Một số nội dung quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030.

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 06/01/2022

Quốc hội vừa ban ngành Nghị quyết 39/2021/QH15 ngày13/11/2021 về Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất Quốc gia 5 năm 2021 – 2025.

1. Mục tiêu:

- Đảm bảo nhu cầu sử dụng đất để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025. Phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao;

- Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia; giữ ổn định 3,5 triệu ha đất trồng lúa; bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42-43%;

- Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng; hạn chế tình trạng suy thoai đất; cải tạo, phục hồi diện tích đất bị thoai hóa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

2. Định hướng, tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2050.

- Tài nguyên đất được sử dụng hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và phát triển dô thị hiện đại, xanh, văn minh, hoàn thành mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Không gian sử dụng đất được phân bổ dựa trên tiềm năng của các vùng sinh thái nông nghiệp, lợi thế hành lang kinh tế ven biển và 06 vùng kinh tế - xã hội, bảo đảm cân đối được yêu cầu an ninh lương thực, mục tiêu thiên niên kỳ về môi trường, văn hóa, quốc phòng, an ninh; bảo đảm cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên.

- Định hướng không gian sử dụng đất theo vùng lãnh thổ như sau:

+ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn nhằm bảo đảm về an ninh môi trường và bảo vệ hệ sinh thái; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước các hồ, đập để điều tiết nước sản xuất và sinh hoạt. Bảo đảm phát huy các lợi thế về tài nguyên rừng, khoang sản, các cửa khẩu, văn hóa dân tộc đặc sắc, đa dạng và tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế dọc theo các trục giao thông hướng tâm về Thủ đô Hà Nội, gắn kết với các hành lang kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế vùng biên, phát huy vai trò kinh tế cửa khẩu;

+ Vùng đồng bằng sông Hồng: xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các đầu mối liên kết giao thông quan trọng. Phát triển vùng lúa chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở khu vực phía Nam của vùng;

+ Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung: nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tăng cường liên kết vùng, tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống giao thông, đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, sinh thái mang tầm quốc tế. Phát huy hiệu quả các hành lang kinh tế Bắc – Nam và các trục hành lang kinh tế Đông – Tây gắn với các cảng biển nước sâu, cảng biển chuyên dụng và dịch vụ cảng biển; đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, các trung tâm dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá. Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ ven biển có tác dụng chắn gió, chắn cát. Nâng cao năng lực, phòng chống giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, bảo lũ, hạn hán; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa, sạt lở;

+ Vùng Tây Nguyên: nâng cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu; hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Tập trung rà soát, củng cố, bảo vệ rừng đặc dụng, vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên; tăng cường phát triển hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với bảo vệ tài nguyên nước, quy hoạch hệ thống hồ đập, tưới nhỏ giọt, bảo đảm an ninh nguồn nước; xác định lâm phận ổn định; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến. Phát triển năng lượng tái tạo, hệ thống đô thị của vùng; xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ cao tốc và nâng cấp mạng lưới giao thông nội vùng, các tuyến liên vùng với các tỉnh Đông Nam Bộ, ven biển Nam Trung Bộ, với Nam Lào và Đông Bắc Cam-Pu-Chia; phát triển các trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên;

+ Vùng Đông Nam Bộ: nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan tỏa kết thúc đẩy hợp tác và phát triển với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Thúc đẩy phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế; phát triển chuỗi công nghiệp – đô thị Mộc Bài – thành phố Hồ Chí Minh – cảng Cái Mép – Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á; tập trung phát triển cảng biển Cái Mép – Thị Vải trở thành cảng biên container trung chuyển quốc tế; xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế Long Thành. Phát triển nông nghiệp hóa, sinh thái đạt hiệu quả cao về xã hội và môi trường; bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn;

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; phát triển chuỗi giá trị về nông nghiệp đối với 03 sản phẩm chủ lực của vùng về thủy sản, trái cây và lúa gạo; vùng trọng điểm về trồng lúa tại khu vực Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên; vùng trồng cây ăn quả ven sông Tiền, sông Hậu và khu vực cù lao; vùng nuôi trồng thủy sản tại khu vực ven biển từ Tiền Giang đến Hà Tiên. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng mạng lưới đô thị vùng tạo động lực cho phát triển tăng cường liên kết với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Xây dựng, phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, kết nối nội vùng và liên vùng, bổ trợ và không xung đột với hệ thống thủy lợi, đê điều. Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Bảo đảm việc sử dụng đất linh hoạt, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xây dựng các công trình chống sạt lở, xâm nhập mặn, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Với Quyết định này nguồn lực đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả cho từng thời kỳ tạo đồng lực phát triển kinh tế - xã hội trên toàn quốc.

Thông tin tham khảo: dự án biệt thự, shophouse Avenue Garden

 

Tags : Chính sách - quản lý, Phân tích - nhận định, thông tin quy hoạch
popup

Số lượng:

Tổng tiền: