Toàn bộ nội dung liên quan đến hình thức đầu tư BT (xây dựng – chuyển giao) đã được đưa ra khỏi Luật Đầu tư theo phương thức tối tác Công ty (PPP). Hình thức đầu tư BT sẽ chính thức bị dừng hoàn toàn từ ngày 1/1/2021. Tại Hà Nội cuối tháng 5/2021 cũng đã chính thức có văn bản “chỉ danh tính” các dự án thuộc diện phải dừng trên. Với hình thức này các dự án dân sinh trên địa bàn Hà Nội như shophouse, biệt thự Tây Tựu có chịu ảnh hưởng không?
Vì sao phải dừng hình thức đầu tư này?
Bản chất của PPP là phải có sự hợp tác dài hạn giữa nhà nước và tư nhân, nhưng tại Việt Nam dự án BT sau khi nhà đầu tư làm xong, chuyển giao cho Nhà nước và được nhận lại dự án đối ứng như quỹ đất, tài sản hoặc tiền là xong, hết trách nhiệm với dự án đó. Trên thực tế dự án BT đã mang lại nhiều tác dụng như việc huy động được nguồn lực và thay đổi diện mạo của định phương, nhưng sau 20 năm triển khai hình thức này đã có nhiều bất cập, lỗ hổng, nhiều sai phạm, trục lợi chính sách dần đến thất thoát lớn tài sản, nguồn lực của nhà nước như không tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu, có yếu tố lợi ích nhóm, nhà đầu tư được lựa chọn chưa đảm bảo được năng lực, tiến độ dự án chậm, định giá đất đối ứng thiếu chính xác.
Năm 2019 Kiểm toan nhà nước đã thực hiện kiểm toan 28 dự án BT tại các địa phương đã chỉ ra nhiều sai phạm và kiến nghị xử lý 5.084,4 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách 112,4 tỷ đồng, giảm chi ngân sách 1.260,2 tỷ đồng; xử lý khác 1.316,1 tỷ đồng; thu hòi nộp ngân sách nhà nước thanh toan vượt giá trị BT 355,5 tỷ đồng, giảm giá trị hợp đồng BT 2.014,2 tỷ đồng.
Tại kết luậ thanh tra số 1422/2017/KL-TTCP, 15 dự án BT trên địa bàn Hà Nội chỉ có 01 dự án được thực hiện theo hình thức đấu thầu, còn lại 14 dự án là chỉ định thầu, thậm chí là đã ký hợp đồng thực hiện dự án đối với một số nhà đầu tư không đảm bảo năng lực theo quy định.
Nội dung cụ thể công văn của sở Kế hoạch và Đầu Tư
Theo Công văn 1966/KH&ĐT-ĐTCT ngày 20/5/2021 của sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội về việc dừng triển khai thực hiện dự án PPP hợp đồng BT.
Lý do do dừng thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021), đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT dừng triển khai dự án mới, dừng thực hiện dự án chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Theo Thông báo 192/TB-UBND ngày 27/02/2020 của UBND Thành phố Hà Nội: Đối với các dự án chưa giao nhà đầu tư (kể cả các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép lựa chọn nhà đầu tư) giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các nhà đầu tư đề xuất dự án, nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện dự án việc dừng công tác chuẩn bị đầu tư.
Năm 2021, Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội đã báo cáo Ban Thường vụ Thành Ủy về việc triển khai thực hiện các dự án PPP và chuyển đổi một số dự án sang hình thức đầu tư công trên địa bàn thành phố, theo đó Ban cán sự Đảng có ý kiến: Giao sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát, thông báo cho các nhà đầu tư dừng công tác chuẩn bị đầu tư; rà soát từng dự án cụ thể, tham mưu đề xuât UBND thành phố xem xét, chuyển đổi sang hình thức đầu tư công đối với những dự án cần thiết, cấp bách theo quy định.
Sở này đã lập bảng biểu danh sách thuộc trường hợp dừng triển khai, dừng thực hiện.
- Dự án đã phê duyệt BCNCKT, chưa ký hợp đồng (02 DA):
+ Cải tạo, nâng cấp đường 70: đoạn Hà Đông – Văn Điển theo hình thức BT – Quy mô: 7,5km do liên danh công ty Cổ phần đầu tư Văn Phú Invest – Công ty CP đầu tư Văn Phú CIC – Công ty CP đầu tư Văn Phú số 1 – công ty CP tập đoàn Phú Mỹ - Công ty TNHH An Quý Hưng.
+ Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6: Ba La – Xuân Mai, quy mô 23,1km do Liên danh Công ty Cổ phần Sông Đà – TCT PT hạ tầng đô thị - Công ty CPTM Ngôi nhà mới – Công ty CP Đại An thành lập công ty Cổ phần đầu tư Louis Group để thực hiện Dự án.
- Các dự án đã phê duyệt chủ trương đầu tư, đang hoàn thiện BCNCKT – gồm 11 dự án.
+ Đường 70 đoạn từ Nhổn đến Đại lộ Thăng Long, quy mô 4,77kmx40m.
+ Vành đai 3,5: đoạn từ cầu Thượng Cát đến quốc lộ 32, quy mô: 3,8kmx60m (từ đoạn đường này tới dự án shophouse, biệt thự Tây Tựu chỉ vào khoảng 1,5km)
+ Vành đai 3,5: Xây dựng nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, quy mô cầu vượt và đảo xoay 03 tầng.
+ Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ đường 70B thôn Tự Khoát đến đường liên thôn thuộc thôn Phương Nhị và đường nối từ đường gom phía Tây đường cao tốc Pháp Vân – Câu Giẽ và quốc lộ 1A, quy mô 2,926kmx30-35m.
+ Xây dựng 03 tuyến đường: đường Đa Tốn đi đường Hà Nội – Hải Phòng; đường từ khu đô thị Ecopark đi đường 179; đường 179 từ đường Nguyễn Huy Nhuận đến sông Bắc Hưng Hải, quy mô tuyến 1: 2,4km; tuyến số 02: 2,3km; tuyến số 3: 260m; B=30m.
+ Đường trục phát triển kinh tế Miếu Môn – Hương Sơn theo hình thức BT; quy mô 25,63kmx27m.
+ Cải tạo, nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Đông Mỹ, quy mô: tiêu úng cho 1995 ha, lưu lượng thiết kế trạm 35m3/s
+ Xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực sông Cầu Bây và Nhà máy XLNT Phúc Đồng, quận Long Biên, quy mô: 40.000 – 55.000m3/ng.đêm.
+ Hệ thống thoát nước động lực phía Tây Nam quận Hà Đông: Đoạn qua các phường Phú La, Phú Lương và Kiến Hưng, quy mô: tuyến cống cấp 2, 17 km phục vụ lưu vực 2.200 ha.
+ Trường cao đẳng nghề công nghiệp tại xã Nguyên Khuê, huyện Đông Anh, quy mô: 10ha.
- Dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư: 69 dự án.
+ Vành đai 2,5: dự án đoạn Ngụy Như Kon Tum – Nguyễn Trãi – Đầm Hồng; dự án đoạn thừ khu đô thị mới Dịch Vọng – Dương Đình Nghệ; dự án đoạn Trung Kính đến cuối Trần Duy Hưng.
+ Vành đai 3: dự án Xây dựng đoạn Bắc Thăng Long – Nội Bài đến nút giao Quốc lộ 3; dự án đoạn từ nút giao Quốc lộ 3 đến nút giao với đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.
+ Đường vành đai 3,5: dự án đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; dự án đoạn từ cầu Thượng Cát đến Quốc lộ 5.
+ Vành đai 4: dự án Đoạn từ cao tốc Hà Nội – Lào Cai (km3 + 650) đến Quốc lộ 32 (KM19 + 500); đoạn từ Quốc lộ 32 đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
+ Đường Vành đai 5: đoạn đi qua địa bàn thị xã Sơn Tây.
+ Các dự án cầu: Trần Hưng Đạo; cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; cầu Thượng Cát (từ shophouse, biệt thự Tây Tựu xuống vào khoảng 2km); cầu Biên Giang và đường nối hai đầu cầu (nối cầu Vĩnh Tuy, vành đai 2 đến tiếp giáp Ninh Hiệp, Bắc Ninh); Cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh; cầu Hồng Hà và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc đường Vành đai 4.
+ Dự án tuyến đường Tây Thăng Long, đoạn qua địa bàn huyện Phúc Thọ; dự án đoạn qua địa bàn huyện Đan Phượng (từ đoạn đường này mất 5-7 phút di chuyển xe lên dự án biệt thự, shophouse Tây Tựu)
+ Đường trục trung tâm huyện Đông Anh;
+ Dự án nút cải tạo, mở rộng QL3 đoạn qua địa bàn huyện Sóc Sơn
+ Cải tạo, nâng cấp đê tả sông Hồng kết hợp giao thông từ huyện Mê lInh đến quận Long Biên
+ Xây dựng đường Tố Hữu kéo dài từ Km7+800 đến Km27+200
+ Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến khu đô thị Dương Nội)
+ Tuyến đường trên cao nối từ đường Vành đai 2 đến Vành đai 3
+ Tuyến đường liên khu vực nối từ đường 23B – Vân Trì – Quốc lộ 3.
+ Đường liên khu vực phía Đông khu công nghiệp Nguyên Khê
+ Xây dựng tuyến đường nối từ QL3 cũ với QL3 mới – ký hiệu LK51 đi qua vị trí quy hoạch KCN tại các xã Nguyên Khê, thị trấn, Xuân Nộn, Việt Hùng, Liên Hà, Vân Hà tại huyện Đông Anh.
+ Tuyến đường liên khu vực LKC39 nối Quang Binh – Bắc Hồng – Tiên Dương, đoạn từ Võ Vưn Kiệt đến QL3;
+ Các tuyến đường giao thông liên khu vực nối từ đường 32 đến Đại lộ Thăng Long huyện Hoài Đức
+ Đường 70: đoạn từ Văn Điển đến đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ (đường nối QL1A cũ và đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ)
+ Đầu tư xây dựng đường vành đai thị trấn Quốc Oai (từ đường Bắc Nam đô thị Quốc Oai đến đường tỉnh 421B)
+ Tuyến đường liên khu vực phía Nam sông Cà Lồ (đường BTL-NB đến QL3)
+ Đường trục kinh tế Bắc Na tỉnh Hà Tây (cũ)
+ Tuyến đường Cầu Bây – Thạch Bàn
+ Xây dựng đường Chiến Thắng kéo dài đến đường Nguyễn Xiển – Xa La và đường nối từ đường Nguyễn Xiển – Xa La đến Kim Giang.
+ Tuyến đường nối đường Phan Trọng Tuệ với đường Tả Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh.
+ Xây dựng hạ tầng giao thông chủ yếu theo quy hoạch chung thị trấn Thường Tín.
+ Đầu tư 02 tuyến đường Minh Khai – Vĩnh Hưng – Sông Gạo – Lĩnh Nam và Lĩnh Nam – Đê Nguyễn Khoái, quận Hoàng Mai.
+ Tuyến đường Quốc lộ 3 đi Hồ Đồng Quan (qua tỉnh lộ 131)
+ Tuyến đường Quốc lộ 3 đi Làng Đại học;
+ Đường tỉnh 422B đi cầu Khum, huyện Hoài Đức
+ Đầu tư một số công trình giao thông chính, dịch vụ công và HTKT thị trấn Thường Tín.
+ Xây dựng tuyến đường nối từ trung tâm đường Tam Trinh đến đường Vành đai 3 đoạn bao quanh khu dân cư hiện hữu làng Sở Thượng, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.
+ Xây dựng tuyến đường có mặt cắt 40m nối từ phố Hàm Nghi đến QL70 trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
+ Tuyến đường trục từ Vĩnh Ngọc – Cổ Loa – Việt Hùng – Nguyên Khê huyện Đông Anh.
+ Xây dựng tuyến đường từ thành cổ Sơn Tây tới phía Bắc Đền Và (và một số tuyến đường khu trung tâm Hành chính mới Thị Xã).
+ Đầu tư xây dựng tuyến đường nối từ QL5 kéo dài đến đường 23B huyện Đông Anh
+ Đường Võ Thị Sáu kéo dài
+ Đường liên khu vực phía Bắc khu công nghiệp Nguyên Khê
+ Tuyến đường chính khu vưc số 2 thuộc nhóm hạ tầng khung Nhật Tân Nội Bài
+ Tuyến đường chính khu vực số 1 thuộc nhóm Hạ tầng khung Nhật Tân – Nội Bài.
+ Đường nối giữa đường từ Hoàng Quốc Việt kéo dài đi khu CN Nam Thăng Long đến đường vành đai 3,5, phường Tây Tựu.
+ Đường từ Đại lộ Thăng Long – đấu nối vào đường tỉnh lộ 419 đi Tân Xã (đường DDH08)) và đoạn đường TL 419 đi Tân Xã – đường TL420 (đường DDH11)
+ Đường từ TL419 – Chang Sơn – Tỉnh lộ 420 – đi quốc lộ 32 (đường ĐH 04)
+ Tuyến đường mặt cắt 48m khu đô thị Mê Linh tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh.
+ Xây dựng tuyến đường tại phường Yên Sở (từ đường Tam Trinh đến đường Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên), quận Hoàng Mai.
+ Nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp làm đường giao thông, cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang đô thị (từ Liên Mạc đến cống Hà Đông).
+ Nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp làm đường giao thông, cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang đô thị (từ Liên Mạc đến cống Hà Đông)
+ Nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp làm đường giao thông, cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang đô thị (đoạn từ cống Hà Đông đến vành đai 4).
+ Hệ thống thu gom nước thải về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở
+ Hệ thống thu gom và nhà máy sử lý nước thải lưu vực S3, đồng thời bổ cập thải sau xử lý cho sông Tô Lịch
+ Hệ thống thoát nước động lực phía Tây Nam quận Hà Đông
+ Chuyển nước từ sông Tích sang sông Đáy qua hệ thống kênh tiêu Săn – Thụy Đức
+ Xây dựng trạm bơm tiêu Yên Thái, huyện Hoài Đức
+ Xây dựng tuyến mương Việt Hưng – Cầu Bây, hồ điều hòa và trạm bơm Cự Khối.
+ Cải tạo sông Đáy
+ Xây dựng nhà máy xử lý nước thải Hải Bối – Sơn Du – Cổ Loa và mạng lưới đường ống thoát nước Hải Chính
+ Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích: đoạn từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì từ Cầu Trắng (Sơn Tây) đến cầu Ó huyện Phúc Thọ và đoạn từ Cầu Ó đến Ba Thá huyện Mỹ Đức.
+ Khu trung tâm chính trị - hành chính, khu liên hợp văn hóa – thể thao huyện Quốc Oai.
+ Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội (cơ sở Hà Đông)
+ Hạ ngầm đường cao thế 110kv và 220 Kv đoạn Chèm – Tây Hồ.
Trong danh sách trên có nhiều dự án là của các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản như HATECO, GLEXIMCO, EUROWINDOW HOLDING, T&T, HIM LAM, SUN GROUP, BITEXCO….
Trong công văn nêu rõ việc lý do dừng thực hiện đối với những dự án chưa khởi công làm, đồng thời một số dự án trọng điểm, cấp bách của thành phố như đường vành đai 2,5, vành đai 3, vành đai 3,5, vành đai 4, vành đai 5 hoặc các trục như Tây Thăng Long, Tố Hữu kéo dài, Quốc lộ 6… đều có khả năng chuyển đổi sang hình thức đầu tư công. Vì thế đây cũng là tín hiệu tích cực đối với tiến độ và độ minh bạch, chính xác của các dự án triển khai. Các dư án dân sinh như shophouse, biệt thự Tây Tựu sẽ được hưởng lợi từ quyết định này.
Công ty Cổ phần phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối sản phẩm biệt thự, shophouse Tây Tựu, liền kề Tây Thăng Long, sẽ gửi đến quý khách hàng những thông tin nhanh, chuẩn xác nhất. Chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 085.989.3555 hoặc 0987.429.748
Trân trọng!