- Thị trấn sinh thái Quốc Oai là đô thị dịch vụ y tế, du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử, trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Diện tích tự nhiên 19km2, dân số năm 2030 khoảng 50.000 người, đô thị loại IV; năm 2050 khoảng 120.000 người, đô thị loại III. Thu hút phát triển các bệnh viên cơ sở II của các bệnh viện tuyến trung ương, các cơ sở về giáo dục đào tạo, cơ sở nghiên cứu, các trung tâm dịch vụ du lịch, hỗ trợ du lịch để khai thác tiềm năng vị trí, tài nguyên văn hóa, sinh thái của khu vực. Kết hợp phát triển các không gian mới theo mô hình đô thị sinh thái, gắn kết hài hòa với các khu vực điểm dân cư nông thôn hiện hữu tạo nên tổng thể hài hòa đồng bộ. Ngoài tuyến kết nối ngang là đại lộ Thăng Long, phát triển các tueyens song hành phía Bắc đại lộ Thăng Long về phía Nam đại lộ Thăng Long, các kết nối dọc theo trục kinh tế Bắc Nam, đường ven sông Tích, sông Đáy và nâng cấp các tuyến đường tỉnh 419 và 421.
- Thị trấn sinh thái Chúc Sơn là đô thị cung cấp các dịch vụ công cộng hỗn hợp, hỗ trợ vùng tiểu thủ công nghiệp làng nghề, nông nghiệp và khu dân cư nông thôn dọc lưu vực sông Đáy và sông Tích. Diện tích tự nhiên 20,24km2, dân số năm 2030 khoảng 53.000 người, đô thị loại IV; năm 2050 khoảng 150.000 người, đô thị loại III. Phát triển khu giáo dục đại học cao đẳng, trung tâm y tế taaoj trung. Phát triển đô thị sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa địa phương, hài hòa với không gian cảnh quan tự nhiên hiện có.
- Thị trấn sinh thái Phúc Thọ: trung tâm hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp sinh thái, đô thị sinh thái, du lịch sinh thái. Diện tích tự nhiên 14km2, dân số năm 2030 khoảng 15.000 người, đô thị loại V; năm 2050 khoảng 50.000 người, đô thị loại IV. Phát triển các khu cụm công nghiệp làng nghề thu hút các hoạt động sản xuất, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, chế biến nông sản, dịch vụ công cộng, và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác; chuyển giao công nghệ và đào tạo. Tạo liên kết chặt chẽ với khu vực phát triển nông nghiệp năng suất cao của Vĩnh Phúc ở phía Bắc, hình thành đô thị ở cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội theo hướng đô thị sinh thái và phát triển bền vững.
- Xây dựng các thị trấn theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp, từ các thị trấn huyện lỵ hiện hữu như: Phùng Tây Đằng, Liên Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín và các thị trấn mới. Phát triển các thị trấn huyện lỵ trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của các huyện, đầu mối về hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, giao thông, vệ sinh môi trường), dịch vụ công cộng (hành chính, thương mại, giáo dục, y tế,…), sản xuất (công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thông tin, tài chính,…).
- Hình thành các vành đai cây xanh gắn với phát triển các công viên sinh thái quy mô lớn. Phát triển các vùng rau, hoa cây cảnh cao cấp, thực phẩm sạch. Nhân rộng các mô hình các khu nông nghiệp công nghệ cao đã và đang hình thành tại Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh,…
- Hình thành các khu du lịch sinh thái quy mô lớn tại khu vực Ba Vì, Sóc Sơn, Hương Sơn – Quan Sơn. Gắn phát triển du lịch với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân khu vực phụ cận.
Nâng cấp, mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo sự liên kết hợp lý về cơ sở hạ tầng gữa nội thành và ngoại thành, taaoj trung vào mạng lưới giao thông, caaos thoát nước, xử lý chất thải.
Nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của nhân dân ngoại thành. Cải thiện từng bước nhà ở ngoại thành. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc xây dựng ở nông thôn cho phù hợp với quá trình đô thị hóa.
Chi tiết vui lòng liên hệ SJK Land 085.989.3555
Thông tin tham khảo: biệt thự, shophouse Aveue Garden