Bộ TN&MT lên kế hoạch thanh tra việc sử dụng đất tại các "dự án treo"

Đăng bởi Phạm Ngọc Hoàng vào lúc 02/11/2020

Bộ Tài Nguyên và Môi trường(bộ TN&MT) vừa có chỉ thị về việc XD kế hoạch thanh tra(TT) năm 2021, tập trung vào việc sử dụng đất tại các DA có nhiều khiếu kiện, chậm tiến độ, có người nước ngoài sử dụng đất.

Cụ thể, theo văn bản của bộ TN&MT Thanh tra Bộ có trách nhiệm TT trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; việc quản lý công sản; việc quản lý, sử dụng tài chính; việc chấp hành các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Thanh tra các đơn vị quản lý, sử dụng vốn nước ngoài; các đơn vị có chức năng tham mưu, cấp phép liên quan đến người dân và DN.

Đặc biệt, thực hiện TT diện rộng, thanh tra chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực đối với các DA có nhiều khiếu kiện, chậm tiến độ, có người nước ngoài sử dụng đất, có lượng xả thải và lượng khí thải lớn; khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho mục đích sinh hoạt; việc chấp hành pháp luật về TN&MT.

Tổng cục Quản lý đất đai được giao nhiệm vụ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; việc quản lý, sử dụng đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

TT việc chấp hành pháp luật đất đai trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc sử dụng đất khi thực hiện các dự án khu ĐT, phát triển nhà ở, dự án kinh doanh dịch vụ du lịch có bán biệt thự, căn hộ khách sạn; việc quản lý, sử dụng đất tại các Khu công nghiệp.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cuối tháng 2/2020, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) đã ban hành kế hoạch TT năm 2020 về việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai đối với một số địa phương và các DA bất động sản.

Trọng tâm thanh tra các DA trong năm 2020 là việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Các địa phương có dự án nằm trong danh sách thanh tra là Hưng Yên, Hậu Giang, Bình Thuận, Hà Nội và TP HCM.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh COVID - 19 kéo dài, tháng 8/2020, Bộ TN&MT đã có quyết định trên. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà yêu cầu Tổng cục Quản lý đất đai không thực hiện TT việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, có sai phạm trong quản lý, sử dụng đất tại 3 địa phương: Hà Nội, Bình Thuận và TP Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội không TT đối với 4 dự án, gồm: DA đầu tư xây dựng Khu đô thị Bắc An Khánh tại huyện Hoài Đức do Công ty Liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (Vinaconex - Posco) làm chủ đầu tư; DA khu đô thị Thành phố Giao Lưu tại quận Bắc Từ Liêm của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Quốc tế VIGEBA; KĐT mới Tây Mỗ - Đại Mỗ tại phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm của Công ty CP Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty CP Phát triển đô thị Vinaconex - Viettel (nay đổi tên thành Công ty CP ĐTKD PT đô thị Tây Hà Nội); DA khu đô thị mới thuộc khu đô thị Đại học Vân Canh tại huyện Hoài Đức của Công ty CP Đầu tư An Lạc.

Tại Thành phố HCM, Bộ Tài nguyên Môi trường yêu cầu Tổng cục Quản lý đất đai không thực hiện thanh tra năm 2020 đối với 3 dự án, gồm: DA Khu nhà ở xã hội - khu nhà ở thương mại Vạn Gia Phúc tại khu đất chợ Bình Phú cũ địa chỉ số 116 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6 của Công ty TNHH quản lý bất động sản Hoàng Phúc; Khu nhà ở 1 Bis - 1 Kép Nguyễn Đình Chiểu tại phường Đa Kao, quận 1 của Công ty TNHH Bến Thành - Sao Thủy; DA khu dân cư và du lịch, văn hóa, giải trí tại phường An Phú, quận 2 của Công ty TNHH Quốc tế Thế kỷ số 21.

Trên thực tế, tình trạng DA đầu tư không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, có sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đang diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước gây lãng phí tài nguyên đất đai, gây nên hệ lụy từ các DA treo.

Riêng tại Hà Nội, hiện có hơn 300 dự án "treo", "bỏ hoang" ở các địa bàn quận, huyện Thành phố Hà Nội, khiến người dân sống trong vùng quy hoạch dự án gặp khó khăn. Đây không phải là vấn đề mới, nhưng để xử lý được những tồn tại lại là điệp khúc không hồi kết...

Theo Lam Châu

Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Tags : Chính sách - quản lý, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: