nhau để thấy được tầm quan trọng mà tuyến đường này mang lại. Riêng khu vực Tây Bắc Hà Nội có 04 tuyến gồm trục TC-05 – tuyến chạy dọc bờ sông Hồng từ Hồng Hà đến Mễ Sở, trục TC6 là tuyến đường Tây Thăng Long, trục TC-07 – tuyến Hồ Tây – Ba Vì và trục TC-08 – đi trùng một phần với đường Quốc lộ 32. Khoảng cách giữa các tuyến đường chỉ vào khoảng 2 km.
Tính chất thứ 2 của tuyến đường Tây Thăng Long đó là trục hướng tâm. Theo nguyên tắc mỗi đô thị vệ tinh sẽ có ít nhất 2 tuyến đường trục chính để kết nối với đô thị trung tâm để tránh trường hợp độc đạo, gây quá tải, ùn tắc có thể xảy ra. Khu đô thị trung tâm và đô thị Sơn Tây được kết nối bởi tuyến đường Quốc lộ 32 và đường Tây Thăng Long, hệ thống này sẽ phục vụ giao thông theo kiểu con lắc hai chiều nên tạo sự thuận lợi trong tiếp cận của người dân của hai khu đô thị trên, đồng thời cư dân của các tỉnh Tây Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ cũng có thể tiếp cận được dễ dàng hơn.
Tuyến đường Tây Thăng Long khi xây dựng được chia thành nhiều gói thầu, gồm các giai đoạn khác nhau:
+ Giai đoạn 1: Từ đường Vành đai 2 đến đường Vành đai 3 có tổng chiều dài 2 km. Đoạn này đã thi công xong và đưa vào hoạt động. Đây cũng chính là đoạn chạy qua giữa khu đô thị Ngoại Giao Đoàn và Starlake – Tây Hồ Tây. Vốn thực hiện dự án này do chủ đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây này thực hiện. Đoạn đường này sau này sẽ là đoạn sầm uất bậc nhất Hà Nội khi có trung tâm hành chính mới với 8 bộ ngành trung ương, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, khu thương mại, khách sạn, tổ hợp văn phòng về làm việc..
+ Giai Đoạn 2: Từ đường Vành đai 3 đến đường Văn Tiến Dũng có chiều dài 3.3 km khởi công xây dựng vào cuối năm 2019 theo Quyết định số 3544/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 17/11/2018. Tuyến đường này đang thực hiện đoạn từ sông Nhuệ tới UBND phường Cổ Nhuế II, đoạn qua trước Học viện Cảnh Sát và phần đầu giao với đường Văn Tiến Dũng. Tiến độ đang được đẩy nhanh (phần lớn tuyến đường này đi qua các khu đất nông nghiệp chỉ đoạn từ UBND Cổ Nhuế II đến đường Phạm Văn Đồng là qua khu dân cư nên sẽ thi công lâu nhất. Khi hoàn thành sẽ là một sự kiện quan trọng khi tuyến đường này kết nối một nơi được xem là trái tim mới của Hà Nội, trung tâm của sự phát triển mới tới một nơi là miền đất sơ khai đang trở mình phát triển..
+ Giai đoạn 3: Đoạn từ đường Văn Tiến Dũng đến Tây Tựu có chiều dài 2.8 km, hiện tại đang thi công, chưa nghiệm thu nhưng có thể lưu thông thuận lợi trên cả 2 chiều. Còn một số hạng mục nữa đang thi công chi tiết cho xong như vỉa hè, điện chiếu sáng, trồng cây…. Trong đó phần tiếp giáp với khu đô thị Tây Tựu nơi có dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden..
+ Giai đoạn 4 từ Tây Tựu đến Vành đai 4 chưa khởi công, đoạn đường này sẽ đi qua dự án Vin Đan Phượng..
+ Giai đoạn 5 từ vành đai 4 đi Sơn Tây chưa khởi công..
Giai đoạn 5 sẽ thi công nhanh vì dự án đi qua các huyện như Phúc Thọ, Sơn Tây phần lớn là đất nông nghiệp, công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện nhanh hơn.
Khi hoàn thành tuyến đường Tây Thăng Long sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Bắc Hà Nội.
Trước hết là sự giao thương, kết nối giữa Tây Hồ Tây và khu đô thị Sơn Tây, thúc đẩy chức năng của mỗi khu đô thị sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đảm bảo được sự giảm tải áp lực thời gian, khối lượng công việc cho cả hai khu đô thị này..
Thứ hai: Tuyến đường Tây Thăng Long là trục xương sống cho các quận huyện mà tuyến đường đi qua..
Quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây tuyến đường đều đi qua khu vực trung tâm của các địa phương trên nên sẽ hình thành nên những trung tâm kinh tế, xã hội mới bên cạnh trục Quốc lộ 32 đang hoạt động. Tạo nên một trục đô thị sầm uất trong tương lai với các khu đô thị hiện đại, đồng bộ như dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden trong khu đô thị Tây Tựu khi được nằm giữa trung tâm hành chính Tây Hồ Tây và thành phố Sơn Tây.
Thứ ba: Đường Tây Thăng Long giúp các địa phương phát huy hết các giá trị, tiềm năng..
Một điểm dễ thấy đối với Tây Bắc Hà Nội đó là phát triển không đồng đều, phần lớn các trung tâm lớn, điểm nhấn của các địa phương đều nằm dọc trục đường Quốc lộ 32 trong khi phần giáp sông Hồng là những khu tập trung phát triển nông nghiệp nên nhìn chung vẫn đang còn rất sơ khai. Tuyến đường Tây Thăng Long đi qua sẽ giải phóng nguồn năng lượng khổng lồ này, tạo khung xương phát triển cho toàn bộ khu vực. Các khu đô thị, các trung tâm thương mại, tài chính…sẽ được mọc lên, không những điều chuyển nguồn lực hợp lý hơn mà còn đưa các tiềm năng của khu vực được phát huy ở mức độ cao nhất. Bên cạnh đó khu vực còn nhận được sự trợ lực rất lớn từ lợi thế của Trung tâm Hành chính Quốc gia Tây Hồ Tây, thành phố Sơn Tây – một bên là đỉnh của cả Việt Nam và một bên đã có lịch sử phát triển rất lâu đời là đô thị của tỉnh Hà Tây cũ, được sự trợ lực to lớn từ địa thế, địa hình bằng phẳng, phì nhiêu, khí hậu trong lành mà dòng sông Hồng mang lại, từ những nét văn hóa, nhân lực dồi dào của các địa phương mà tuyến đường đi qua.
Có thể thấy tuyến đường Tây Thăng Long sẽ là một động lực to lớn tạo nên sự phát triển cho Tây Bắc Hà Nội, một bộ mặt đô thị mới với các khu dân cư hiện đại, đáng sống như dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden sẽ được hình thành.
Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối biệt thự, shophouse Tây Tựu. Chi tiết vui lòng liên hệ:
Hotline: 085.989.3555 hoặc 0987.429.748
Trân trọng!