Định hướng phát triển đô thị trung tâm đến năm 2030

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 05/01/2024

Đô thị trung tâm là nơi bố trí các trung tâm chức năng chính của Thủ đô Hà Nội gồm hành chính chính trị, đối ngoại hợp tác quốc tế, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao. Phát triển hệ thống các trung tâm chức năng phân tán tại các khu vực đô thị vành đai mở rộng để chia sẻ chức năng với khu vực nội đô hiện hữu đã quá tải, không có điều kiện mặt bằng và cơ sở hạ tầng để bố trí các công trình chức năng mới.

Phát triển mở rộng đô thị trung tâm ra khu vực phía Tây và Nam đến vành đai 4 (gồm các khu vực Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì và một phần huyện Thanh Oai), ra khu vực phía Bắc sông Hồng đến khu vực đô thị Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên, từng bước phát triển đô thị trung tâm theo mô hình thành phố hai bên sông Hồng.

Phát triển hệ thống các trục đô thị hướng tâm gắn với các tuyến giao thông hướng tâm hiện hữu như QL1 (Hà Nội – Hà Nam; Hà Nội – Bắc Ninh); QL6; QL32; Ql3; Ql5 (Hà Nội – Hải Phòng); hình thành các đường trục mới hỗ trợ giao thông cho các trục hướng tâm và hình thành các trục phát triển đô thị mới như: Pháp Vân – Cầu Giẽ; Nam hà Nội (Thanh Trì – Phú Xuyên); Nam Quốc lộ 6 (Hà Đông – Xuân Mai); đại lộ Thăng Long; Tây Thăng Long; Nhật Tân – Nội Bài. Hình thành một số trục không gian điểm nhấn đô thị như trục sông Hồng; Hồ Tây – Ba Vì; Hồ Tây – Cổ Loa;

Bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ và khu phố cũ (kiến trúc Pháp) tạo cảnh quan và không gian độc đáo với nhiều nét văn hóa truyền thóng để phát triển du lịch, dịch vụ và phố đi bộ, kinh tế ban đêm. Triển khai các dự án trùng tu, nâng cấp, cải tạo các công trình cổ, các công trình kiến trúc kiểu Pháp và có chính sách khuyến khích người dân di dời nơi ở, chuyển đổi công năng sang phát triển kinh doanh dịch vụ và lưu trú cho khách du lịch. Hoàn thiện hệ thống các trung tâm công cộng, trung tâm hành chính – chính trị quốc gia Ba Đình, nghiên cứu lộ trình chuyển chức năng khu trung tâm hành chính – chính trị của Thành phố tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sang khu vực phía Bắc sông Hồng để dành không gian khu vực Hoàn Kiếm cho phát triển trung tâm tài chính. Cải tạo các khu chung cư cũ theo hướng hình thành các không gian đô thị hiện đại theo mô hình TOD, khai thác không gian ngầm và không gian trên cao, tăng diện tích cây xanh và các công trình hạ tầng xã hội. Chỉnh trang các khu đô thị cũ tự phát, môi trường sống không đảm bảo an toàn, mất mỹ quan đô thị. Điều chỉnh các chức năng sử dụng đất, di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực trung tâm giãn mức độ tập trung người học của các cơ sở đào tạo đại học và người bênh của các cơ sở y tế ra ngoài khu vực trung tâm.

- Khu vực nội đô mở rộng: đây là khu vực phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, dịch vụ - thương mại cấp thành phố có chất lượng cao, kiến trúc hiện đại. Đồng thời là khu vực chính thu hút dân từ nội đô lịch sử tới. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, chỉnh trang kiến trúc một số khu dân cư và làng xóm ven đô trong quá trình mở rộng đô thị. Khu vực đang bị quá tải nghiêm trọng về hạ tầng giao thông, ngập lụt, thiếu cơ sở hạ tầng xã hội, cần có biện pháp kiểm soát sự phát triner gia tăng dân cư, các dự án nhà ở mới tại khu vực. Khoanh vùng các nhóm chức năng để có biện pháp cải tạo, chỉnh trang phù hợp:

+ Xác định các khu vực di dời chuyển đỏi như các khu vực sản xuất, cơ quan, khu tập thể cũ, khu vực dự án chưa triển khai,…để cân đối bổ sung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, trường học, bãi đỗ xe, công viên, dịch vụ công cộng đô thị;

+ Khoanh vùng các khu nhà ở dân cư đô thị hóa tự phát, không đảm bảo chất lượng kỹ thuật, an toàn cho người dân, ….thực hiện các dự án tái thiết đô thị, xây dựng mới lại khu dân cư theo mô hình tái định cư tại chỗ hoặc tái định cư vào các khu vực do thành phố bố trí.

+ Đối với các khu vực dân cư như khu nhà ở chia lô, liên kề thấp tầng, các khu đô thị cũ,… thực hiện cải tạo chính trang, bổ sung đường giao thông, bãi đỗ xe, cơ sở trường học, nhà văn hóa, công viên, dịch vụ công cộng đô thị,….từng bước nâng cao chất lượng đô thị.

+ Nghiên cứu ban hành các quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc và cơ chế chính sách cụ thể cho từng khu vực đô thị, làng xóm nằm trong khu vực đô thị hóa để kiểm soát sự phát triển về mật độ xây dựng, tầng cao công trình, hình thái kiến trúc, các điều kiện về an toàn, môi trường đô thị.

- Khu đô thị mở rộng Nam sông Hồng (từ sông Nhuệ đến sông Đáy): khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng bao gồm chuổi các đô thị: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì, được ngăn cách với khu vực nội đô bằng vùng đệm vành đai sông Nhuệ. Đây là khu vực phát triển dân cư mới cao tầng đồng bộ và hiện đại, các trung tâm văn hóa, dịch vụ thương mại, tài chính của vùng, quốc gia.

- Khu vực phía Đông thuộc Long Biên – Gia Lâm: phát triển dịch vụ thương mại, giáo dục, trung tâm y tế,…gắn với các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng các quốc lộ 5, QL1.

- Khu vực Đông Anh – Mê Linh: Phat triển thương mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, sông Thiếp và đầm Vân Trì; hình thành khu thể thao mới thành phố Hà Nội, trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội và khu vui chơi giải trí của Thành phố. Phát triển dịch vụ và các công trình công nghiệp sạch, kỹ thuật cao gắn với dịch vụ hàng không, sân bay Nội Bài, trung tâm trưng bày, hội chợ hoa Thăng Long – Mê Linh và trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây cảnh. Xây dựng trung tâm hành chính mới của Thủ đô trên trục Hồ Tây – Cổ Loa, hình thành đại lộ - quảng trường kết nối với Trung tâm hành chính Quốc gia tại Ba Đình.

Chi tiết vui lòng liên hệ 085.989.3555 

Thông tin tham khảo: Dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden 

 

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, cho thuê biệt thự avenu garden, cho thuê shophouse avenue garden, quy hoạch hà nội, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: