Mỗi khu dân cư khi ra đời đều phải được đặt trong tổng thể chung của cả một địa phương như quận, phường nơi khu dân cư đó được xây dựng, vừa có sự liên hệ với nhau về mặt không gian và mặt thời gian, đó có thể kể đến sau này bộ phận dân cư mới này phải là một phần ăn nhập với dân cư cũ, kết cấu hạ tầng phải đồng bộ với hạ tầng chung, đặc biệt văn hóa, lịch sử, con người càng phải cần có sự cộng hưởng hơn nữa, cái này làm nền tảng cho cái kia và ngược lại cái mới lại là nhân tố thúc đẩy sự đổi mới, thanh lọc cái cũ đưa những điều mới mẻ, tiến bộ vào với cộng đồng dân cư cũ, khu Shophouse, biệt thự Tây Tựu là dự án (DA) nhà ở cao cấp nằm thuộc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, phía Tây Bắc Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó. DA đang trong quá trình xây dựng nhưng những cư dân tương lai ở đây cũng nên biết về thông tin chung phường Tây Tựu.
Tây Tựu là vùng đất cổ, có lịch sử tồn tại và phát triển từ rất lâu đời nằm ở phía Tây Bắc Thăng Long xưa. Theo các sách cổ có ghi lại thì Tây Tựu có tên nôm là làng Đăm. Trong lịch sử hình thành, phát triển của mình, vùng đất Tây Tựu đã từng thuộc biên chế của nhiều tỉnh như Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông hoặc nhiều huyện khác nhau như Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức…. Năm 621 vùng đất Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm đến thời Lý, Trần thuộc quận Vĩnh Khang, thời Lê, Tây Sơn và thời Nguyễn Tây Tựu thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, đến năm 1831 thuộc huyện Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Năm 1915 thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, năm 1948 Tây Tựu chuyển thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông, đến năm 1953 thuộc Nam Liên Bắc tức huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Từ năm 1961 Tây Tựu thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội cho đến ngày 31/3/2014.
Tây Tựu nằm ở phía Tây Bắc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Trước khi tách quận, địa phương này có 03 hợp tác xã nông nghiệp và 12 cụm dân cư, 01 tổ dân phố. Đất đai Tây Tựu bằng phẳng, nguồn thu chủ yếu của người dân từ trồng hoa và làm dịch vụ hoa chiếm đến 70% tổng thu toàn xã. Hệ thống giao thông thuận tiện, có sông Pheo chảy dọc theo xã hướng Bắc Nam phục vụ nước tưới, tiêu cho 2 xứ đồng thuận lợi. Nghề gốc của địa phương là nông nghiệp, xưa có câu “nhất Mễ Trì, Nhì Tây Tựu” để nói đây là vùng đất trồng ra những giống lúa ngon, có tiếng ở Hà Nội nhưng sau này cũng nhờ vào nguồn đất màu mỡ này mà Tây Tựu có hướng đi riêng của mình đó là phát triển nghề trồng hoa, phục vụ đời sống tinh thần của người Hà Nội.
Phường Tây Tựu được thành lập và đi vào hoạt động kể từ ngày 01/4/2014 theo Quyết định 132/NQ-CP về việc chia, tách huyện Từ Liêm thành 02 quận và 23 phường, phường Tây Tựu nằm ở cửa ngõ phía Tây Thủ đô, là một phần của Thăng Long xưa. Trong suốt tiến trình lịch sử, mảnh đất này đã sản sinh ra nhiều nhân tài văn võ đã góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương của mình. Những dấu ấn của lịch sử, văn hóa của Tây Tựu đã được ghi đậm trong đời sống sinh hoạt của người dân và trong những văn vật còn lại của vùng đất này đó là những tòa miếu Tây Đam, đình Trung Tựu, chùa Hưng Khánh, nhà thờ dòng họ Nguyễn Hữu, đặc biệt phường tây Tựu Tây Tựu còn là nơi diễn ra lễ hội bơi Đăm truyền thống trên khúc sông Pheo lễ hội nổi tiếng Kinh Kỳ và năm 2018 phường Tây Tựu vinh dự được đón nhận bằng công nhận lễ hội bơi Đăm là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hiện tại, phường Tây Tựu có 14 tổ dân phố (01 tổ dân phố sát nhập từ phường Xuân Phương), tổng diện tích đất tự nhiên toàn phường 552,87 ha, diện tích trồng hoa khoảng 500ha, (gồm cả diện tích nhân dân thuê đất để canh tác tại các xã lân cận) dân số vào khoảng 20.000 người, phường có hệ thống giáo dục gồm 4 trường: 01 trường trung học cơ sở, 02 trường Tiểu học (Tây Tựu A và Tây Tựu B) và 01 trường mầm non các trường đều đạt chuẩn Quốc gia. Các khu dân cư tương lai như biệt thự, shophouse Tây Tựu sẽ rất tự hào khi là một phần của đất và người nơi đây. Tuy là là những dự án mới, dân cư sẽ dần được hình thành nhưng một quy luật tất yếu đó là sự phù hợp khi cư dân của khu đô thị phải có những nét phù hợp với tổng thể chung với địa phương, cư dân mới không thể tách rời khỏi sự phát triển chung đó được và ngược lại chính cư dân các khu đô thị này với sự đồng bộ, chất lượng của mình sẽ góp phần vào việc thúc đẩy mảnh đất Tây Tựu phát triển, cũng như cải tạo những tập tục đang còn chưa tốt, chưa văn minh gây cản trở tới đời sống người dân Tây Tựu.
Năm 2016 phường Tây Tựu đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống hoa Tây Tựu. Từ đây, hoa Tây Tựu trở thành thương hiệu nổi tiếng được các tỉnh trong và ngoài nước ưa chuộng. Với thế mạnh làng nghề, Tây Tựu đang dần hình thành phát triển du lịch làng nghề.
Đất cưu mang người, là nguồn sống cho người và chính người Tây Tựu đã đưa tên tuổi của vùng đất Tây Tựu lên trở thành một thương hiệu phía Tây Bắc thủ đô với những nét văn hóa không lẫn vào đâu được, đó là những chứng tích lịch sử của bao thế hệ xây dựng nên còn trong thương thức sản xuất người Tây Tựu đã biết biến đất Tây Tựu thành cái nôi để sản xuất ra hoa, nghề trồng hoa nổi tiếng, nghề làm đẹp cho đời. Không phải là nghề tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cũng không phải là khu công nghiệp mà là cải tạo đất ra tiền. Chính điểm này trở thành điểm nhấn lớn nhất cho Tây Tựu. Ngay cả trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hay cả trong nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đến năm 2025 đều xác định một trong những muc tiêu trọng điểm hướng đến là “xanh”, đây là thế mạnh nhất, cũng là truyền thống của địa phương. Xây hiện đại thì miễn có tiền là được nhưng để đạt được yếu tố sinh thái thì không phải cứ muốn là được. Chính vì vậy cư dân shophouse, biệt thự Tây Tựu nói riêng và cư dân Tây Tựu nói chung đều phải tự hào về điều đó.
Công ty Cổ phần phát triển SJK Việt Nam, chuyên phân phối shophouse, biệt thự Tây Tựu, chúng tôi đồng hành cùng quý khách hàng xây dựng những giá trị bền vững cho căn nhà của quý khách. Chi tiết liên hệ, hotline: 085.989.3555 hoặc 0987.429.748.