Định hướng phát triển Hà Nội trong những năm tới là tăng cường đầu tư, xây dựng hệ thống giao thông công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, trong đó đặc biệt đặt rất nhiều kỳ vọng vào các tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT). Với dân số trên gần 10 triệu dân, Hà Nội đang cố gắng đưa tỷ lệ người di chuyển bằng phương tiện công cộng lên 55% vào năm 2030. Cư dân các khu đô thị mới như shophouse, biệt thự Tây Tựu được hưởng lợi như thế nào từ việc này.
Trong Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/7/2011 về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có xác định:
Tăng cường phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của thành phố như: xe buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị; xây dựng một số tuyến đường nhiều tầng từ vanh đai 4 trở vào. Xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển. Vận tải hành khách công cộng năm 2020 đáp ứng 35% tổng lượng hành khách, năm 2030 khoảng 55%; các đô thị vệ tinh công cộng năm 2020 đáp ứng 26%; năm 2030 khoảng 43%.
Đây là chủ trương lớn của Hà Nội mở đường cho hàng loạt các quy hoạch cụ thể cho các dự án giao thông công cộng sau này.
Theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy định chi tiết (ĐSĐT) gồm:
- Đô thị trung tâm xây dựng 8 tuyến (ĐSĐT) theo các giai đoạn. Kết hợp xây dựng công trình dịch vụ, công cộng với xây dựng các ga (ĐSĐT).
- (ĐSĐT) khu vực đô thị trung tâm gồm:
+ Tuyến số 01: Gồm 02 nhánh tuyến: Ngọc Hồi - Ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên và nhánh số 02 Gia Lâm - Dương Xá (Phú Thụy). Tuyến đi trên cao, có xem xét phương án đi kết hợp giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia. Chiều dài tuyến khoảng 36 km, tổng số ga được bố trí là 23 ga và 02 đề pô tại Ngọc Hồi và Yên Viên.
+ Tuyến số 02: Nội Bài - Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại Cồ Việt - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42 km, tuyến đi trên cao Nội Bài - đường Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 32 ga và 02 đề pô tại Xuân Đỉnh và Phủ Lỗ. Tuyến này được tổ chức chạy tàu vành đai kết hợp hướng tâm.
+ Tuyến số 2A: Cát Linh - Ngã tư Sở - Hà Đông với chiều dài khoảng 14 km, tuyến đi trên cao với tổng số 12 ga và 01 đề pô tại Yên Nghĩa. Tuyến đường hiện tại đã vận hành thử nghiệm, chuẩn bị đưa vào khai thác thương mại.
+ Tuyến số 03: Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26 km, tuyến đi cao trên đoạn Trôi - Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 26 ga. Giai đoạn 1 xây dựng đoạn từ Nhổn - ga Hà Nội với 12 ga và 01 đề pô tại Nhổn. Từ đề bô dự án shophouse, biệt thự Tây Tựu chỉ vào khoảng 1.5km, rất thuận lợi cho cư dân sử dụng.
+ Tuyến số 04: Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà với chiều dài khoảng 54 km. Đoạn từ Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - vượt sông Hồng - Vĩnh Tuy - Thượng Đình được quy hoạch đi cao, từ Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt được quy hoạch đi ngầm, đoạn từ Hoàng Quốc Việt - Liên Hà quy hoạch đi cao. Tổng số ga trên tuyến 41 ga và 02 đề pô tại Liên Hà (Đan Phượng) và Đại Mạch (Đông Anh). Tuyến số 4 kết nối với các tuyến số 1, số 2A, số 3 và số 5. Đoạn đi dọc đường Vành đai 2,5 tuyến số 4 xem xét đi trùng ray với tuyến số 2 và tổ chức chạy tầu phù hợp. Giai đoạn đầu khi chưa xây dựng đường sắt đô thị, bố trí xe buýt nhanh trên từng đoạn, tuyến đường sắt đô thị 04 này đi trên đường Tây Thăng Long và chạy qua mặt tiền của biệt thự, shophouse Tây Tựu, cư dân chỉ mất 2 phút đi bộ có thể tới ga tàu.
+ Tuyến số 5: Đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc với chiều dài khoảng 39 km. Đoạn từ Nam Hồ Tây - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia đi ngầm, đoạn tiếp theo đi trên mặt đất hoặc đi cao trong phạm vi dải phân cách giữa của Đại lộ Thăng Long. Tổng số ga trên tuyến 17 ga và 02 đề pô tại Sơn Đồng (Hoài Đức) và Hòa Lạc.
+ Tuyến số 6: Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43 km. Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến đường sắt vành đai phía Tây hiện tại và quy hoạch là tuyến đi cao hoặc đi bằng với tổng số 29 ga và 02 đề pô tại Ngọc Hồi và Kim Nỗ, tuyến đường này cách khu biệt thự, shophouse Tây Tựu vào khoảng 3km.
+ Tuyến số 7: Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội với chiều dài khoảng 28 km, tuyến đi cao toàn bộ hoặc đi cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị Đông Vành đai 4, với tổng số 23 ga và 01 đề pô tại Mê Linh. Tuyến đường đi qua cách khu dân cư biệt thự, liền kề Tây Tựu vào khoảng 2km.
+ Tuyến số 8: Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với chiều dài khoảng 37 km. Đoạn từ Sơn Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi cao, đoạn tuyến đi theo Vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam - vượt sông Hồng - Dương Xá đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến 26 ga và 02 đề pô tại Sơn Đồng và Cổ Bi. Trên tuyến có thể sử dụng xe buýt nhanh từng đoạn phụ thuộc vào lưu lượng giao thông của các giai đoạn.
Từ quy hoạch (ĐSĐT) trên có thể thấy các điểm chính sau:
Thứ nhất: Đây là phương tiện giao thông chủ lực trong tương lai.
Với mục tiêu năm 2030 thị phần giao thông công cộng chiếm 55% bằng hai loại phương tiện là đường sắt đô thị và xe buýt BRT thì có thể thấy (ĐSĐT) là con át chủ bài trong việc giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Đây là xu thế tất yếu của Hà Nội khi dân số tăng cao và cũng phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển.
Thứ hai: Vơi 08 tuyến tàu điện bao trùm toàn bộ các khu vực của Hà Nội.
Dựa trên quá trình nghiên cứu về nhu cầu di chuyển của người dân Hà Nội đã thiết lập các tuyến tàu điện phù hợp để đảm bảo mọi khu vực đều có phương tiện này đi qua và những điểm trọng yếu đông dân cư có nhiều tuyến đi qua và các tuyến đường sắt kéo dài tới các khu đô thị vệ tinh.
Thứ ba: khu dự án có 04 tuyến tiệm cận đi qua.
Cư dân khu shophouse, biệt thự Tây Tựu có 04 tuyến đường tiệm cận đi qua, trong đó có 03 tuyến đi qua sát khu dân cư cho thấy mức độ thuận lợi của phương tiện này dành cho người dân sau này. Yếu tố này là một phần rất quan trọng trong tiện ích chung của khu mang lại và nó cũng chính là lợi thế cạnh tranh cho khu.
Công ty Cổ phần Phát triển SJK Việt Nam chuyên phân phối các sản phẩm biệt thự, shophouse Tây Tựu, liền kề Tây Thăng Long. Hotline: 085.989.3555 hoặc 0987.429.748
Trân trọng!