QUY HOẠCH THỊ TRẤN SINH THÁI PHÚC THỌ

Đăng bởi SJK LAND vào lúc 15/02/2023

Thị trấn sinh thái Phúc Thọ là một trong 03 thị trấn sinh thái được quy hoạch tại Hà Nội. Thị trấn vừa là đầu mối về hạ tầng đô thị của huyện vừa đảm bảo được mô hình tổ chức không gian đô thị của cả Hà Nội nói chung.

Quy hoạch huyện Phúc Thọ 

Quy hoạch không gian đô thị sinh thái Phúc Thọ 

Quy hoạch sử dụng đất thị trấn sinh thái Phúc Thọ 

Thông tin tham khảo: Biệt thự, shophouse Avenue Garden 

Thông tin quy hoạch cụ thể:

- Văn bản: Quyết định 7071/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/5000

- Vị trí: cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Tây Bắc, trên trục Quốc lộ 32.

- Tổng diện tích 1.038,6 ha gồm: một phần ranh giới hành chính thị trấn Phúc Thọ hiện hữu và một phần các xã Phúc Hòa, Trạch Mỹ Lộc, Phụng Thượng huyện Phúc Thọ, xã Đại Đồng (297,6ha)– huyện Thạch Thất, (khu vực mở rộng vào khoảng 666,5 ha) được giới hạn:

+ Phía Đông giáp ranhv ới các xã Phụng Thượng, xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ

+ Phía Tây giáp các xã Trạch Mỹ, xã Thọ Lộc huyện Phúc Thọ

+ Phía Nam giáp các xã Cẩm Yên, Phú Kim – huyện Thạch Thất

+ Phía Bắc giáp các xã Phúc Hòa, Võng Xuyên huyện Phúc Thọ.

- Quy mô dân số năm 2030: 32.820 người, trong đó huyện Phúc Thọ 25.000 người, xã Đại Đồng Thạch Thất là 7.820 người. 

+ Quy mô dân số năm 2050 là 41.000 người (huyện Phúc Thọ 29.500 người, xã Đại Đồng 11.500 người).

- Định hướng phát triển không gian: phát triển thị trấn sinh thái phúc thọ thành trung tâm hỗ trợ phát triển vùng nông thôn huyện Phúc Thọ với các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm gắn với TTCN làng nghề, dịch vụ công cộng và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác, chuyển giao công nghệ và đào tạo. Tạo liên kết chặt chẽ với khu vực phát triển nông nghiệp năng suất cao của Vĩnh Phúc ở phía Bắc.

+ Phát triển thị trấn sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên hiện có. Phát triển thị trấn sinh thái gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đị phương, hài hòa với không gian cảnh quan tự nhiên hiện có. Phát triển thị trấn dựa trên Quốc lộ 32 và trục cảnh quan Bắc Nam dự kiến.

+ Xây dựng trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Phúc Thọ tại khu vực thị trấn hiện hữu. Phát triển mở rộng thị trấn Phúc Thọ về phía Đông cùng hệ thống trung tâm thương mại, dịch vụ, giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội nhằm hình thành đô thị ở cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ Đô Hà Nội theo hướng đô thị sinh thái và phát triển bền vững.

+ Khai thác tối đa hệ thống cảnh quan, cây xanh, mặt nước hiện hữu nhằm đa dạng hóa cảnh quan đô thị, tạo không gian đặc trung cho đô thị gắn kết với cảnh quan tự nhiên.

- Phân bổ quỹ đất: Thị trấn sinh thái Phúc Thọ được chia thành 03 khu (Khu 1, 2, 3) tương ứng với 03 ô quy hoạch.

+ Khu 1: gồm 1 phần diện tích TT Phúc Thọ hiện hữu và một phần xã Trạch Mỹ Lộc. Tổng diện tích tự nhiên 300,13 ha, đất dân dụng 104,57 ha, dân số 11.000 người.

+ Khu 2: Gồm 1 phần diện tích các xã Phúc Hòa, Phụng Thượng, Đại Đồng, tổng diện tích tự nhiên 259,82ha, trong đó đất dân dụng 144,84 ha, dân số 12.770 người.

+ Khu 3: Gồm 1 phần diện tích xã Phụng Thượng, Đại Đồng, tổng diện tích tự nhiên 385,55 ha, đất dân dụng là 168,36 ha, dân số 17.230 người.

- Quy hoạch sử dụng đất:

+ Công trình công cộng:

Công trình công cộng thành phố: Công cộng hành chính huyện, bệnh viên đa khoa huyện, trung tâm văn hóa và thể thao cấp huyện, trụ sở, cơ quan ngoài quản lý đô thị….

Công cộng cấp đô thị (thị trấn sinh thái): công trình hành chính thị trấn, thương mại dịch vụ và trường THPT, cây xanh và sân TDTT.

Cụm các công trình hành chính, chợ, trung tâm, thương mại, trạm y tế đơn vị ở gắn với vườn hoa, cây xanh TDTT đơn vị ở.

+ Cây xanh thể dục thể thao:

Công viên cây xanh thể dục thể thao cấp thành phố nằm tại trung tâm thị trấn hiện hữu

Công viên vườn hoa kết hợp các sân bãi, công trình TDTT phục vụ khu ở được bố trí tại hạt nhân khu ở.

Các vườn hoa, sân bãi TDTT cấp đơn vị ở được bố trí tại trung tâm đơn vị ở

Hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa được kết nối với nhau bằng hệ thống cây xanh đường phố và các trục không gian cây xanh gắn với các hoạt động đi bộ và mặt nước.

+ Đất trường học:

Trường THPT được bố trí tại trung tâm khu ở. Xây dựng mới kết hợp cải tạo, chỉnh trang nâng cấp các trường THPT hiện có.

Trường Tiểu học, THCS được bố trí tại trung tâm đơ vị ở. Xây dựng mới kết hợp cải tạo, chỉnh trang nâng cấp các trường tiểu học, trung học cơ sở hiện có.

Trường mầm non được bố trí tại trung tâm nhóm ở.  Xây dựng mới kết hợp cải tạo, chỉnh trang nâng cấp các trường mầm non hiện có.

+ Đất Công nghiệp:

Phát triển cụm công nghiệp tại thị trấn hiện hữu, ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường.

+ Đất đơn vị ở:

Các đơn vị ở, nhóm nhà ở độc lập được phân bố đều trên toàn khu vực nghiên cứu.

Nhà ở bao gồm nhà ở láng xóm hiện có, đất nhà ở đô thị hiện có và xây mới.

+ Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo:

Đất cơ quan, trường đào tạo chủ yếu được xác định trên cơ sở cơ quan, trường đào tạo hiện có.

+ Đất hỗn hợp:

Dự kiến xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại cấp vùng, trung tâm y tế khu vực, trung tâm văn hóa, hội chợ triển lãm, …phục vụ nhu cầu của nhân dân tại khu vực được bố trí tại phía Tây nút giao QL32 và đường trục phát triển kinh tế - xã hội Bắc Nam.

+ Đất di tích, tôn giáo – tín ngưỡng:

Bảo tồn, tôn tạo các công trình, cụm công trình di tích lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng đảm bảo các hành lang bảo vệ theo luật di sản văn hóa.

+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật:

Bao gồm trạm xử lý nước thải, trạm trung chuyển trung tâm tiếp vận, trạm điện, nhà tang lễ…

+ Đất giao thông:

Đất giao thông cấp đô thị, gồm đường cao tốc đô thị, đường trục chính đô thị, đường chính đô thị, đường liên khu vực; quảng trường, bến bãi đỗ xe và công trình đầu mối giao thông

Đất giao thông cấp khu vực, gồm đường chính khu vực, đường khu vực điểm đỗ - dừng xe và bãi đỗ xe khu vực ở, các công trình công cộng cấp khu vực và đầu mối giao thông chính khu vực.

Đất giao thông cấp nội bộ, chủ yếu phục vụ các đơn vị ở và khu chức năng, điểm đỗ - dừng xe và bãi đỗ xe.

- Định hướng tổ chức không gian và thiết kế đô thị:

+ Thị trấn Phúc Thọ được phát triển theo mô hình xương cá với trục QL32 là trục xương sống của đô thị, các lớp không gian phát triển theo các nhánh giao thông vuông góc với QL32.

+ Khu vực trung tâm được bố trí bám dọc tuyến QL32 với khu trung tâm hành chính, văn hóa, các trung tâm chuyên ngành khác được phát triển, mở rộng, cải tạo trên cơ sở khu TT huyện hiện hữu; khu trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo được phát triển mới tại các khu vực giao tuyến QL32 và đường trục phát triển kinh tế xã hội Bắc Nam là khu vực có quỹ đất lớn và là tụ điểm của các luồng không gian. Các khu ở mới được phát triên theo nguyên tắc lan tỏa, dựa vào các khu vực hiện hữu.

+ Khu vực không gian đô thị phía Tây được phát triển dựa trên khu trung tâm thị trấn hiện hữu với các công trình trung tâm hành chính, cơ quan, trung tâm văn hóa thể dục thể thao…phục vụ nhu cầu của cả vùng huyện; kết hợp cải tạo, chỉnh trang khu vực dân cư hiện có thuộc thị trấn Phúc Thọ và xã Trạch Mỹ Lộc. Khu vực đô thị phía Đông được phát triển khu đô thị sinh thái đồng bộ kết hợp cải tạo các khu làng xóm hiện hữu thuộc xã xã Phụng Thượng, Phúc Hòa và Đại Đồng.

+ Hình thành khu đô thị sinh thái trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị cảnh quan hiện có, hệ thống các sông hồ được bảo vệ, mở rộng đáp ứng yêu cầu tiêu thoát lũ vào mùa mưa và hình thành hệ thống cấu trúc không gian xanh, công viên phục vụ yêu cầu sống, làm việc và nghỉ ngơi. Mạng lưới không gian xanh được tổ chức liên hoàn, kết nối với hệ thống không gian chung của thành phố Hà Nội, đặc biệt là các khu vực chức năng lân cận như thị xã Sơn Tây, đô thị Hòa Lạc, vùng núi Ba Vì và khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Mô.

+ Tâng cao công trình trong khu đô thị biến thiên theo các khu chức năng đặc thù chủ yếu từ 3-12 tầng, tại các khu vực trung tâm phát triển các công trình cao tầng làm điểm nhấn không gian và định hướng kiến trúc cho toàn khu đô thị, kết hợp với các công trình điểm nhấn này là hệ thống các quảng trường lớn, tạo điểm nhìn và không gian sinh hoạt cộng đồng, các quảng trường này cũng được kết nối với nhau bởi các tuyến cây xanh, mặt nước cảnh quan và đường cảnh quan.

- Quy hoạch về giao thông:

+ Quốc lộ 32: đường chính đô thị, mặt cắt rộng 50m (6 làn xe chính, 02 làn gom), dải phân cách giữa của tuyến đường có bố trí đường sắt ngoại ô số 3 kéo dài.

+ Đường trục phát triển kinh tế - xã hội Bắc Nam: có hướng chính Bắc – Nam, đường chính đô thị, mặt cắt ngang 60m.

+ Đường tỉnh 418, 419 là đường chính khu vực, mặt cắt ngang 22m.

+ Đường chính khu vực: xây dựng mới các tuyến dọc theo ranh giới phía Bắc, phía Tây Nam và trong khu vực phát triển đô thị ở phía Đông của thị trấn, mặt cắt 17,5 – 24m; đường khu vực là mạng lưới đường xương cá, có mặt cắt điển hình rộng 13-17,5m.

+ Xây dựng mới 01 bến xe tại khu vực phía Tây Bắc nút giao giữa QL32 với đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam, quy mô 3ha. Các bãi đỗ xe tập trung đảm bảo bán kính phục vụ trong phạm vị 400-500m, dự kiến có khoảng 12,3 ha, bố trí 13 bãi đỗ xe tập trung.

- Khu vực có hướng thoát nước mưa chính ra sông Ngòi Chò, nhánh sông Đáy thông qua hệ thống bơm thôn Nam và trạm bơm Hiệp Thuận, được chia thành 6 lưu vực thoát nước chính.

- Nguồn cấp nước được cấp từ nhà máy nước mặt sông Đà, sông Hồng thông qua hệ thống cấp nước tập trung của thành phố từ tuyến D600. Xây dựng trạm bơm tăng áp với công suất 2030 là 10.000 m3/ngđ; đến năm 2050 là 13.000 m3/ngđ.

- Nguồn cấp điện từ trạm 110/22KV Phúc Thọ, công suất 2x25MVA nối cấp trạm 220/110KV với công suất 2x250MVA

- Xây mới tuyến 220kV mạch kép Sơn Tây – Quốc Oai – Phúc Thọ - Đan Phượng. Xây mới tuyến 110kV mạch đơn Sơn Tây – Phúc Thọ, Phúc Thọ - Thạch Thất.

- Thoát nước thải: đối với khu vực thị trấn xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng đưa về trạm xử lý nước thải tập trung xây dựng ở phía Nam thị trấn với khối lượng 9.500 m3/ngđ; cống thoát nước thải có tiết diện D300mm-D500mm.

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn được tổ chức thu gom, phân loại tại nguồn và đổ đúng quy định. Xây dựng trạm trung chuyển rác thải tại khu vực Tây Nam khu công nghiệp Kim Bài.

Thông tin: Căn shophouse Avenue Garden LK1-23

 

Tags : BIỆT THỰ AVENUE GARDEN, BIỆT THỰ AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN, SHOPHOUSE AVENUE GARDEN TÂY THĂNG LONG
popup

Số lượng:

Tổng tiền: