ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 13/01/2022

Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại của cả nước, là thủ đô ngàn năm văn hiến, điều kiện địa hình, khí hậu, sông ngoài, địa chất...có ảnh hưởng lớn đời người dân, các khu dân cư đang được quy hoạch như biệt thự, shophouse Avenue Garden. Cụ thể:  

1. Địa hình

Thủ đô Hà Nội có 3 dạng địa hình cơ bản là: Vùng đồng bằng, vùng trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Nhờ phù sa bồi đắp nên ba phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378m.

Địa hình Hà Hội cơ bản thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới giao thông. Tuy nhiên, Thành phố bị chia cắt bởi hệ thống sông như sông Hồng, sông Đáy nên trong quá trình phát triển sẽ phải xây dựng nhiều công trình lớn vượt sông. Cao độ tự nhiên của Thành phố là thấp, trũng về phía Nam vì vậy khi xây dựng công trình giao thông sẽ phải đắp cao để đảm bảo yêu cầu về thủy văn mực nước, khu vực trung du đồi núi sẽ khó khăn hơn khi xây dựng các tuyến đường kết nối.

THỐNG KÊ CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CƠ BẢN CỦA HÀ NỘI

 

TT

Vùng địa hình

Địa danh

Cao độ

Độ dc

địa hình

Din tích (ha)

Ttrng

1

Vùng đồng

bằng

Các quận nôi thành,

+6 ÷+10

 

182.300

54,5 %

 

-Đồng bằng thấp

Từ phía nam sông Hồng Hà  Nội  cũ  về  phía  Nam

như Thường Tín (Hà Tây)

9,5 ÷ 2,5

 

 

 

 

-Đồng bằng cao

khu vực bắc sông Hồng Hà Nội cũ lên phía Tây - Mê Linh và một phần của

Hà Tây

+(8,0¸ 15,0),

 

 

 

2

Vùng trung

du    và        đồi núi thấp

Ba vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn,

Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây

+(30¸ 300)

 

137.170

40,5%

3

Vùng núi

Ba vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn

+300

÷1296

>25o

17.000

5%

2. Khí hậu

Khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nóng ẩm và mưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam, thường có giông bão. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7. Vì vậy, mùa nóng thường cũng là mùa mưa. Mùa lạnh ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3. Mùa này khí hậu ở Hà Nội tương đối lạnh và khô. Trời ít mưa. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, đồng thời cũng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Hai tháng 4 và 10 được coi như là tháng chuyển tiếp, tạo cho Hà Nội có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng khoảng 230C ¸ 240C, miền núi vào khoảng 210C ¸ 22,80C. So với nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa ở Hà Nội là khá lớn nhưng phân bố không đều. Ba Vì đạt lượng mưa trong năm cao nhất là 2100mm.

Nằm trong vùng Bắc Bộ, Hà Nội thường chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão xuất phát từ biển. Mắt bão thường ít trực tiếp vào Hà Nội, nhưng tâm và vùng ảnh hưởng của bão đều tác động đến toàn bộ thành phố. Các trận úng lụt lịch sử cơ bản đều do ảnh hưởng của bão, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do mưa lớn + bão.

3. Thy văn

Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Ngoài ra Hà Nội còn có rất nhiều sông ngòi, ao hồ như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Bùi, sông Đuống, sông Cà Lồ, v.v. Hệ thống sông ngòi, bên cạnh những nguồn lực rất lớn mang đến cho thành phố đó là sự phát triển của giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện khí hậu cho thành phố. Nó cũng là nơi gây nên những ngập úng vào mùa lũ làm thiệt hại lớn đến người và tài sản nhân dân Thủ đô. Chảy qua trung tâm Thủ đô Hà Nội là sông Hồng, chiều dài 163 km chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam, có dòng chảy hàng năm vào khoảng 115 ¸ 137 tỷ m3, khoảng 40% lượng nước này bắt nguồn từ Trung Quốc, được hợp thành bởi 3 sông chính là sông Lô, sông Thao, sông Đà và có ảnh hưởng lớn đến phát triển Thủ đô Hà Nội trong suốt 1000 năm lịch sử. Mùa lũ sông Hồng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 75 ¸ 80% tổng lượng nước hàng năm với biên độ lũ lớn từ 7 đến trên 10m. Theo tài liệu thống kê 1971 trong vòng 70 năm đã có 7 lần lũ sông Hồng, sông Đà, sông Lô gặp nhau. Trong đó đặc biệt là 3 năm lũ lớn là 1913, 1945 và 1971. Phân lũ cho sông Hồng là sông Đáy, trận lũ tháng 8/1932, sông Đáy tải một lượng nước lũ lớn cho sông Hồng, với lưu lượng là 2850 m3/s- ứng mực nước +11,9m tại Hà Nội. Khi đập Đáy được xây dựng (1937), công trình này đã giải cứu tích cực cho Thủ Đô Hà Nội trong những năm lũ lớn như năm:1932, 1940, 1945, 1947 và 1971. Sông Đáy hiện đang là nguồn cung cấp nước chính cấp cho các huyện sản xuất nông nghiệp phía Tây thành phố. Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn... Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này. Do địa hình khu vực là địa hình đồng bằng nên khi xảy ra mưa lớn, phạm vi ngập úng thường xảy ra trên diện rộng trong từng ô, ngăn cách với các ô lân cận bằng các đường ngang và khu dân cư ven đường có nền địa hình cao. So với những năm trước đây, địa hình khu vực đã có nhiều thay đổi, các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị phát triển mạnh, diện tích hồ ao, đồng ruộng bị thu hẹp nên tình trạng ngập lụt ngày càng nghiêm trọng. Số liệu điều tra mực nước lũ lịch sử năm 2008 đã phản ánh được tình trạng ngập lụt theo điều kiện địa hình hiện tại và phù hợp với lượng mưa thực đo tại các trạm trong khu vực. Tính đến chiều 1 tháng 11 năm 2008, tổng lượng mưa ở khu vực Hà Nội phổ biến từ 350 - 550 mm, một số điểm lớn hơn như huyện Ứng Hòa: 603 mm, thành phố Hà Đông: 707 mm, huyện Thanh Oai: 914 mm. Theo chuỗi số liệu quan trắc ngay khi đang mưa, đợt mưa trong 2 ngày đầu tiên đã được xác định là đợt mưa lớn kỷ lục. Tại khu vực Hà Nội (cũ), đây là đợt mưa lớn nhất kể từ đợt mưa lịch sử tháng 11 năm 1984. Tại tỉnh Hà Tây (cũ), đây là đợt mưa lớn chưa từng xảy ra kể từ khi có quan trắc khí tượng đến nay (khoảng gần 100 năm).

Hầu hết các quận huyện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận đều bị ngập nặng, làm nhiều người chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể. Ngay sau khi mưa, toàn thành phố đã có 26 điểm bị ngập úng dài từ 100 - 300 mét, sâu trên dưới 1 mét. Mưa lớn đã lập tức gây ngập úng các nhiều trạm biến thế và đường dây, mất điện tại hàng loạt khu phố. Chỉ qua một đêm đầu tiên, nhiều tuyến đường và nhiều khu vực nội ngoại thành Hà Nội đã chìm sâu trong nước. Đến 6h ngày 3 tháng 11 năm 2008, Hà Nội còn khoảng 63 điểm ngập úng nặng, ước tính 5 ngày sau khi tạnh mưa Hà Nội mới thoát ngập. Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương cho biết, mưa lớn trong 3 ngày đã làm nhiều đoạn đê bị tràn, một số nơi bị sụt. Tuyến đê sông Hồng đã bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa và sông Tô Lịch đều đã ngập tràn nước mưa.

Hiện nay, công trình tiêu nước, chống ngập úng khu vực nội thành thành phố Hà Nội đã được cải tạo theo Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1 và giai đoạn 2, các hệ thống sông trong khu vực đã được thực hiện theo quy hoạch tiêu nước. Do đó, tình trạng ngập lụt khu vực sẽ được cải thiện trong tương lai.

Do ở vùng thấp nên việc thoát nước cho khu đô thị trung tâm khi có mưa lớn kéo dài là thoát nước cưỡng bức. Đó cũng là khó khăn khi triển khai các Dự án tầu điện ngầm.

Khi triển khai các công trình ngầm như hầm chui, tầu điện ngầm, các bãi xe ngầm cần phải xem xét cụ thể mực nước ngập theo tần suất thiết kế để có giải pháp thiết kế cao độ các cửa hầm cho phù hợp tránh nước ngập từ khu vực chảy vào trong hầm.

4. Địa cht

Khu vực Hà Nội có cấu trúc địa chất khá phức tạp, thuộc các đới Sông Hồng, Ninh Bình và vùng trũng Hà Nội của miền uốn nếp Bắc Việt Nam. Tham gia vào cấu trúc có các loại đá biến chất, trầm tích, magma tuổi từ Paleoproterozoi đến Đệ Tứ.

Theo tài liệu của Đoàn địa chất Hà Nội công bố năm 1989, trên bản đồ trầm tích Đệ Tứ khu vực Hà Nội tỷ lệ 1/50.000, các trầm tích Đệ Tứ ở khu vực Hà Nội chiếm diện tích khoảng 800 km2 với các nguồn gốc khác nhau, được hình thành từ Pleistoxen sớm đến Holoxen.

5. Khoáng sản 

Tổng hợp kết quả công tác điều tra tài nguyên khoáng sản đã ghi nhận 63 mỏ khoáng, điểm khoáng sản thuộc các nhóm khoáng sản như nhiên liệu, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng và nước khoáng nóng. Nhiều loại khoáng sản khác có thể có chất lượng tốt, trữ lượng đáng kể như: Vật liệu xây dựng (đặc biệt là đá vôi làm xi măng và puzlan làm phụ gia xi măng, đủ đáp ứng cho việc xây dựng nhà máy xi măng công suất 1-2 triệu tấn/năm); Pyrit; Than bùn; Cát.

thông tin tham khảo: thiết kế dự án biệt thự, shophouse avenue garden

Tags : Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: