Mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội gồm những loại đường nào?

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 23/11/2021

Giao thông đường bộ là xương sống trong quy hoạch mạng lưới giao thông của mỗi địa phương. Hà Nội đóng vai trò là Thủ đô của Việt Nam, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học của cả nước. Việc quy hoạch giao thông đường bộ phải khoa học, đồng bộ, đáp ứng yêu phát triển của Thủ đô. Vậy giao thông đường bộ của Hà Nội được quy hoạch theo hướng nào? Chúng tôi xin cung cấp thông tin, đánh giá một dự án cụ thể để thấy vai trò của mỗi loại đường thông qua dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden.

Hà Nội với đặc thù là trung tâm của vùng Thủ đô, được xây dựng hai bên bờ sông Hồng, Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính với trọng tâm phát triển về phía Tây và cụm đô thị phía Bắc sông Hồng, các đô thị vệ tinh vì vậy việc phát triển giao thông Thủ đô cần phải đứng trên quan điểm của Thủ đô đại diện cho 100 triệu dân của cả nước, là trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch….mang tầm vóc khu vực và thế giới, Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của cả nước, đặc biệt là quan hệ vùng tăng trưởng kinh tế phía bắc với trọng điểm là các tỉnh trong vùng Thủ đô và các cực kinh tế như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa…

Khi nghiên cứu quy hoạch giao thông đường bộ Hà Nội cần dựa vào mạng lưới đường hiện trạng, mạng lưới đường trong các quy hoạch liên quan để đưa ra được mạng lưới đáp ứng được yêu cầu về giao thông vận tải cũng như quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời quy hoạch giao thông cần phải dựa trên dự báo nhu cầu vận tải trên mạng lưới đường dự kiến. Hệ thống mạng lưới đường bộ Hà Nội sẽ được chia thành:

a. Hệ thống đường đối ngoại:

- Hệ thống đường đối ngoại đảm bảo cho kết nối giữa Hà Nội với các khu vực xung quanh như liên tỉnh, liên vùng thủ đô. Các tuyến đường thuộc hệ thống đối ngoại bao gồm:

+ Các tuyến đường quốc lộ hướng tâm: được xác đinh bắt đầu từ điểm giao cắt đường vành đai 4 trở ra, từ đường vành đai 4 trở vào thuộc địa phận của đường trục chính đô thị;

- Đường cao tốc hướng tâm: được xác định bắt đầu tư điểm giao cắt đường vành đai 3. Một số tuyến đường như đường Đại Lộ Thăng Long, trục cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

- Các đường vành đai giao thông liên vùng (vành đai 4, vành đai 5). Đây là hai tuyến vành đai liên tỉnh và liên vùng thủ đô như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình….

b. Hệ thống đường đô thị (đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh):

- Trục chính đô thị (chính chủ yếu): có chức năng giao thông chính của đô thị. Đường trục chính được nối liên thông với hệ thống đường đối ngoại; ví dụ như tuyến trục Tây Thăng Long đoạn đi qua biệt thự, shophouse Avenue Garden là trục chính đô thị, từ vành đai 4 đi Sơn Tây là trục chính ngoài đô thị.

- Đường trục đô thị (chính thứ yếu): có chức năng phục vụ trong nội bộ đô thị. Đường trục đô thị được nối với các đường trục chính đô thị;

- Đường liên khu vực: có chức năng liên kết nối giữa các khu vực gần nhau. Đường liên khu vực nối với đường trục đô thị.

- Các tuyến đường vành đai 2, vành đai 3: có chức năng phân bổ giao thông giữa các trục hướng tâm. Một trục là trục chính và cao tốc đô thị, trục phân nhánh giữa nội đô lịch sử và nội đô mở rộng.

c. Hệ thống đường ngoài đô thị:

- Trục nối đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh: phục vụ giao thông kiểu con lắc giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh; loại này đảm bảo lưu thông hai chiều thuận lợi, để kết nối trung tâm Hà Nội với các thành phố vệ tinh sau này.

- Đường tỉnh liên kết các huyện: các đường này cần được kết nối với dạng đường đối ngoại

- Đường liên khu vực có tính chất quan trọng: liên kết giữa các khu vực với nhau và được kết nối với hệ thống đường tỉnh.

Lấy ví dụ như dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden.

Dự án này nằm trong khu đô thị trung tâm, thuộc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, như vậy sẽ không xuất hiện yếu tố của giao thông đối ngoại và trục chính ngoài đô thị ở dự án này, đồng thời cũng không có tuyến cao tốc đô thị đi qua. Vì vậy, chỉ có các tuyến đường trục chính đô thị chủ yếu, trục chính thức yếu, trục khu vực, liên khu vực, trục nội bộ.

Các trục chính chủ yếu đi qua gần dự án gồm: Tuyến Tây Thăng Long – ký hiệu TC06, đi qua trước mặt dự án; tuyến TC05 – trục dọc ven sông Hồng; tuyến TC07 – trục Hồ Tây – Ba Vì; tuyến TC08 – trục đường quốc lộ 32….

Trục đô thị - chính thứ yếu gồm: Trục đường TD3 – trục Xuân Phương – Yên Nội, đi qua phía đông dự án.

Trục liên khu vực: như trục LK01 đi qua phía bắc dự án, trục LK03 đi qua phần phía nam dự án, LK07 cách dự án khoảng 2km….

Trục khu vực như tuyến đường 40m, trục 30m đi qua biệt thự, shophouse Avenue Garden kết nối với các khu vực khác.

Các tuyến đường nội bộ có chiều rộng từ 12m – 17m đã hình thành trong khu đô thị.

Hệ thống giao thông của dự án được phân cấp rất rõ ràng nhằm mục tiêu kết nối khu dân cư với bên ngoài được thuận lợi, đặc biệt là các khu vực khác, các tiện ích hạ tầng xã hội bên ngoài đáp ứng nhu cầu của cư dân.

Hệ thống giao thông của Hà Nội được nghiên cứu, phát triển khoa học, để hướng đến hoàn thành được các mục tiêu phát triển Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, đưa Hà Nội thành một đô thị với hơn 10 triệu dân, xanh, văn minh, văn hiến, hiện đại, trong đó có sự góp phần của cư dân biệt thự, shophouse Avenue Garden.

Công ty cổ phần phát triển SJK Việt Nam, đơn vị chuyên phân phối biệt thự, shophouse Tây Hồ, Tây Tựu, đất dịch vụ Tây Tựu. Chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 085.989.3555 hoặc 0987.429.748

Trân trọng!

 

 

 

Tags : Chính sách - quản lý, Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch, tin thị trường
popup

Số lượng:

Tổng tiền: