Vì sao mặt bằng phố cổ ế ẩm còn các khu vực khác vẫn đắt hàng?

Đăng bởi Phạm Ngọc Hoàng vào lúc 30/09/2020

Các khu phố cổ(PC), phố cũ của Hà Nội vẫn là “mảnh đất vàng” của dịch vụ thương mại nay trở nên ế ẩm, trong khi đó mặt bằng kinh doanh các quận huyện vẫn đắt khách.

Giá thuê mặt bằng tại khu vực PC Hà Nội luôn ở mức cao, từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng. Ở một số vị trí đắc địa như quanh hồ Hoàn Kiếm, hàng Đào, hàng Bạc, hàng Mã… chủ nhà còn có thể lựa chọn khách thuê.

Nhưng nay tại các khu PC, phố cũ của Hà Nội xuất hiện hàng loạt biển hiệu cho thuê cửa hàng với diện tích lớn nhỏ khác nhau.

Dịch bệnh kéo dài đã khiến tình hình KD, dịch vụ giảm sút, nhiều khách thuê đã phải trả mặt bằng, kéo theo đó là tỷ lệ mặt bằng trống tại các trung tâm thương mại và các vị trí đắc địa như PC gia tăng rõ rệt.

Theo số liệu của Savills Việt Nam, có khoảng 50% đơn vị bán lẻ có mức doanh thu sụt giảm trên 50% trong và sau giai đoạn Covid-19 bùng phát đợt 1. Bên cạnh đó, đại dịch cũng đã tác động đến thu nhập cũng như tâm lý tiêu dùng của khách hàng, nguồn cầu ở hầu hết các mặt hàng bán lẻ đều giảm, các công ty và đơn vị bán lẻ hiện không thể tiếp tục kế hoạch mở rộng quy mô.

Tiếp đến những ảnh hưởng của dịch đợt cuối tháng 7 khiến mặt bằng bán lẻ khu PC Hà Nội nhiều tháng qua đã ế ẩm lại chẳng ai thuê, vị trí "vàng" có thể giảm tương đương 30-40% nhưng vẫn không cải thiện được tình thế.

Anh Thiện một chủ nhà trên phố Gia Ngư (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trước đây gia đình cho thuê tầng 1 làm shop đồ lưu niệm, tuy nhiên từ tháng 4 tới nay, khách thuê đã trả mặt bằng không có người tới hỏi thuê luôn chưa nói đến giá cả.

“Khu PC Hà Nội thương mại chủ yếu phục vụ khách du lịch, từ đầu năm tới nay dịch bệnh khách du lịch không có thì không cơ sở nào kinh doanh có lãi cả. Chỉ khi dịch bệnh qua đi, hoạt động du lịch đón khách trong nước và quốc tế trở lại thì mới hồi phục được” - anh Thiện nói.

Trái ngược với tình trạng ế ẩm ở khu PC, phố cũ của Hà Nội, các quận khác như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy… mặt bằng vẫn được các cơ sở kinh doanh tìm kiếm.

Anh Nguyễn Dũng một môi giới BĐS cho biết, vừa giới thiệu được 3 khách thuê mặt bằng khu vực Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Các cửa hàng, mặt bằng KD nhất là những nơi có diện tích vừa phải vẫn thường xuyên được tìm kiếm và khách vẫn có nhu cầu thuê nhưng không phải khu trung tâm, đất vàng của Hà Nội.

“Khách thuê đa phần là dịch vụ ăn uống hay bán các mặt hàng phục vụ đời sống nên họ thuê ở các quận khu vực đông dân cư tập trung của Hà Nội, nhiều cơ sở kinh doanh, trường học chứ không tìm kiếm mặt bằng trên phố lớn trung tâm hay quanh hồ Hoàn Kiếm” - anh Dũng chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, dịch bệnh khiến mặt bằng kinh doanh bán lẻ là phân khúc chịu ảnh hưởng và giảm sút rõ. Cùng với khu vực kinh doanh lưu trú, dịch vụ thương mại cũng chịu ảnh hưởng nặng nề đặc biệt là khu vực trung tâm PC Hà Nội.

“Dịch Covid-19 khiến ngành du lịch thiệt hại nặng nề và trực tiếp. Các cơ sở kinh doanh lưu trú, kèm với đó là cơ sở dịch vụ phục vụ du khách sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng. Không có khách du lịch thì khách sạn đóng cửa, cửa hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống không thể kinh doanh được.

Đối tượng KD của các cửa hàng ở phố cổ Hà Nội là du khách thế nên mặt bằng trống tăng lên là điều bình thường, khi ngành du lịch hoạt động bình thường mặt bằng này sẽ được lấp đầy trở lại” - ông Điệp cho biết./.

Theo Phương Hoài

VOV

Tags : Chính sách - quản lý, tin thị trường
popup

Số lượng:

Tổng tiền: