CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, TÊN PHỐ TẠI HÀ NỘI

Đăng bởi SJK Land - 01 vào lúc 05/03/2021

Hà Nội đang trong giai đoạn đô thị hóa mạnh mẽ, các tuyến đường mới, các khu dân cư mới ra đời liên tục. Việc đặt tên cho các địa danh mới này phải tuân thủ theo các quy tắc nhất định. Cư dân khu biệt thự Tây Tựu, shophouse Tây Tựu chắc chắn sẽ rất quan tâm đến vấn đề này đặc biệt khu đô thị bắt đầu đi vào hoạt động.

Căn cứ Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố hà Nội, quy chế ban hành kèm theo Quyết định 207/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định 10/2015/QĐ-UBND thành phố Hà Nội ngày 27/4/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 207/2006/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tất cả các con đường, phố và công trình công cộng trong thành phố Hà Nội được xây dựng theo quy hoạch đô thị, có đủ điều kiện cơ bản về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc được sử dụng ổn định thì được xem xét đặt tên.

- Không đổi tên các đường, phố và công trình công cộng đã có tên quen thuộc gắn bó với lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc và cảu Hà Nội đã ăn sâu vào trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ.

Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của Thành phố Hà Nội, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.

- Không chọn tên địa danh, danh nhân để đặt tên cho ngõ, ngách. Tên ngõ được đặt theo số nhà mặt đường, phố và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngõ. Tên ngách được đặt theo tên số nhà trong ngõ và có số nhà nhỏ hơn nằm kề ngay trước đầu ngách. Trường hợp những ngõ gắn với địa danh có ý nghĩa lịch sử - văn hóa đặc biệt thì xem xét đặc cách riêng.

- Tùy theo vị trí, cấp độ, quy mô, đặc điểm cụ thể, tên đặt cho đường, phố và công trình công cộng có thể sử dụng: Tên địa danh, tên các danh nhân (kể cả danh nhân văn hóa thế giới) để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân, theo nguyên tắc sau:

+ Tên địa danh được chọn để đặt tên đường, phố và công trình công cộng phải là những địa danh nổi tiếng có ý nghĩa và giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa của đất nước hoặc của Hà Nội, địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân, tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.

Đối với các tuyến đường, phố nội bộ trong khu đô thị và các làng, xã cũ đã chuyển thành phường, tên đặt có thể gồm 2 bộ phận: sử dụng địa danh của khu vực đó và số thứ tự (số Ả rập) theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ Đông Bắc sang Tây Nam, từ Đông Nam sang Tây Bắc; số lẻ tính từ đầu tuyến bên trái và số chẵn tính từ đầu tuyến bên phải.

Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài được chọn đặt tên đường, phố và công trình công cộng ở Hà Nội phải là người tiêu biểu trong những người nổi tiếng, có đức, có tài, có nhiều thành tựu và đóng góp to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật và trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc và Thành phố được nhân dan suy tôn và thừa nhận;

Danh nhân thuộc lĩnh vực này được chọn đặt tên phải là người đã mất trước thời điểm xét đặt tên đường, phố ít nhất 10 năm (trừ những trường hợp đặc biệt).

+ Những danh nhân còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng. Không đặt tên đường, phó hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn thành phố. Trường hợp tên trùng nhau của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn do lịch sử để lại thì được giữ nguyên tên gọi đường, phố đã có và được kèm thêm tên quận, huyện, thị xã.

+ Tên di tích, danh thắng được chọn để đặt tên đường, phố và công trình cộng phải có giá trị lịch sử - văn hóa, nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, quen thuộc với nhân dân và đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

+ Các tên khác được chọn để đặt cho đường, phố và công trình công cộng phải có ý nghĩa tiêu biểu, mang đậm bản sắc văn hóa của Thủ Đô và của cả nước.

Khu đô thị Tây Tựu sẽ mất thời gian dài nữa chưa có tên, và cũng sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để đi vào ổn định. Hiện tại khu biệt thự Tây Tựu, khu phố shophouse Tây Thăng Long mới đang bắt đầu xây dựng nên theo để tiện cho phân biệt địa điểm rất nhiều cách gọi tên của người dân quanh đây sẽ ra đời, mỗi chủ đầu tư cũng có những cách gọi riêng của mình. Chỉ khi nào được chính thức thông qua theo một quy trình chặt chẽ thì mới được đặt tên cho đường, phố của khu vực đó. Tránh tình trạng như nhiều khu vực trước đây, bổng dưng tuyến đường này được cắm biển gọi tên này, tên kia mà không rõ lý do.

Chúng tôi sẽ đồng hành cùng quý cư dân để đưa đến các thông tin, chuyên mục phân tích chuyên sâu để cư dân sống tại biệt thự Tây Tựu hoặc kinh doanh tại shophouse Tây Thăng Long hiểu, yêu, tự hào về nơi mình đang sinh sống đó.

Thông tin tham khảo: Biệt thự Tây Tựu, shophouse Tây Tựu.

 

 

 

 

 

 

Tags : Chính sách - quản lý, Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: