Mục tiêu của Hà Nội là hướng đến thành một thành phố Xanh – Văn Minh – Văn Hiến – Hiện Đại, là Thủ đô ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa của cả nước, là trung tâm tài chính, kinh tế của khu vực Châu Á Thái Bình Dương thì trong quy hoạch của mình phải thể hiện được những giá trị vượt tầm. Bằng việc mở rộng địa giới hành chính ra thêm 3,6 lần trở thành thủ đô rộng thứ 17 trên toàn thế giới, Hà Nội đã xây dựng các nội dung quy hoạch một cách toàn diện nhất, trong đó có yếu tố về giáo dục, yếu tố này được quy hoạch như thế nào? So với chuẩn chung của các nước thì như thế nào? Việc quy hoạch mới này ảnh hưởng tới người dân Thủ đô như các khu dân cư shophouse, biệt thự Tây Tựu như thế nào? Trong chuyên mục này chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng phân tích chuyên sâu.
Học viện Hành chính
Ngày 27/7/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 121/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020, đến ngày 26/6/2013 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 có nội dung liên quan đến giải pháp tăng cường cơ sở vật chất với một số nội dung chính yếu:
- Hỗ trợ các trường về đất đai: Diện tích tối thiểu đối với trường cao đẳng có quy mô khoảng 3.000 sinh viên là 6ha, 5.000 sinh viên là 10ha, 7.000 sinh viên là 15ha. Diện tích tối thiểu đối với trường đại học có quy mô khoảng 5.000 sinh viên là 10ha, có khoảng 15.000 sinh viên là 30ha và có khoảng 25.000 sinh viên là từ 40 ha trở lên.
- Đối với những trường công lập có diện tích quá nhỏ (dưới 2ha) ở trong khu vực nội thành các thành phố lớn cần có giải pháp chuyển đổi đất và các công trình xây dựng trên phần đất để di dời ra khu vực mới vùng ngoại thành có diện tích từ 10ha trở lên.
Thực tế Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1/3 số trường đại học, cao đẳng vào khoảng 96 trường và tới 40% tổng số sinh viên cả nước theo học (66 vạn sinh viên). Riêng 4 quận nội thành có 26 cơ sở. Bộ xây dựng đã đề xuất 23 cơ sở giáo dục cần cải tạo và di dời. Cụ thể:
+ 12 cơ sở giáo dục phải di dời là đại học Công đoàn, đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, đại học Luật Hà Nội, đại học Ngoại thương, đại học Răng hàm mặt, đại học Văn hóa Hà Nội, đại học Xây dựng, đại học Y Hà Nội, đại học Y tế công cộng, viện đại học Mở Hà Nội, cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, cao đẳng Y tế Hà Nội.
+ 11 cơ sở giáo dục phải cải tạo là Đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Dược Hà Nội, đại học Giao Thông vận tải, đại học Kinh tế quốc dân, đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, đại học Thủy lợi, Học viện Âm nhạc Quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Ngân Hàng, học viện Ngoại giao, cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
Theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống giáo dục có quy định:
- Các trường đào tạo đại học, cao đẳng : Phân bố, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học và cao đẳng, khu vực nội đô khống chế khoảng 30 vạn sinh viên. Xây dựng mới 3.500 – 4.500 ha các khu, cụm đại học, gồm: Gia Lâm khoảng 200 – 250 ha (5- 6 vạn sinh viên); Sóc Sơn khoảng 600 – 650 ha (8-10 vạn sinh viên); Phú Xuyên khoảng 100 – 120 ha (1,5 – 2 vạn sinh viên); Chúc Sơn khoảng 150 – 200 ha (2-3 vạn sinh viên). Thực hiện di dời xây dựng cơ sở 2 cho một số trường từ nội đô ra các đô thị vệ tinh hoặc các tỉnh trong vùng thủ đô; quỹ đất sau khi di dời sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ đô thị. Như vậy trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn Hà Nội phải thực hiện công việc cải tạo hoặc di dời, danh sách di dời như đã nói ở trên đến các cơ sở mới đóng tại các khu đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Gia Lâm, Xuân Mai….nhờ đó mà sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề khác sẽ ảnh hưởng theo ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới cư dân Thủ đô như các khu biệt thự, shophouse Tây Tựu.
Thứ nhất: Mật độ dân số giảm xuống.
Lực lượng sinh viên là một trong những thành phần vô cùng đông đảo lên đến 60-70,000 người, phần lớn các trường này lại tập trung ở nội đô tạo nên việc trong thời gian ngắn mật độ của các khu vực tăng đột biến dẫn đến việc tạo áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng cho một khu vực, dẫn đến tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông hoặc các khu nhà trọ không đảm bảo tiêu chuẩn, hệ thống chợ dân sinh cũng không đảm bảo vệ sinh môi trường, điện, nước sinh hoạt cũng khó đáp ứng được nhu cầu lớn….nên việc quy hoạch, chuyển bớt các trường đại học ra bên ngoài sẽ làm giảm mật độ dân số nội đô xuống, chất lượng tổng thể hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội sẽ tốt hơn để phục vụ nhu cầu của các khu dân cư như biệt thự, liền kề Tây Tựu được tốt hơn.
Thứ hai: Tăng quỹ đất phục vụ nhu cầu công cộng nội đô lên.
Việc các trường đại học, cao đẳng chuyển đi dẫn đến quỹ đất của các cơ sở này để lại sẽ là một trong các phương án bổ sung tại chỗ quỹ đất vàng tuyệt vời cho Hà Nội, các phương án này được quy hoạch xây dựng các khu tiện ích công cộng như công viên, bãi đỗ xe…phục vụ cho cư dân, những người được hưởng lợi nhiều nhất chính là cư dân thủ đô như khu dân cư liền kề, biệt thự Tây Tựu
Thứ ba: Có lợi cho những nơi cơ sở đào tạo này chuyển đến
Rút vùng nội đô ra thì tất phải có nơi để đến, nên có thể các cơ sở trên đến các thành phố vệ tinh như Sơn Tây, Hòa Lạc, Sóc Sơn, Gia Lâm, Phú Xuyên, Chúc Sơn, Bắc Ninh….với quy hoạch mỗi nơi từ 100-200ha trở lên, thu nhận được từ 2-3 vạn sinh viên thì các địa phương trên sẽ được bổ sung một lượng người lớn trong thời gian ngắn, các loại hình dịnh vụ phục vụ cho sinh viên sẽ tăng nhanh như ăn uống, thuê trọ….giúp phần tăng cao thu nhập cho người dân nơi đây, thúc đẩy kinh tế - xã hội cho địa phương, rút ngắn được khoảng cách phát triển giữa nội, ngoại thành.
Thứ tư: Bộ mặt đô thị được cải thiện.
Các trường chuyển đi thì được chuyển đổi thành các khu tiện ích công cộng, phục vụ dân cư, các trường không phải chuyển mà chưa đủ tiêu chuẩn thì phải cải tạo, nâng cấp để đáp ứng được điều kiện mà chủ yếu là cơ sở vật chất, còn nơi chuyển đến được xây mới nên nhìn chung bộ mặt thủ đô sẽ có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực hơn, đó là giá trị tổng thể mà các khu dân cư như biệt thự, shophouse Tây Tựu được hưởng.
- Hệ thống giáo dục phổ thông, mầm non: Khu vực nội đô, tăng diện tích xây dựng trường thông qua dự án tái đầu tư quỹ đất chuyển đổi chức năng các cơ sở cụm công nghiệp, các trụ sở cơ quan…. Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa, chuẩn hóa các trường mầm non và phổ thông. Các đô thị mới, xây dựng đồng bộ hệ thống giáo dục phổ thông theo quy chuẩn hiện hành. Trong khu dân cư shophouse, biệt thự Tây Tựu ở được quy hoạch hệ thống giáo dục rất đồng bộ, gồm đất nhà trẻ, mẫu giáo vào khoảng 16.486m2 chiếm 1,9%; đất trường tiểu học là 23.871m2 chiếm 2,76%; đất trường trung học cơ sở là 21.178m2 chiếm 2,45%; đất xây dựng trường trung học phổ thông là 32.096m2 chiếm 3,71%, đảm bảo phục vụ cho cư dân được tốt nhất.
Có thể nói quy hoạch trên của Hà Nội là một trong những bước đi quan trọng, mang tính thực chất trong việc bố trí, sắp xếp lại Thủ đô để Thủ đô không ngừng được cải thiện về hạ tầng, bố cục không gian, chiều sâu trong sinh hoạt của người dân. Cư dân các khu đô thị mới như shophouse, biệt thự Tây Tựu còn được nhận tác động kép khi vừa được hưởng lợi từ quy hoạch tổng thể trên, vừa được nhận sự đồng bộ về xây dựng của các khu dân cư mới.
Chi tiết liên hệ Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam, chuyên phân phối shophouse, biệt thự, liền kề Tây Tựu, hotline: 085.989.3555 hoặc 0987.429.748
Trân trọng!