ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỊ TRẤN VÀ NÔNG THÔN TẠI HÀ NỘI

Đăng bởi SJK Land - 01 vào lúc 21/06/2021

Hà Nội là một trong những siêu đô thị (ĐT) của Việt Nam, nhưng từ khi thay đổi địa giới hành chính mới đến nay một bộ phận không nhỏ các vùng đất của tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh, 04 xã huyện Lương Sơn chủ yếu là các thị trấn, khu vực nông thôn. Quy hoạch (QH) này được thể hiện như thế nào? ảnh hưởng như thế nào tới các khu dân cư như shophouse, biệt thự Tây Tựu?

Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có quy định:

- Các thị trấn: Xây dựng các thị trấn (TT) theo mô hình đô thị sinh thái mật độ thấp, từ các thị trấn huyện lỵ hiện hữu như: Phùng (gần khu dân cư liền kề, biệt thự Tây Tựu), Tây Đằng, Liên Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thường Tín, Phúc Phọ, Quốc Oai, Chúc Sơn và các TT mới. Phát triển các TT huyện lỵ trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của các huyện đầu mối về: hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp nước, giao thông, vệ sinh môi trường), dịch vụ công ng (hành chính, thương mại, giáo dục, y tế…), sản xuất (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thông ton, tài chính….) của thành phố. Dự báo đến năm 2020 có dân số khoảng 0,2 triệu người; đất xây dựng ĐT khoảng 3.400 – 3.500 ha, trong đó: đất dân dụng khoảng 1.900 ha, chỉ tiêu khoảng 95 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 1.500 – 1.600 ha. Đến năm 2030 có dân số khoảng 0,23 – 0,25 triệu người, đất xây dựng đô thị khoảng 4.100 – 4.300 ha trong đó: đất dân dụng khoảng 2.100 – 2.200 ha, chỉ tiêu khoảng 90 – 95m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 2.000 – 2.100 ha. Phát triển 3 thị trấn Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn thành các đô thị sinh thái.

- QH phát triển thủ đô: Phát triển nông thôn Hà Nội theo mô hình “Nông thôn mới”, tập trung phát triển nông thôn, nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn, tái định cư tại chỗ dân cư có tuyến đường mới hoặc mở rộng đi qua. Các trung tâm xã tiếp cận với làng xóm và các khu dịch vụ ĐT bằng hệ thống giao thông được nâng cấp và XD mới. Bảo tồn các nghề truyền thống di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo, cảnh quan thiên nhiên gắn với khai thác du lịch và giải trí. Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao (vùng lúa năng suất cao, vùng sản xuất rau sạch theo công nghệ tiên tiến, duy trì và mở rộng các vùng trồng rau, hoa quả truyền thống, vùng chăn nuôi tập trung..) kiểm soát, hạn chế phát triển lấy đất nông nghiệp để XD mới, mở rộng không theo QH. Xây dựng các khu sản xuất làng nghề lập trung ở ngoài khu dân cư làng xóm giảm thiểu ô nhiểm môi trường tại các làng nghề. Đối với nhà ở nông thôn, khuyến khích phát huy giá trị kiến trúc, bảo tồn không gian làng xóm truyền thống.

Từ những vấn đề trên có thể thấy rõ các nội dung:

Thứ nhất: TT luôn là đầu mối quan trọng của mỗi địa phương.

TT là trung tâm kinh tế - xã hội, đầu mối hạ tầng, hành chính công, sản xuất của mỗi huyện. Tuy nhiên, các TT này của Hà Nội được định hướng phát triển theo dạng thị trấn sinh thái, nhất là 03 TT Phúc Thọ (từ khu dân cư biệt thự, liền kề Tây Tựu đi lên), Chúc Sơn, Quốc Oai, mật độ dân cư thấp. Đây là những đầu mối rất quan trọng, mỗi huyện thường có từ 1-2 thị trấn xử lý các công việc, giảm tải rất nhiều cho các thành phố hoặc đô thị trung tâm, có mối quan hệ liên thông với các trung tâm thành phố, các khu ĐT, các khu dân cư như biệt thự, shophouse Tây Tựu.

Thứ hai: Nông thôn được đẩy mạnh phát triển theo mô hình nông thôn mới.

Nếu ở trên TT là đầu mối giải quyết công việc thì nông thôn Thủ đô là nơi rất nhiều người dân an cư, diện tích lớn, trải dài trên một không gian rộng, các TT, khu đô thị chỉ là những đốm nhỏ trong tổng thể mô hình. Chính vì vậy nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch nâng cao chất lượng cuộc sống cho đại bộ phận người dân nơi đây. Khu vực nông thôn cần cải thiện hệ thống đường giao thông, điện, đường, trường, trạm, phục vụ nhu cầu của người dân, kết nối thuận lợi với hạ tầng kỹ thuật chung của thành phố. Đồng thời khu vực này người dân cũng cần đến phát triển công việc, thu nhập nên định hướng phát triển về nông nghiệp chất lượng cao, du lịch, tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở phải đảm bảo được môi trường, gìn giữ được truyền thống văn hóa của mỗi làng quê. Điểm này là điểm rất trọng yếu nếu làm tốt tại chỗ thì áp lực về mật độ tại trung tâm sẽ giảm xuống, lưu lượng phương tiện giao thông cũng bớt căng thẳng.

Thứ ba: Quy hoạch TT và nông thôn là bộ phận của quy hoạch chung Thủ đô.

Nếu tách riêng khu vực này ra thì tính về số lượng dân cư thấp, điều kiện phát triển kinh tế cũng không có gì nhiều ngoài việc phát huy thế mạnh của mỗi địa phương để nâng cao thu nhập, chất lượng sống của dân cư, tuy nhiên tính về tổng diện tích đất đai lại lớn, định hướng phát triển thiên về đảm bảo sinh thái nên sẽ thúc đẩy mặt bằng chung của hai khu vực trung tâm và nông thôn không có sự chênh lệnh nhau quá, đồng thời đây còn là lá phổi xanh điều hòa không khí chung cho cả Thủ đô và cung cấp các mặt hàng cần thiết khác ngay tức thì cho người dân trung tâm, việc đi lại thuận lợi thì cư dân như shophouse, biệt thự Tây Tựu cũng có điều kiện hơn để tiếp cận mảng rộng lớn này.

Hai mảng ĐT - nông thôn, các thành phố - thị trấn đã mang đến sự toàn diện cho Hà Nội, mảng này bổ sung mảng kia, tương hỗ cho nhau trong quá trình phát triển của mình để cùng xây dựng một Hà Nội Xanh – văn minh – văn hiến – hiện đại. Chất lượng cuộc sống người dân được đảm bảo ở mức tốt nhất bất kể trong nội đô như cư dân biệt thự, shophouse Tây Thăng Long hay ở bên ngoài.

Chi tiết liên hệ Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam, chuyên phân phối shophouse, biệt thự, liền kề Tây Tựu, hotline: 085.989.3555 hoặc 0987.429.748

Trân trọng!

 

Tags : Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: