Đường Vành đai 4 được xem là đường “biên giới” giữa khu đô thị trung tâm và phần còn lại của thành phố Hà Nội. Tuyến đường này đóng vai trò rất quan trọng trong quy hoạch chung Thủ đô nói chung và các khu dân cư như biệt thự, shophouse Avenu Garden nói riêng. Sự ảnh hưởng của tuyến đường này với các dự án như trên có gì đặc biệt? Chúng tôi xin gửi đến thông tin và phần phân tích để thấy rõ vấn đề này.
Đường vành đai 4
Vị trí dự án Avenue Garden - đường vành đai 4
- Tuyến đường Vành đai 4 được biết đếm thông qua Quyết định 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía nam Quốc lộ 18. Có các nội dung:
+ Tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 03 tỉnh, thành với 14 quận, huyện, thành phố trực thuộc. Cụ thể:
* Thành phố Hà Nội: 06 quận, huyện: Các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông.
* Tỉnh Hưng Yên: 04 huyện, các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm.
* Tỉnh Bắc Ninh: 03 huyện, Thuận Thành, Quế Võ và thành phố Bắc Ninh.
+ Điểm đầu của tuyến: Tại lý trình khoảng Km3 + 695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), điểm cuối: tại khoảng Km35 + 300 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
+ Tổng chiều dài đoạn phía Nam Quốc lộ 18 khoảng 98km (chỉ là phần phía nam của Quốc lộ 18).
+ Hướng tuyến chi tiết của từng đoạn như sau:
* Đoạn qua thành phố Hà Nội: Từ đầu tuyến trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn. Tuyến đi theo hướng Tây – Nam giao Quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân và tiếp tục qua khu đô thị mới thuộc huyện Mê Linh, vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà (phía Bắc cầu tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh, phía Nam cầu tại xã Hồng Hà, huyện Đa Phượng từ điểm này đến dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden khoảng 6km). Tuyến đường giao Quốc lộ 32 tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức và Đại lộ Thăng Long tại khoảng Km12+600 và giao cắt Quốc lộ 6 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông), đi theo hường Đông – Nam, giao Quốc lộ 1A và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Tuyến vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở tại vị trí cách phà Mễ Sở khoảng 01 km về phía thượng lưu. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 56,5km. Tuyến đường bao trọn nội thành tương lai của Hà Nội.
* Đoạn qua tỉnh Hưng Yên: Bắt đầu từ điểm giao Quốc lộ 5 tại khoảng Km17 + 900 theo lý trình Quốc lộ 5, vị trí cách trạm thu phí Quốc lộ 5 khoảng 150m về phía Hà Nội và giao vượt qua đường sắt Hà Nội - Hải Phòng tại khoảng giữa thôn Ngọc và ga Lạc Đạo, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm. Sau đó rẽ phải đi theo hướng Đông sang địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 20,3km. Tuyến đường mở ra cơ hội kết nối giữa hướng Bắc và Nam cho Hưng Yên, thêm một phương án rất quan trọng kết nối Hưng Yên với Hà Nội.
* Đoạn qua tỉnh Bắc Ninh: Từ vị trí giáp ranh giữa tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh, tuyến đường đi theo hướng Đông qua xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành và rẽ trái giao Quốc lộ 38 tại xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, tiếp tục theo hướng Bắc vượt sông Đuống tại vị trí cách cầu Hồ (trên quốc lộ 38 hiện tại) khoảng 01 km về phía hạ lưu và kết nối với đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long tại xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 21,2 km. Tỉnh này trong tương lai là trung tâm vùng Thủ đô, tuyến đường đi qua các địa phương của tỉnh sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh.
+ Trên tuyến có xây dựng 12 nút liên thông và xây dựng các cầu vượt trực thông, hầm chui để đảm bảo liên hệ giao thông hai bên đường được thuận lợi.
+ Về tiêu chuẩn đường: Đường Vành đai 4 có quy mô mặt cắt ngang 6 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ mở rộng. Tổng chiều rộng mặt cắt ngang 120m. Một số vị trí đặc biệt có thể thu hẹp phần dải dự trữ, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/h theo tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc TCVN 5729-97. Phần đường gom quy mô 2 làn xe tiêu chuẩn TCVN 4054 - 05 hoặc TCXDVN 104 - 2007. Đường gom sẽ được đầu tư phân kỳ tùy theo nhu cầu vận tải, sự phát triển các đô thị hai bên và sẽ được tính toán, hoạch định cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư.
+ Thông số cụ thể theo mặt cắt của đoạn đường thông thường:
* Phần xe chạy (6 làn cao tốc): 2x(3x2,75m)=22.5m; dải phân cách giữa 1x4m=4m; dải dừng xe khẩn cấp 2x3m=6m; dải an toàn trong 2x1m=2m; dải an toàn ngoài 2x0,75m=1,5m; dải dự trữ mở rộng = 2x20m=40m; đường gom 2 bên=2x12m=24m; vỉa hè 2x10m=20m.
* Tổng diện tích đất chiếm dụng để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch vào khoảng 1230 ha, trong đó diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến như sau: thành phố Hà Nội khoảng 740 ha, tỉnh Hưng Yên khoảng 230 ha, tỉnh Bắc Ninh khoảng 260 ha.
- Trong Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 về việc Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, có phần nội dung liên quan đến đường Vành đai 4, cụ thể:
+ Đường vành đai 4 là đường giao thông liên vùng, chiều dài 148km – tổng chiều dài toàn tuyến.
Trong đó đoạn phía Nam quốc lộ 18 đã được phê duyệt theo nội dung Quyết định 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011trên với chiều dài khoảng 98km, quy mô mặt cắt ngang cơ bản là 120m. Đoạn đi trùng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long từ Hiền Ninh tới Kim Lũ được điều chỉnh đi về phía Bắc sân bay Nội Bài; đoạn từ Hiền Ninh – Nỉ - Bắc Giang xây dựng đường với quy mô tương đương đường cấp II. Tính chất đường Vành đai 4 được chia phân thành nhiều loại đường khác nhau trong đó có phần đường cao tốc đối ngoại và đường cao tốc đô thị. Đoạn qua Hà Nội tính chất đường là đường cao tốc đối ngoại chiều dài 53km, bề rộng mặt cắt ngang quy hoạch 120m. Đường cao tốc đô thị ký hiệu CT1 có chiều dài 53km, mặt cắt 120m, đoạn này được chia thành nhiều đoạn nhỏ hơn như đoạn Quốc lộ 32 đến Quốc lộ 6 chiều dài 18km, đoạn từ Quốc lộ 6 đến Quốc lộ 1 chiều dài 16km, đoạn từ quốc lộ 1 đến cầu Mễ Sở dài 4km, xây dựng đoạn từ quốc lộ 32 đến quốc lộ 2 dài 15km.
Đường Vành đai 4 là tuyến đường quan trọng bậc nhất Thủ đô và đối với riêng dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden vì những lý do sau:
Thứ nhất: Là tuyến đường có lưu lượng vận tải lớn nhất
Đường Vành đai 4 với 02 tính chất là đường giao thông đối ngoại và đường cao tốc đô thị, tuyến đường đi qua 04 tỉnh thuộc vùng Thủ đô như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên lưu lượng vận tải khổng lồ từ các địa phương trên sẽ là giá trị lớn nhất mà tuyến đường này mang lại. Lưu lượng này sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến bản chất hoạt động của toàn Hà Nội nói chung và khu vực nội thành nói riêng trong đó có dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden khi các phương tiện trước đây muốn di chuyển đều phải đi qua các tuyến đường vành đai 2, vành đai 3, đường 3,5 sẽ gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc, xuống cấp hạ tầng.. Đồng thời, việc kết nối này sẽ thúc đẩy sự hợp tác, chuyên môn hóa cao độ theo quy hoạch Vùng Thủ đô đã được phê duyệt, mỗi địa phương sẽ có điều kiện để phát triển những thế mạnh riêng của mình, nhiều cơ sở sản xuất, dịch vụ mà Hà Nội không có thế mạnh hoặc chuyển sang địa phương khác sẽ có lợi thế thế hơn để có thể tích lủy được một lượng không nhỏ quỹ đất dành cho sự phát triển của nội thành Hà Nội, tăng được tiện ích công cộng, đời sống nhân dân Hà Nội sẽ được nâng cao hơn.
Thứ hai: Đường vành đai 4 là đường “biên giới” để phân biệt nội và ngoại thành.
Hà Nội định hướng phát triển theo mô hình không gian đô thị gồm một đô thị trung tâm và 05 đô thị vệ tinh. Trong đó đô thị trung tâm đóng vai trò là là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế…của cả nước, các đô thị vệ tinh dựa trên ưu thế xây dựng các chức năng cụ thể như Sơn Tây là trung tâm du lịch, văn hóa, Hòa Lạc là Công Nghệ Cao, Xuân Mai, Sóc Sơn là công nghiệp, Phú Xuyên là công nghiệp, nông nghiệp chất lượng cao. Hà Nội lấy phía đông đường Vành đai 4 là khu đô thị trung tâm hay nội thành, ngoài đường vành đai 4 là ngoại thành. Một dự án được gắn “mác” trong khu đô thị trung tâm như biệt thự, shophouse Avenue Garden sẽ có giá trị vượt trội so với bên ngoài nhờ vào hạ tầng được đầu tư, gần với các trung tâm, tiện ích lớn của Thủ đô và cả nước.
Có thể thấy, đường vành đai 4 là tuyến đường quan trọng số 1 của Thủ đô trong tương lai. Hà Nội có phát triển được không cần đặt Hà Nội trong bức tranh phát triển tổng thể của vùng, đường vành đai 4 là giải pháp khả thi nhất kết nối các địa phương trên lại với nhau. Đồng thời đường vành đai 4 cũng là gạch nối không những lưu thông tốt mà còn là giải pháp khả thi nhất giảm tải cho nội thành Hà Nội, thực hiện mục tiêu giảm tải cho Hà Nội, nâng cao chất lượng sống của người Hà Nội hơn trong đó đương nhiên là có cư dân biệt thự, shophouse Avenue Garden.
Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam đơn vị chuyên phân phối biệt thự, shophouse Tây Tựu, đất dịch vụ Tây Tựu. Hotline 085.989.3555 hoặc 0987.429.748
Trân trọng!