Bộ trưởng Xây dựng: Kiểm soát thị trường bất động sản chưa hiệu quả

Đăng bởi Phạm Ngọc Hoàng vào lúc 09/10/2020

Bộ trưởng(BT) Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà vừa gửi báo cáo Quốc hội việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII về lĩnh vực xây dựng(XD).

Thừa cao cấp, thiếu bình dân

Liên quan đến thị trường bất động sản(BĐS), Bộ trưởng cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay, các địa phương ven biển đã cho phép một số doanh nghiệp(DN) đầu tư kinh doanh các dự án du lịch nghỉ dưỡng có công trình căn hộ du lịch (condotel) và biệt thự du lịch (resort).

Tại một số đô thị(ĐT) lớn như Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương khác đã cho phép một số doanh nghiệp(DN) đầu tư kinh doanh loại hình công trình văn phòng làm việc kết hợp lưu trú (officetel). Cơ cấu các chủ thể tham gia thị trường BĐS từng bước hình thành theo hướng chuyên nghiệp hóa.

Cũng theo tư lệnh ngành XD, năm 2018, tình trạng sốt ảo, làm giá, đẩy giá đất lên cao thu lợi bất chính xảy ra tại một số địa phương (Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, TP.HCM). Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương có giải pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm ổn định thị trường BĐS, với các địa phương dự kiến thành lập đặc khu Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Trong năm 2019 tiếp tục xuất hiện tình trạng giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn tại một số địa phương, tình trạng xuất hiện một số dự án không đủ cơ sở pháp lý được thực hiện giao dịch, mua bán. Theo BT, tình trạng này tuy chưa ảnh hưởng lớn nhưng là nguy cơ gây bất ổn đối với thị trường BĐS và ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và trật tự an toàn xã hội.

Bộ trưởng Hà cũng cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp tới nhiều ngành, lĩnh vực trong đó có thị trường BĐS. Tuy nhiên, về cơ bản thị trường BĐS không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng, các tác động chỉ mang tính chất cục bộ ở một số yếu tố của thị trường và một số DN kinh doanh BĐS.

“Hiện nay, thị trường BĐS đã cho thấy các tín hiệu phục hồi và phát triển lạc quan nếu Việt Nam kiểm soát được dịch COVID-19, không để lan rộng và kéo dài. Các DN trong lĩnh vực BĐS đã tái khởi động hoạt động kinh doanh với những chiến lược và kế hoạch KD mới phù hợp với thị trường”, Bộ trưởng cho hay.

Điểm đáng lưu ý, nguồn cung nhà ở trung, cao cấp dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp. Nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đồng/m2trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20% - 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung chủ yếu ở các ĐT lớn; nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm đến 70% - 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang thiếu.

Giá BĐS ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM vẫn tăng trong thời gian diễn ra COVID-19

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, giá BĐS trên thị trường không có xu hướng giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019. Tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tăng 0,16%, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,01% so với cùng kỳ năm 2019; tại TP. HCM giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,25%, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,15% so với cùng kỳ năm 2019.

“Sau thời gian đình trệ hoạt động do giãn cách xã hội, các doanh nghiệp BĐS đã bắt đầu tập trung nguồn lực tiếp tục triển khai hoạt động KD, thay đổi chiến lược và kế hoạch KD, áp dụng các phương thức KD phù hợp với tình hình hiện tại”, ông Hà cho hay.

Thiếu quyết liệt xử lý vi phạm, thu hồi dự án chậm tiến độ

Người đứng đầu ngành XD nhận định, trong ngắn hạn, có thể thị trường sẽ tiếp tục gặp một số khó khăn nhất định do tác động của đại dịch, tuy nhiên về dài hạn, các doanh nghiệp BĐS vẫn thấy được tiềm năng và tín hiệu lạc quan từ thị trường BĐS, đặc biệt là phân khúc BĐS công nghiệp do sự chuyển dịch của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

“Trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chỉ số cụ thể của thị trường cho thấy hiện nay thị trường BĐS chưa có biểu hiện cực đoan như “đóng băng” hay “phát triển nóng””, ông Hà khẳng định.

Về nguồn cung nhà ở, BT Xây dựng cho rằng, cơ cấu hàng hóa BĐS, nhất là nhà ở tại Hà Nội và TP. HCM đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư ĐT.

Giá cả hàng hóa BĐS, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân. Trong khi đó giới đầu cơ BĐS vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị XD các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.

Ông Hà cũng thừa nhận, việc kiểm soát thị trường BĐS của các cơ quan nhà nước chưa hiệu quả, nhất là tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. “Nhiều địa phương khi phát hiện vi phạm vẫn chưa kiên quyết xử lý, còn thiếu quyết liệt trong việc thu hồi các dự án chậm tiến độ, các dự án vi phạm quy định của pháp luật”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Luân Dũng

Tiền phong

Tags : Chính sách - quản lý, Phân tích - nhận định
popup

Số lượng:

Tổng tiền: